Bị Đau đầu sau gáy có nguy hiểm không?

Đau đầu sau gáy là hiện tượng thường gặp với những người thường xuyên làm việc trí não, tiếp xúc với máy tính và ngồi liên tục trong nhiều giờ. Tuy không phải bệnh nan y nguy hiểm nhưng đau đầu sau gáy ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt và công việc hàng ngày của người bệnh. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn các thông tin hữu ích để phòng ngừa và điều trị bệnh.

Bị Đau đầu sau gáy có nguy hiểm không? Bị Đau đầu sau gáy có nguy hiểm không?

Đau đầu sau gáy là gì?

Đau đầu sau gáy là hiện tượng rối loạn thần kinh cơ gây co cứng đột ngột, thường đau nửa sau đầu lan xuống vai và các cơ quan lân cận, cơn đau xuất hiện thành từng cơn gây nhức mỏi, khó chịu cho người bệnh. Có nhiều nguyên nhân khác nhau khiến bạn bị đau đầu sau gáy như:

Làm việc sai tư thế: Cúi quá sát máy tính, mang vác vật nặng bằng vùng cổ.

Thói quen sinh hoạt không khoa học: Ngồi xem TV quá gần, ngủ gối cao hoặc gối cứng, nói chuyện điện thoại lâu cũng gây đau đầu sau gáy.

Chấn thương vùng cổ: bị ngã, tai nạn, tập luyện sai tư thế gây tổn thương vùng cổ dẫn đến hạn chế dòng máu lưu thông tới não và gây ra đau đầu sau gáy

Khi bị đau đầu sau gáy, bạn hãy chú ý đến tính chất cơn đau của mình để miêu tả rõ ràng nhất giúp bác sĩ nhanh chóng tìm ra nguyên nhân và có phương pháp điều trị phù hợp.

Hãy chú ý nếu bạn có triệu chứng đau nửa đầu, đau nhức mắt

Đau đầu sau gáy có nguy hiểm không?

Đau đầu sau gáy cảnh báo nhiều bệnh nguy hiểm dưới đây:

  • Thoát vị đĩa đệm cổ: đây là nguyên nhân gây đau đầu sau gáy hàng đầu hiện nay. Khối thoát vị sẽ chèn ép rễ thần kinh tại cổ làm hạn chế lưu thông dòng máu đến não bộ và gây đau sau gáy, chóng mặt và tê bì cánh tay.
  • Thoái hóa cột sống cổ: quá trình thoái hóa cột sống cổ khiến đốt sống bị bào mòn, hư hại dây chằng, sụn khớp. Từ đó gây đau đầu âm ỉ sau gáy và tại cổ, vùng đầu sau gáy và xuống cả cánh tay, nếu bạn đau nhức xuất hiện về đêm nhiều hơn ban ngày thì bạn hãy chú ý đến bệnh này.
  • Thoái hóa khớp vai: bệnh lý xảy ra khi hệ gân, dây chằng và cơ quanh khớp vai bị bào mòn. Bệnh đau sau gáy gây đau nhức vùng vai, có thể lan lên vùng đầu, sau gáy, cơn đau âm ỉ rồi dữ dội, khó chịu.
  • Cao huyết áp: Tình trạng huyết áp cao kéo dài có thể gây ra choáng váng kèm theo những cơn đau đầu sau gáy khó dứt
  • Thiếu máu não: trạng thái suy giảm lượng máu cung cấp lên não đột ngột khiến máu lên não chậm khiến bạn bị đau đầu sau gáy, chóng mặt, ù tai.
  • Viêm khớp vai: tình trạng viêm nhiễm khớp vai sẽ gây tổn thương vai gáy, gây đau sau gáy âm ỉ từ vai lan lên đầu. Cơn đau xuất hiện với tần suất mỏng, không liên tục.
  • Gai đôi cột sống cổ: đây là bệnh lý bẩm sinh gây dị dạng ống thần kinh, ngăn chặn quá trình lưu thông máu đến não bộ, gây ra những cơn đau đầu sau gáy kèm theo hoa mắt, mệt mỏi.
  • Đau đầu vận mạch: bệnh xảy ra khi mạch máu não bị rối loạn nồng độ chất dẫn truyền, gây đau đầu sau gáy dữ dội kéo dài đến tận thái dương kèm theo chóng mặt, buồn nôn.
  • Lao xương khớp: cơn đau đầu sau gáy kèm theo triệu chứng mệt mỏi, da nhợt nhạt, đổ mồ hôi trộm là biểu hiện của người bị lao xương khớp.
  • U não: khối u chèn ép dây thần kinh ở não bộ, ngăn cản lưu thông máu và gây đau nhức xương khớp cục bộ, ù tai, mệt mỏi.

Thường xuyên mệt mỏi, đau đầu là biểu hiện của bệnh thiếu máu.

Phương pháp điều trị đau đầu sau gáy

  • Sử dụng thuốc: các loại thuốc giảm đau, kháng viêm thường được các bác sĩ ưu tiên sử dụng điều trị đau đầu sau gáy như paracetamol, acetaminophen,các thuốc kháng viêm không Steroid như aspirin, ibuprofen, thuốc kháng viêm có Steroid Corticoid,...
  • Siêu âm: phương pháp này có tác dụng làm ấm hệ cơ vùng cổ, kích thích lưu thông máu và giảm các cơn đau sau gáy nhanh chóng.
  • Điện trị liệu: sử dụng xung điện có tần số trung bình hoặc thấp tác động đến vùng đau nhức giúp cơn đau nhanh chóng biến mất.
  • Phẫu thuật: phẫu thuật hở hoặc nội soi là cách điều trị cuối cùng nếu các phương pháp nội khoa không đáp ứng.

Các biện pháp phòng ngừa đau đầu sau gáy

Ngoài việc đến gặp bác sĩ để tìm hiểu rõ nguyên nhân gây bệnh, bạn có thể kết hợp với các biện pháp sau để giúp cải thiện tình trạng cơn đau:

Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý

Bổ sung cho cơ thể các thực phẩm lành mạnh như rau củ quả, một số hoa quả tốt cho người bị chứng đau đầu sau gáy như dưa hấu, chanh, táo, dâu tây, đặc biệt là các món chế biến từ khoai tây có tác dụng làm giảm bớt các cơn đau đầu đặc biệt là cơn đau đầu do rượu gây ra. Bổ sung các thực phẩm giàu carbohydrate vì khi cơ thể thiếu chất này, mức dự trữ glycogen sẽ bị suy giảm mà đây là nguồn chính cung cấp năng lượng cho não hoạt động tốt hơn.

Uống nước và điện giải để giúp tăng cường lưu thông tuần hoàn lên não, cũng có thể góp phần làm cải thiện các chứng đau đầu.

Trước khi tập xà đơn bạn hãy nhớ khởi động cơ thể trước một bài thể dục đơn giản nhé

Thường xuyên vận động

Nguyên nhân gây đau đầu sau gáy có thể là do ít vận động hoặc ngồi không đúng tư thế. Do đó, chúng ta có thể cải thiện tình trạng này bằng cách nằm nghỉ ngơi để đầu, cổ và cơ thể trong tư thế thẳng; ngồi, nằm, ngủ đúng tư thế để cải thiện tình trạng này. Ngoài ra, chúng ta cũng cần tập thể dục thể thao hàng ngày để tăng cường sức khỏe.

Tránh căng thẳng, stress

Làm việc quá sức, căng thẳng,lo âu,... cũng có thể làm bạn bị đau đầu sau gáy. Do đó, chúng ta cần xây dựng đời sống tinh thần lành mạnh, giữ trạng thái lạc quan, yêu đời, thoải mái để có cuộc sống khỏe mạnh hơn.

Tập thể dục giúp cải thiện sức khỏe, hạn chế đau đầu sau gáy

Đau đầu sau gáy hoàn toàn có thể khắc phục nếu bạn có một chế độ sinh hoạt và nghỉ ngơi tích cực. Trong trường hợp bệnh có những triệu chứng bất thường, hãy nhờ đến sự tư vấn của bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Xem thêm :

  • Hay đau đầu phía sau gáy là bệnh gì?
  • Đau nửa đầu sau gáy: Triệu chứng, nguyên nhân, cách chữa trị
  • Cảnh báo: Đau đầu sau gáy và cách phòng tránh