Bị đau răng khôn khi mang thai

Đau răng khôn đem đến nhiều phiền toái, nhất là bị đau răng khôn khi mang thai. Hàm răng trở nên đau nhức dữ dội khiến mẹ bầu khó ăn uống có thể gây thiếu hụt dinh dưỡng cho cả cơ thể mẹ và bé. Vậy làm sao để tránh các tác động tiêu cực từ đau răng khôn? Các mẹ hãy cùng tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!

Bị đau răng khôn khi mang thai Bị đau răng khôn khi mang thai

Đau răng khôn đem đến nhiều phiền toái, nhất là bị đau răng khôn khi mang thai. Hàm răng trở nên đau nhức dữ dội khiến mẹ bầu khó ăn uống có thể gây thiếu hụt dinh dưỡng cho cả cơ thể mẹ và bé. Vậy làm sao để tránh các tác động tiêu cực từ đau răng khôn? Các mẹ hãy cùng tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!

Vì sao thường gặp vấn đề với Răng khôn?

Răng khôn (răng số 8) là răng thường mọc ở độ tuổi 18-25, đây cũng là độ tuổi có phần đông phụ nữ kết hôn và chuẩn bị chào đón đứa con đầu đời. Do đó, trường hợp bị đau do mọc răng khôn khi đang mang thai là khá phổ biến.

Răng khôn là chiếc răng mọc cuối của khung hàm nên thường xuyên xảy ra trường hợp răng mọc lệnh, không đủ chỗ để mọc, mọc ngầm đâm vào chân răng bên cạnh,... từ đó gây đau đớn và có thể biến chứng nguy hiểm.

vicare.vn-bi-dau-rang-khon-khi-mang-thai-body-1

Các vấn đề gây ra bởi răng khôn

Để hiểu tầm quan trọng của việc gặp nha sĩ khi bị đau răng khôn trong thời gian mang thai, bạn cần biết đau răng khôn có thể gây nhiều biến chứng sau đây:

  • Sâu răng và các bệnh về nướu: Răng khôn mọc lệch gây nhiễm khuẩn sẽ tạo môi trường thuận lợi cho sâu răng phát triển. Khi răng đã bị sâu nặng, phá hủy cấu trúc răng quai hàm, hậu quả là làm hỏng răng quai hàm và lan rộng ra các răng khác.
  • Nhiễm khuẩn: Sưng đau, nhiễm trùng tại chỗ là những tai biến thường gặp khi đau răng khôn, đặc biệt là đau răng khôn khi mang thai. Các mẩu vụn thức ăn có thể mắc lại và bị phân hủy ở đó, dễ gây viêm nhiễm vùng mọc răng khôn. Nếu không đủ chỗ để mọc ra, răng khôn còn có thể sẽ gây áp lực lên răng hàm của bạn. Đôi khi răng khôn mọc một phần, nhưng vẫn được bao phủ bởi da, khiến răng không mọc ra hết được, gây đau nhức. Nếu răng khôn của bạn bị nhiễm trùng, chúng có thể xâm nhập vào máu và ảnh hưởng đến sức khỏe của em bé.
  • U nang: Răng khôn mọc không hết, hay mọc lệch có thể gây ra u nang xương hàm. Để lâu, nang này sẽ phá hủy răng, hệ thống xương hàm.

Do đó, nếu bị đau răng khôn khi mang thai, tốt nhất bạn hãy đến gặp bác sỹ nha khoa để được điều trị, tránh biến chứng

Biện pháp giảm đau răng khôn tại nhà

Trước khi gặp nha sĩ, bạn có thể sử dụng một số biện pháp giảm đau tự nhiên tại nhà, bao gồm:

Súc miệng nước muối

Đây là cách đơn giản giúp giảm cơn đau răng khôn khi mang thai, đồng thời kháng khuẩn hiệu quả. Với cách này, bạn có thể thực hiện 2 lần mỗi ngày vào sáng và tối sau khi đánh răng hoặc sau khi ăn xong. Nên ngậm dung dịch nước muối khoảng 3-5 phút sẽ cho hiệu quả cao hơn.

Chườm đá lạnh

Đây là phương pháp gây tê giúp giảm đau nhanh và rất an toàn. Bạn có thể bỏ vài cục đá vào khăn sạch, chườm lên má vùng răng bị đau, cơn đau sẽ dịu bớt.

Sử dụng tinh dầu đinh hương

Nếu trong nhà có sẵn tinh dầu đinh hương, đây cũng là một lựa chọn giảm đau tự nhiên rất tốt.

vicare.vn-bi-dau-rang-khon-khi-mang-thai-body-2

Xử lý đau răng khôn khi mang thai

Nha sĩ sẽ đánh giá răng khôn của bạn và đưa ra quyết định về việc cần thiết điều trị ngay hay có thể đợi đến sau khi sinh. Nói chung, bất kỳ tình huống nào gây đau đớn quá mức hoặc có nguy cơ nhiễm trùng đều cần được xử lý ngay lập tức.

Các yêu cầu điều trị có thể gặp và những nguy cơ đi kèm gồm:

  • X-quang đôi khi cần thiết để xác định các vấn đề với răng khôn, nhưng tốt nhất là tránh nhận bất kỳ tia X trong khi mang thai. Nha sĩ của bạn sẽ xác định xem có cần chụp không, và sẽ sử dụng tấm chắn tuyến giáp và các thiết bị bảo vệ khác để giữ an toàn cho bạn nếu cần chụp X-quang.
  • Nếu cần nhổ răng khôn, có lẽ bạn sẽ cần sử dụng thuốc gây mê. Tuy nhiên, nha sĩ sẽ giữ liều lượng ở mức tối thiểu, vừa đủ để bạn thoải mái trong quá trình nhổ răng mà vẫn bảo vệ sức khỏe của em bé.
  • Bạn không nên dùng bất kỳ loại thuốc giảm đau nào mà không trao đổi với nha sĩ trước. Một số loại thuốc giảm đau thường được kê đơn có thể gây hại cho thai nhi đang phát triển. Các ví dụ bao gồm Percoset và oxycodone, có liên quan đến dị tật bẩm sinh nghiêm trọng. Nha sĩ của bạn sẽ có thể khuyên dùng thuốc giảm đau an toàn khi bạn đang mang thai, chẳng hạn như acetaminophen. Thông thường nha sĩ có thể kê đơn kháng sinh để ngăn ngừa hoặc điều trị nhiễm trùng trong thai kỳ.

Nhổ răng khôn khi mang thai

Đa phần các trường hợp răng khôn không mọc lộ ra hết, và vẫn còn ít nhất là một phần bên dưới nướu. Trong những trường hợp này, việc nhổ răng khôn đặc biệt quan trọng, nhưng phức tạp hơn, vì nha sĩ sẽ cần tiến hành phẫu thuật răng miệng - đòi hỏi phải gây tê cục bộ.

Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ khuyến khích phụ nữ mang thai cực kỳ chú ý sức khỏe răng và tiến hành bất kỳ chăm sóc nha khoa an toàn cần thiết nào. Trong nhiều trường hợp, loại bỏ răng khôn được khuyến khích để giảm hoặc loại bỏ nguy cơ nhiễm trùng. Nhiễm trùng có thể làm tăng nguy cơ chuyển dạ sớm và các biến chứng thai kỳ khác.

Thời gian an toàn nhất để nhổ răng khôn là khi bạn mang thai từ bốn đến sáu tháng. Trong ba tháng đầu tiên, em bé đang phát triển các cơ quan chính, và phẫu thuật trong thời gian này có thể ảnh hưởng đến quá trình đó. Còn trong ba tháng cuối thai kỳ, nhiều bà mẹ cảm thấy khó khăn khi ngồi thoải mái trên ghế đủ lâu để làm thủ thuật.

Nếu bạn cần trì hoãn thời gian nhổ răng khôn, bác sĩ phẫu thuật răng miệng của bạn có thể đề nghị kiểm soát cơn đau dai dẳng bằng acetaminophen và kê toa thuốc kháng sinh nếu bạn bị nhiễm trùng. Các biện pháp này hầu hết đều có hiệu quả với phụ nữ mang thai.

Thuốc gây mê khác, bao gồm thuốc an thần uống và tiêm tĩnh mạch hoặc gây mê toàn thân, không được khuyến cáo cho phụ nữ mang thai.

vicare.vn-bi-dau-rang-khon-khi-mang-thai-body-3

Giữ vệ sinh răng miệng khi mọc răng khôn khi mang thai

Bạn có thể làm giảm nguy cơ đau răng khôn khi mang thai hoặc tổn hại đến nướu của bạn bao gồm:

  • Giữ vệ sinh răng miệng: Bạn nên đánh răng 2 lần/ngày, dùng chỉ nha khoa và các loại nước súc miệng để giảm vi khuẩn có hại trong miệng
  • Uống nhiều nước: Uống nhiều nước sẽ giúp rửa trôi thức ăn thừa cũng như các loại vi khuẩn ra khỏi răng và nướu.
  • Hạn chế thức ăn nhiều đường: Thức ăn nhiều đường có thể mắc lại trong nướu tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.

Đau răng khôn khi mang thai có thể đem lại nhiều tác động tiêu cực đối với sức khỏe của mẹ và em bé. Bạn có thể áp dụng những phương pháp trên để giúp giảm cơn đau cũng như ngăn chặn nhiễm trùng, viêm nhiễm phát triển. Tuy nhiên, đó chỉ là phương pháp tức thời, khi có những dấu hiệu bất thường bạn vẫn nên đến bệnh viện kiểm tra.

Xem thêm:

  • Chảy máu chân răng khi mang thai có nguy hiểm không?
  • Nhổ răng khôn có ảnh hưởng gì không?
  • Viêm lợi trùm răng khôn uống thuốc gì để giảm đau nhanh?