Bị chó đã tiêm chủng cắn, có cần chích ngừa hay không?
Bệnh dại phát triển như thế nào, phải sơ cứu ra sao khi bị chó cắn, bị chó đã tiêm chủng cắn có cần chích ngừa hay không là câu hỏi của rất nhiều bạn. Những thắc mắc này của các bạn sẽ được giải đáp trong bài viết này.
Bị chó đã tiêm chủng cắn, có cần chích ngừa hay không?
1. Các giai đoạn phát triển của bệnh dại
Trước khi tìm hiểu cách sơ cứu khi bị chó cắn cũng như bị chó đã tiêm chủng cắn có cần chích ngừa hay không thì mời bạn cùng tìm hiểu các giai đoạn phát triển của bệnh dại.
Bệnh dại là bệnh nhiễm vi rút cấp tính của hệ thống thần kinh trung ương từ động vật lây sang người bởi chất tiết mà thông thường là nước bọt bị nhiễm vi rút dại.
Bệnh dại bao gồm thể lâm sàng là điên cuồng và thể dại câm (tức bại liệt) và điên cuồng là phổ biến nhất.
Khi đã lên cơn dại thì cả động vật lẫn con người đều sẽ mất mạng.
Bệnh dại diễn biến theo các giai đoạn như sau:
- Tiền triệu chứng: 1- 4 ngày, người bệnh có biểu hiện cảm giác sợ hãi, đau đầu, sốt, mệt mỏi hay khó chịu, cảm giác tê cũng như đau tại vết thương nơi vi rút xâm nhập.
- Viêm não: Giai đoạn này gây ra tình trạng mất ngủ, tăng cảm giác kích thích như sợ ánh sáng, sợ tiếng động. bên cạnh đó, còn có thể xuất hiện rối loạn hệ thần kinh thực vật như giãn đồng tử, tăng tiết nước bọt hay vã mồ hôi, hạ huyết áp.
Bệnh dại thường kéo dài từ 2- 6 ngày, đôi khi lâu hơn, người bị bệnh dại có thể chết do liệt cơ hô hấp.
2. Cách sơ cứu khi bị chó cắn
Bên cạnh mối quan tâm bị chó đã tiêm chủng cắn, có cần chích ngừa hay không, thì việc biết sơ cứu đúng cách khi bị chó cắn là cực kỳ quan trọng.
Trước hết, bạn hãy tách rời phần quần áo ra khỏi vị trí vết cắn để hạn chế nước bọt của chó còn dính trên vải quần áo làm bám nhiều hơn vào vết thương.
Tiếp đến, bạn phải nhanh chóng rửa vết thương dưới vòi nước chảy mạnh, dùng nước ấm thì càng tốt và sử dụng xà bông, nước muối hoặc dung dịch sát trùng vết thương nhưng cần tránh chà xát quá mạnh sẽ khiến vết thương nghiêm trọng hơn.
Sau đó, kiểm tra lại tình trạng vết cắn nặng nhẹ thế nào. Với vết xước ngoài da hoặc vết thương nhỏ thì bạn có thể tự băng bó tại nhà.
Còn nếu có một trong các dấu hiệu sau như đau ngày càng trầm trọng, sưng, đỏ hoặc nóng xung quanh vết cắn, sốt, chảy mủ thì bạn cần đến cơ sở y tế để xử lý vết cắn.
Ngoài ra, bạn cần phải đến bệnh viện khi vết cắn sâu trên 2cm hay vết cắn gần vùng đầu, cổ hoặc bộ phận sinh dục, sau 15 phút mà vết cắn chảy máu không ngừng cũng như có quá nhiều vết cắn.
3. Bị chó đã tiêm chủng cắn, có cần chích ngừa hay không?
Bị chó đã tiêm chủng cắn, có cần chích ngừa hay không? Theo BS Phan Tứ Quí, Trưởng khoa Cấp cứu, hồi sức tích cực và chống độc trẻ em, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM thì dù chó đã được tiêm chủng nhưng nếu bị cắn ở những vị trí nguy hiểm như: vùng đầu mặt, bộ phận sinh dục thì cần chích ngừa ngay bởi những vị trí này, vi-rút dại dễ tấn công vào hệ thần kinh trung ương gây ra tử vong nhanh chóng.
Trường hợp chó đã chích ngừa cắn ở tay chân thì không cần chích ngừa nhưng cần theo dõi chó trong vòng 10 ngày xem nó có bị chết hay không. Nếu chó chết thì bạn cần phải đi chích ngừa ngay.
Xem thêm:
- Bị chó mèo cắn vào đâu thì phải đi tiêm vắc xin phòng dại?
- Tại Hà Nội nên tiêm phòng chó dại cắn ở đâu?
- Bị chó dại cắn nên kiêng gì ?