Bị dị ứng thời tiết phải làm sao?
Bệnh dị ứng thời tiết hay gặp phải ở những người có cơ địa nhạy cảm với những tác nhân từ bên ngoài. Dị ứng thời tiết khiến cho da thường xuyên bị ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ mỗi khi khí trời thay đổi. Vậy phải làm sao để cải thiện được tình trạng bệnh?
Bị dị ứng thời tiết phải làm sao?
Dị ứng thời tiết khiến cho da thường xuyên bị ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ mỗi khi khí trời thay đổi. Vậy phải làm sao để cải thiện được tình trạng bệnh?
Bệnh dị ứng thời tiết hay gặp phải ở những người có cơ địa nhạy cảm với những tác nhân từ bên ngoài. Nhiều người thắc mắc không biết bệnh này có chữa được không? Khi mắc phải thì cần làm những gì?
Bệnh có liên quan lớn đến cấu tạo cơ địa nên rất khó tìm được cách trị khỏi bệnh hoàn toàn. Tuy vậy, khi gặp phải tình huống dị ứng thời tiết vẫn có cách đối phó và giảm nhẹ được triệu chứng bệnh.
Bị dị ứng thời tiết vì sao?
Những người bị dị ứng thời tiết thường phát bệnh vào mùa đông hoặc khi nhiệt độ giảm đột ngột nhưng cũng có nhiều người người gặp rắc rối trong những ngày hè oi bức:
Dị ứng khi thời tiết lạnh
Khi nhiệt độ thời tiết giảm xuống, những người có làn da mẫn cảm dễ có cơ chế tiết chất kích thích gây dị ứng để phản ứng lại sự thay đổi này. Thêm vào đó, những cơn gió không mang theo lượng a ảm trong không khí cũng là nguyên nhân khiến bề mặt da dễ bị khô ráp hơn, da bị đóng vảy, bong tróc và nấm mốc, vi khuẩn lại càng dễ bám vào gây viêm da, dị ứng.
Dị ứng khi trời nóng
Ở thời điểm nóng bức cơ thể dễ có hiện tượng “bốc hỏa”, sinh nhiệt bên trong cơ thể gây nổi nhọt, mẩn ngứa trên da. Nhiệt độ quá cao cũng khiến cơ chế hoạt động thải bã nhờn và tiết mồ hôi hoạt động nhiều hơn, khiến làn da luôn ẩm ướt, rất thích hợp để vi khuẩn trú ngụ, gây bệnh dị ứng da, nổi mẩn đỏ ngứa bã nhờn, tế bào da chết chính là nguồn thức ăn béo bở cho chúng.
Khi bị dị ứng thời tiết phải làm sao?
Vì chưa tìm được cách chữa trị tận gốc, nạn nhân nên tìm cách sống hòa bình với bệnh, tốt nhất nên có biện pháp phòng tránh. Nhưng nếu lỡ bị dị ứng rồi thì các bạn có thể thực hiện những điều sau để triệu chứng dị ứng thời tiết giảm nhẹ và biến mất nhanh hơn.
- Thay đổi chế độ ăn hợp lý, đặc biệt cần tránh những thực phẩm kích thích dị ứng như hợp chất lên men, cồn từ rượu bia, chất gây nghiện từ cà phê, thuốc lá. Cả hải sản, đồ ngọt, trứng, sữa đặc cũng nên hạn chế.
- Đảm bảo môi trường sống thật sạch sẽ và thoáng mát. Bởi khi bạn bị dị ứng thời tiết, làn da của bạn sẽ nhạy cảm hơn nhiều với những bụi bặm, vi khuẩn. Những chỗ bị viêm trên da lại rất dễ bị kích thích bởi khói bụi dù là ở trong nhà.
- Sử dụng nước ấm để tắm, tắm nhanh và chọn mặc những bộ quần áo thật thoải mái, mềm mại để tránh ma sát, tiếp xúc với da.
- Nếu muốn làm ẩm da, cải thiện chứng khô rát, chảy máu da thì cần dùng loại kem chuyên dụng. Tốt nhất nên chỉ định của bác sĩ chuyên khoa da liễu.
- Bên cạnh việc tuân thủ những quy tắc ở trên bạn cũng có thể cải thiện tình hình bằng cách kết hợp những thực phẩm sau:
- Uống nước rau luộc: bạn có thể luộc nhiều loại ra để uống trong ngày. Tốt hơn cả là uống nước luộc từ củ cà rốt kết hợp với củ cải trắng.
- Uống trà nóng: uống 2 ly trà nóng mỗi ngày. Hoạt chất hóa học trong trà xanh có thể giúp bạn điều trị bớt bệnh dị ứng thời tiết.
- Thực phẩm nhiều C: dễ tìm nhất là chanh, cam. Mỗi ngày vắt nước pha thêm nước ấm để uống bạn sẽ thấy những cơn ngứa do dị ứng thời tiết nhẹ hơn rất nhiều và hiện tượng viêm da cũng nhanh khỏi hơn.
- Hoặc bạn cũng có thể tìm mua các vị thuốc như kim ngân hoa, ké đầu ngựa, lá khế tươi,...về điều trị nhưng cần phải biết liều lượng và cách dùng như thế nào để làm dịu da khi dị ứng thời tiết.
Xem thêm:
- Viêm xoang do dị ứng thời tiết điều trị như thế nào?
- Cách xử lý và đề phòng dị ứng thời tiết