Bị đái tháo đường thai kỳ nên ăn loại trái cây gì thì tốt?

Nhiều người cho rằng việc ăn trái cây đối với những bà bầu bị tiểu đường thai kỳ là không nên bởi trái cây ngọt, sẽ làm đường trong máu tăng. Vậy khi bị đái tháo đường thai kỳ nên ăn loại trái cây gì thì tốt?

Bị đái tháo đường thai kỳ nên ăn loại trái cây gì thì tốt? Bị đái tháo đường thai kỳ nên ăn loại trái cây gì thì tốt?

Nhiều người cho rằng việc ăn trái cây đối với những bà bầu bị tiểu đường thai kỳ là không nên bởi trái cây ngọt, sẽ làm đường trong máu tăng. Thế nhưng, điều này là hoàn toàn sai lầm. Vậy việc ăn trái cây có an toàn cho bệnh tiểu đường thai kỳ không và khi bị đái tháo đường thai kỳ nên ăn loại trái cây gì thì tốt? Mời bạn đọc cùng HoiBenh giải đáp trong bài viết này.

1. Mẹ bầu có nên ăn trái cây khi bị tiểu đường thai kỳ không?

Câu trả lời là nên và đây cũng là điều phải làm nếu bạn muốn có thai kỳ khỏe mạnh, thuận lợi. Việc ăn trái cây sẽ cung cấp cho mẹ một lượng đáng kể các chất xơ, vitamin và khoáng chất thiết yếu.

Theo các nhà khoa học, trong trái cây thường chứa 2 nhóm chất xơ là chất xơ hòa tan và chất xơ không hòa tan. Trong đó, chất xơ hòa tan có chức năng gắn kết với acid mật trong ruột, từ đó giúp giảm thiểu hiện tượng nhũ tương hóa các chất béo. Đồng thời, chúng cũng liên kết với cholesterol và hỗ trợ đào thải ra ngoài cơ thể. Chất xơ không hòa tan giữ vai trò hạn chế sự gia tăng nồng độ đường trong máu, nhờ đó cải thiện đáng kể tình trạng bệnh.

Chỉ với 2 tác dụng trên, bạn đã có thể nhận thấy tầm quan trọng của việc ăn trái cây đối với mẹ bầu nói chung và những mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ nói riêng.

2. Khi bị đái tháo đường thai kỳ nên ăn loại trái cây gì thì tốt?

Để giúp mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ có sự lựa chọn đúng đắn và tiết kiệm thời gian, bài viết sẽ cung cấp cho mẹ một số loại trái cây tốt cho bệnh lý của mình.

  • Cam

Cam là một loại trái cây giàu vitamin, khoáng chất và các chất xơ thiết yếu, hỗ trợ cho sự phát triển chung của xương – cơ và hoạt động của hệ miễn dịch cũng nhờ đó được nâng cao. Đồng thời, hàm lượng đường có trong cam cũng tương đối thấp nên bà bầu hoàn toàn có thể sử dụng loại trái cây này trong thực đơn hàng ngày.

  • Bưởi đỏ

Bưởi cũng dồi dào vitamin C và beta carotene tương tự như cam, có khả năng chống oxy hóa cao. Các chất dinh dưỡng có trong bưởi đỏ cũng sẽ giúp mẹ bầu đối phó với chứng cao huyết áp hay táo bón thai kỳ.

  • Chuối

Trong chuối tuy rằng có chứa một lượng đường lớn nhưng nếu ăn với khẩu phần phù hợp, đây lại trở thành thực phẩm lý tưởng cho mẹ bầu bởi chuối có khả năng đẩy lùi nguy cơ cao huyết áp, đồng thời bổ sung Kali cho mẹ, hạn chế tình trạng chuột rút, phù nề, hay thiếu máu trong thai kỳ... Bên cạnh đó, hàm lượng vitamin A có trong chuối cũng ngăn ngừa ung thư và cải thiện bệnh tiểu đường một cách rõ rệt.

Mỗi tuần, mẹ nên ăn khoảng 1⁄2 nải chuối, trước bữa ăn 2 tiếng.

vicare.vn-bi-dai-thao-duong-thai-ki-nen-ăn-loai-trai-cay-gi-tot-body-1
  • Táo

Táo có chứa nhiều chất giúp cơ thể giải độc, đẩy các chất độc hại ra bên ngoài, đồng thời giúp giảm nhu cầu Insulin của những mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ đến 35%.

Bên cạnh đó, táo cũng hỗ trợ giảm cholesterol xấu, từ đó giúp mẹ tránh xa các chứng cao huyết áp hay bệnh tim mạch khi mang thai.

Các nhà nghiên cứu cũng cho rằng: mỗi tuần ăn 5 quả táo sẽ giúp mẹ và thai nhi giảm các nguy cơ về bệnh đường hô hấp.

  • Thanh long

Thanh long chủ yếu được tạo nên từ màn nhầy pectin và các chất xơ hòa tan/không hòa tan với tác dụng trị táo bón và giảm nguy cơ viêm ruột kết, xơ vữa động mạch...

Không những vậy, với hàm lượng chất xơ dồi dào, thanh long còn góp phần kiểm soát nồng độ đường trong máu và hạn chế tiến triển của bệnh tiểu đường.

3. Những lưu ý hàng đầu khi ăn trái cây cho bà bầu bị tiểu đường

Khi ăn trái cây, bạn cần phải nhớ rằng không phải tất cả chúng đều có chứa một hàm lượng đường như nhau. Những loại trái cây có vị ngọt đậm như chuối, sầu riêng, nhãn, xoài, thơm... sẽ có chứa nhiều đường và dĩ nhiên việc ăn các trái này sẽ có khả năng làm tăng nồng độ đường huyết của mẹ. Vì thế, bạn nên chọn các loại trái cây chứa ít đường và nhiều nước như thanh long, bưởi, táo...

Bên cạnh đó, trái cây tươi sẽ có giá trị dinh dưỡng cao hơn so với trái cây ép khô và việc ăn nguyên miếng sẽ tốt hơn so với việc ép thành nước trái cây hay xay sinh tố. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trái cây trong sinh tố/nước ép không còn giữ được hàm lượng chất xơ vốn có, trái lại lượng đường bên trong sẽ cao hơn do các thành phần khác như đường, sữa...

Theo hướng dẫn chuẩn, mỗi ngày mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ nên ăn trái cây với hàm lượng tương đương với 15 gram đường. Bạn nên đi theo chuẩn này để có sự cân đối giữa các loại trái cây hàng ngày.

Trong trường hợp có ngày bạn lỡ ăn nhiều trái cây hơn lượng cần thiết, thì khẩu phần ăn hôm đó bạn nên ít ăn tinh bột lại. Điều này sẽ hỗ trợ cân bằng hàm lượng chất đường bột nạp vào cơ thể.

Bạn có thể tham khảo phần trái cây 15 gram đường được nhiều chuyên gia khuyên dùng sau: 2 quả kiwi, 2 quả mận, 7 trái dâu tây, 6 trái vải, 14 trái cherry nhỏ, 1 trái táo và 1 lát đu đủ. Trong đó, táo có thể thay thế bằng các loại trái khác như cam, quýt, lê, bơ, chuối... và đu đủ có thể thay bằng xoài, bưởi, dứa...

vicare.vn-bi-dai-thao-duong-thai-ki-nen-ăn-loai-trai-cay-gi-tot-body-2

Qua bài viết này, bạn đọc – đặc biệt là các mẹ bầu – đã có thêm hiểu biết về vấn đề bị đái tháo đường thai kỳ nên ăn loại trái cây gì thì tốt cũng như cách ăn trái cây sao cho an toàn và phù hợp. Mẹ bầu và gia đình hãy cân nhắc vấn đề này để có sự điều chỉnh chế độ dinh dưỡng khoa học nhất.

Xem thêm:

  • Những loại quả mẹ bầu nên ăn trong mùa hè
  • Mẹ bầu nên ăn bao nhiêu quả óc chó một ngày?
  • Những loại quả nên ăn khi mang thai 3 tháng đầu mà mẹ bầu cần biết