Bị ho có nên ăn rau cần không?

Ho là căn bệnh nhiều người mắc phải, mặc dù không quá nguy hiểm song bạn cần phải chú ý chữa trị kịp thời tránh ảnh hưởng tới sức khỏe. Nhiều người thắc mắc rằng, bị ho có nên ăn rau cần không? Mời bạn cùng HoiBenh tìm hiểu về tác dụng chữa ho của rau cần dưới bài viết sau đây.

Bị ho có nên ăn rau cần không? Bị ho có nên ăn rau cần không?

Ho là căn bệnh nhiều người mắc phải, mặc dù không quá nguy hiểm song bạn cần phải chú ý chữa trị kịp thời tránh ảnh hưởng tới sức khỏe. Nhiều người thắc mắc rằng, bị ho có nên ăn rau cần không? Mời bạn cùng HoiBenh tìm hiểu về tác dụng chữa ho của rau cần qua bài viết sau đây.

1. Tác dụng của rau cần chữa ho

Theo đông y, rau cần có tác dụng bình can, thanh nhiệt, trừ phong lợi thấp, nhuận phế, ngưng ho, sáng mắt, giảm áp suất máu. Vì vậy, rau cần hoàn toàn có thể ăn khi người bệnh đang bị ho.

Trong 100 gram rau cần có 26g chất đạm, 160mg canxi, 61 mg phốt pho. Rau cần thường sử dụng trong các món ăn chay, ăn mặn, luộc chín... giàu mùi thơm, chữa ho rất tốt.

vicare.vn-bi-ho-co-nen-an-rau-can-khong-1

Đối với người ho lâu ngày, sử dụng 500g rau cần cả rễ, vò nát ép lấy nước, bỏ thêm chút muối, nấu chín rồi uống vào mỗi buổi sáng, tối hàng ngày. Áp dụng thường xuyên, ho sẽ thuyên giảm rõ rệt.

2. Ho nên ăn gì?

Người bị ho thường có cảm giác khô, đau rát cổ họng. Vì thế, ngoài uống thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ, người bệnh cần biết nên ăn gì, không ăn gì khi bị ho.

Theo đó, một số món ăn được khuyến cáo sử dụng như: các món súp (súp gà), cháo thịt lợn, cháo tía tô, nước luộc rau củ...

Thực phẩm giàu vitamin A, C

vicare.vn-bi-ho-co-nen-an-rau-can-khong-2

Trong các loại rau củ quả có màu xanh, đỏ đậm, thịt lợn, cam, chanh; thực phẩm giàu kẽm như: ngao, sò, củ cải trắng... đều chứa hàm lượng lớn vitamin A và C. Các thực phẩm này giúp hỗ trợ giảm ho, làm dịu các cơn đau rát cổ họng, và tăng cường sức đề kháng và bồi bổ sức khỏe giúp cơ thể chống đỡ với bệnh tật.

Ăn nhiều tỏi, hành tây, tía tô

Tỏi, hành tây, tía tô là những thực phẩm có công dụng kháng viêm, tiêu diệt virus. Đặc biệt, là những kháng sinh tự nhiên rất hiệu quả để trị ho, viêm họng. Các bạn có thể bổ sung loại thực phẩm này vào khẩu phần ăn hàng ngày để tăng cường hiệu quả điều trị bệnh.

Các bài thuốc dân gian chữa ho

Để chữa ho hiệu quả, nhiều người bệnh tìm đến các bài thuốc dân gian, nguyên liệu dễ tìm và an toàn, trong đó có rau diếp cá, lá hẹ hấp đường phèn, mật ong hấp quất, lá húng chanh...

3. Bị ho không nên ăn gì?

Thức ăn đồ uống lạnh, đồ uống có ga, cồn

vicare.vn-bi-ho-co-nen-an-rau-can-khong-3

Thực phẩm đông lạnh là nguyên nhân đầu tiên gây ra ho hay viêm họng. Theo Đông y, khi cơ thể bị nhiễm lạnh sẽ gây tổn thương cho phổi, mà ho chủ yếu là ở phổi gây ra.

Vì thế, để đẩy nhanh quá trình khỏi bệnh, bạn nên hạn chế tối đa việc sử dụng những đồ lưu trữ trong tủ lạnh lạnh này. Nếu muốn dùng, bạn nên bỏ thực ăn, thực phẩm đó ra khỏi tủ lạnh khoảng 15 – 30 phút (tùy từng loại) rồi chế biến nóng.

Đối với trẻ em bị ho do dị ứng càng tuyệt đối không uống đồ uống có ga vì nó có thể gây ra những cơn ho kéo dài. Ngoài ra, khi bị ho, người bệnh cũng không nên ăn đồ cay nóng, vì bạn có thể sẽ gặp nguy hiểm nếu như bị sặc khi đang ăn cay mà bị ho bất ngờ.

Thực phẩm chiên, xào, nướng

Người bệnh bị ho, hệ tiêu hóa của cơ thể họ bị suy yếu. Thế nên, thức ăn chiên, xào hay nướng trong trường hợp này có thể tăng thêm gánh nặng cho dạ dày, làm cho quá trình tiêu hóa bị kém đi. Từ đó dẫn đến tình trạng đờm tiết ra nhiều hơn, bệnh ho vì thế cũng lâu khỏi hơn.

Quýt, dừa, mía

Nhiều người cho rằng, quýt chữa ho tốt nhưng chưa hoàn toàn đúng. Bởi vỏ quýt chữa ho tốt nhưng múi quýt không chữa ho mà còn làm tăng thêm tình trạng ho cho người bệnh. Theo các nghiên cứu, trong thịt quýt có chứa chất cellulite, loại chất khiến cơ thể sinh nhiệt và sản sinh ra nhiều dịch đờm hơn khi bị hấp thụ.

Nước dừa và nước mía thường được dùng để giải nhiệt cho cơ thể, nhưng khi người bệnh đang bị ho hay suyễn thì tuyệt đối không được sử dụng tất cả những đồ có liên quan đến dừa hay mía. Bởi vì dừa và mía đều có tính hàn, ăn nhiều sẽ gây trở ngại cho các cơ quan nội tạng trong cơ thể.

Hải sản (cá, tôm, cua)

vicare.vn-bi-ho-co-nen-an-rau-can-khong-4

Các loại hải sản như cá, tôm, cua... là những thực phẩm có mùi tanh dễ khiến cổ họng bị kích thích và gây ho nhiều hơn đối với người bị ho. Bên cạnh đó, cũng có nhiều người bị dị ứng với chất protein có trong các loại hải sản trên khiến dị ứng thức ăn dẫn đến gây ra ho.

Đậu phộng, socola, hạt dưa, ngô

Đây là những thực phẩm có chứa lượng dầu lớn gây kích ứng cổ họng và tăng tiết đờm khiến người bệnh bị ho.

Đồ ăn quá mặn hoặc quá ngọt

Theo Đông y, việc bạn tiêu thụ nhiều các loại đồ ăn quá ngọt hoặc quá mặn sẽ khiến cơ thể bị nóng trong và làm bệnh ho nặng thêm. Trong đó, các thực phẩm như cá muối, thịt xông khói hay các loại thực phẩm có hàm lượng muối cao khác khiên bạn ho nặng hơn. Chính vì vậy, người bệnh đang ho nên tránh ăn những món ăn quá mặn hoặc quá ngọt.

Rượu, bia, thuốc lá và một số chất kích thích khác

Rượu, bia, thuốc lá... là nguyên nhân dẫn tới việc chữa viêm họng, ho không mang lại hiệu quả. Vì thế, người bệnh phải bỏ thuốc lá, rượu, bia khi đang bị ho.