Bị cảm lạnh nên điều trị ra sao?

Bị cảm lạnh là một trong những bệnh mà chúng ta ai cũng sẽ mắc một vài lần trong năm. Rất nhiều người đã gặp khó khăn, thậm chí là rối loạn cuộc sống chỉ vì căn bệnh này. Nếu biết cách phòng tránh cũng như điều trị hợp lý, bị cảm lạnh sẽ không còn là nỗi ám ảnh của bạn mỗi khi thời tiết thay đổi hay vào mùa lạnh nữa.

Bị cảm lạnh nên điều trị ra sao? Bị cảm lạnh nên điều trị ra sao?

Bị cảm lạnh là một trong những bệnh mà chúng ta ai cũng sẽ mắc một vài lần trong năm. Rất nhiều người đã gặp khó khăn, thậm chí là rối loạn cuộc sống chỉ vì căn bệnh này. Nếu biết cách phòng tránh cũng như điều trị hợp lý, bị cảm lạnh sẽ không còn là nỗi ám ảnh của bạn mỗi khi thời tiết thay đổi hay vào mùa lạnh nữa. Cùng chúng tôi tham khảo thêm những thông tin về những biện pháp chữa trị và thực phẩm có ích cho người bị cảm lạnh trong bài viết này nhé!

Bị cảm lạnh là bệnh gì?

Bị cảm lạnh là bệnh nhiễm virus ở mũi và họng (đường hô hấp trên), bệnh không quá nguy hiểm nhưng lại làm bạn khó chịu. Bệnh cảm lạnh có thể do nhiều loại virus gây ra.

Những triệu chứng khi bị cảm lạnh

Người bị cảm lạnh sẽ bị mắc bệnh khi thời tiết trở lạnh. Khi nhiệt độ môi trường xuống thấp sẽ là điều kiện để các tác nhân gây bệnh tấn công vào hệ miễn dịch. Hệ miễn dịch yếu đi dẫn đến cơ thể có nguy cơ nhiễm trùng cao hơn dẫn đến bị cảm lạnh gây sốt.

vicare.vn-bi-cam-lanh-nen-dieu-tri-ra-sao-body-1
Bị cảm lạnh là nỗi ám ảnh của nhiều người trong chúng ta

Người bị cảm lạnh có thể là bất kì đối tượng nào. Trẻ nhỏ thường dễ bị cảm lạnh vì sức đề kháng yếu, nhưng lại mau khỏi bệnh nhờ khả năng phục hồi tốt. Người già thường gặp tình trạng bệnh kéo dài do hệ miễn dịch suy yếu.

Những triệu chứng của bị cảm lạnh cũng nhanh bộc phát, dễ nhận biết. Tuy nhiên, không phải vì mà chúng ta nên chủ quan hay phớt lờ những triệu chứng như hắt hơi, nghẹt mũi, ho. Những ngày đầu cảm lạnh, triệu chứng vẫn khá nhẹ và dường như sẽ khỏi ngay. Tuy nhiên, nếu không được chữa trị, triệu chứng sẽ nặng dần lên, ảnh hưởng đến cuộc sống và công việc của người bệnh.

Những triệu chứng cụ thể của người bị cảm lạnh

  • Cúm: Người bệnh cần đề phòng lây lan cho người khác vì bệnh cúm rất dễ lây qua đường hô hấp. Ở người bị cảm lạnh, đau nhức cơ thể rất ít khi xảy ra, nếu có sẽ xuất hiện ngay lập tức chứ không phải sau một vài ngày và dai dẳng như bệnh cúm.
  • Đau nhức cơ thể nhẹ hoặc đau đầu nhẹ: Ở người bị cảm lạnh, đau nhức cơ thể rất ít khi xảy ra, nếu có sẽ xuất hiện ngay lập tức chứ không phải sau một vài ngày và dai dẳng như bệnh cúm.
  • Hắt xì do bị cảm lạnh: Các triệu chứng như hắt hơi, nói ra bằng giọng mũi do nghẹt mũi thì đích thị đó là khi bạn bị cảm lạnh. Người bị cảm lạnh, nước mũi chảy nhiều hơn, bị nặng nước mũi sẽ có màu xanh hoặc vàng do mũi đã bị nhiễm trùng. Đó là khi bạn đã bị cảm lạnh nặng.
  • Chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi hãy nghĩ đến bị cảm lạnh: Đây là một trong số ít các triệu chứng khó phân biệt nhất giữa 2 loại bệnh, tuy nhiên nếu chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi hãy nghĩ đến cảm lạnh đầu tiên, tuy nhiên những triệu chứng này cũng có khi xuất hiện ở cảm cúm.
  • Bị cảm lạnh có thể gây ra đau đầu, sốt li bì và đau nhức toàn thân: Người bị cảm lạnh còn có cảm giác khó chịu, cáu gắt đồng thời mệt mỏi và mất tập trung. Rất nhiều người đã chủ quan, để rồi phải mất thời gian và sức khỏe chống chịu với cảm lạnh. Chính vì vậy, dù là trước hay khi bị cảm lạnh, bạn cũng nên tìm hiểu về cách điều trị hiệu quả và phòng bệnh cảm lạnh để bảo vệ sức khỏe bản thân.

Nguyên nhân dẫn đến bị cảm lạnh

Bị cảm lạnh thông thường do nhiều loại Virus có thể gây ra, nhưng Rhinoviruses là nguyên nhân phổ biến nhất gây bệnh.

Virus cảm lạnh xâm nhập vào cơ thể qua miệng, mắt, mũi, ngoài ra, chúng có thể lan truyền qua giọt nước trong không khí khi người bệnh ho, hắt hơi hoặc nói (lây lan nhanh qua đường hô hấp).

Bệnh có thể lây lan qua tay khi người bình thường tiếp xúc với người bị cảm lạnh hoặc dùng chung đồ vật với người bệnh, chẳng hạn như đồ dùng, khăn, đồ chơi hoặc điện thoại.

Điều trị như thế nào khi bị cảm lạnh

Điều trị cảm lạnh bằng kỹ thuật y tế

Bác sĩ thường chẩn đoán bạn bị cảm lạnh bằng các dấu hiệu và triệu chứng. Nếu bác sĩ nghi ngờ nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc những tình trạng khác, bạn sẽ cần chụp X-quang hoặc các xét nghiệm khác để loại trừ các nguyên nhân khác khác gây ra triệu chứng.

Điều trị cảm lạnh bằng thuốc kháng sinh

Người bị cảm lạnh sử dụng thuốc kháng sinh không thể chống lại virus cảm lạnh và bạn không nên sử dụng nó nếu không có nhiễm trùng. Phương pháp điều trị chủ yếu tập trung vào làm giảm các dấu hiệu và triệu chứng, bao gồm: Thuốc giảm đau, một số loại thuốc hạ sốt không cần kê toa dùng cho trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh, bao gồm acetaminophen (Tylenol®, Feverall®) hoặc ibuprofen (Pediatric Advil®, Motrin®) giúp giảm bớt các triệu chứng, Sirô ho, Vitamin C, hoặc kẽm..

Thuốc điều trị cảm lạnh như thuốc giảm đau, thuốc hạ sốt, thuốc co mạch mũi hay phổ biến nhất là thuốc kháng sinh đều không phải là thuốc đặc hiệu. Bệnh cảm lạnh sẽ có thể tự khỏi nhanh, hoặc kéo dài. Những loại thuốc này giúp cơ thể tạm thời cân bằng các triệu chứng bệnh chứ không thể triệt để điều trị cảm lạnh.

Thực tế, nếu thời gian bệnh kéo dài, hệ thống miễn dịch sẽ càng yếu hơn. Khi đó, thuốc kháng sinh sẽ trở nên kém hiệu quả hơn. Một sai lầm khác của những người bị cảm lạnh chính là phụ thuộc vào thuốc kháng sinh mà không có chỉ định của bác sĩ. Thuốc kháng sinh chỉ có khả năng điều trị vi khuẩn chứ không có chức năng triệt tiêu virus gây bệnh. Thời gian kéo dài bệnh hoàn toàn không tốt cho sức khỏe.

Điều trị người bị cảm lạnh bằng phương thuốc dân gian

Điều trị cho người bị cảm lạnh hiệu quả có thể giúp bệnh khỏi ngay trong một hai ngày. Những hướng điều trị hiệu quả cho người bị cảm lạnh nên kết hợp giữa thuốc và thực phẩm hỗ trợ lấy lại sức đề kháng, giảm ho, sổ mũi...

  • Thực phẩm tốt cho người bị cảm lạnh
  • Gừng: Giúp giải cảm, kích thích lưu thông máu huyết và giảm tình trạng bị tắc nghẽn đường hô hấp nhờ vào chất gingerol có khả năng tiêu diệt vi khuẩn hiệu quả.
  • Nước: Người bị cảm lạnh cơ thể sẽ mất nước do sốt có thể khiến các chức năng của cơ quan khác trì trệ. Bạn nên bổ sung nước kèm theo hoa quả.
  • Sữa chua: Bổ sung biotic cho hệ tiêu hóa và nhờ đó tăng cường hệ miễn dịch là phương pháp tốt nhất phòng ngừa bị cảm lạnh.
  • Các loại hạt: Chứa vitamin và protein giúp hệ miễn dịch phục hồi.
  • Tỏi: Được cho là có chức năng giải cảm tốt và nhanh chóng, vì vậy để tránh bị cảm lạnh hãy sử dụng tỏi trong bữa ăn nhé.

Ngoài ra còn có rất nhiều loại thực phẩm khác có ích cho người bị cảm lạnh. Bất cứ ai cũng nên tham khảo về những kiến thức này để chữa trị hiệu quả khi bị cảm lạnh.

Độ tuổi nào thường bị cảm lạnh?

Cảm lạnh là bệnh cực kỳ phổ biến. Trẻ em dưới sáu tuổi thường rất dễ cảm lạnh nếu còn đi học ở nhà trẻ, nhưng người lớn, đặc biệt là bà bầu, khỏe mạnh cũng có thể mắc bệnh này hai hoặc ba lần trong năm. Bạn có thể phòng bệnh bằng cách giảm các yếu tố nguy cơ.

Ở bất kỳ độ tuổi nào cũng có thể bị cảm lạnh, đối với người lớn những người nghiện thuốc lá dễ bị cảm lạnh, hay khi tiếp xúc với môi trường như, nhà ga, trên máy bay, trường học, hoặc sử dụng chung đồ dùng, điện thoại.

Người bị cảm lạnh thường mắc bệnh vào mùa thu và đông, tuy nhiên nếu bạn không vệ sinh tốt và không biết cách giữ gìn chân tay ấm và thời tiết chuyển mùa thì mùa nào cũng có thể bị cảm lạnh.

vicare.vn-bi-cam-lanh-nen-dieu-tri-ra-sao-body-3
Độ tuổi nào cũng có thể bị cảm lạnh

Làm thế nào tránh bị cảm lạnh?

Bị cảm lạnh có thể được xem là lời cảnh báo bạn đang lơ là hệ miễn dịch của mình. Vì hệ miễn dịch suy yếu là cơ hội để virus xâm nhập và gây bệnh. Vì thế, để phòng bị cảm lạnh, việc chúng ta cần làm đầu tiên là tăng khả năng miễn dịch của cơ thể.

Ví dụ như ăn các thực phẩm như trên, tham gia các bài tập thể dục thường xuyên... để cơ thể hấp thu những yếu tố lành mạnh, tăng sức đề kháng với tác nhân bệnh.

Lời khuyên nữa đó chính là phải bảo vệ thân nhiệt trong khi thời tiết thay đổi hay chuyển lạnh. Giữ ấm tay chân và mặc quần áo dày trong mùa đông. Vào mùa hè cũng dễ bị cảm lạnh do chênh lệch nhiệt độ, chúng ta nên đặc biệt lưu ý.

Bên cạnh đó, việc đến chỗ đông người hoặc dùng chung vật dụng với người bị cảm lạnh cũng có thể khiến bạn dễ dàng mắc bệnh. Vì vậy cần hạn chế dùng chung đồ vật và vệ sinh môi trường xung quanh thường xuyên.

Bạn nhớ thường xuyên làm sạch tay với xà phòng và nước, dạy cho trẻ về tầm quan trọng của việc rửa tay. Nếu không có sẵn xà phòng và nước, bạn hãy sử dụng chất rửa tay có cồn;

Khử trùng vật dụng trong nhà, lau nhà bếp và phòng tắm sạch sẽ với thuốc khử trùng, đặc biệt khi có người trong gia đình bị cảm lạnh. Bạn cũng cần rửa đồ chơi của bé theo định kỳ.

Như vậy, Bị cảm lạnh xảy ra thường xuyên đến nỗi chúng ta đôi khi chẳng quan tâm đến nó. Tuy nhiên, để bảo vệ sức khỏe cũng như giữ cho cuộc sống diễn ra cân bằng, suôn sẻ, bạn vẫn nên cảnh giác với căn bệnh này. VINMEC hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp bạn hiểu thêm về cảm lạnh cũng như những điều cần làm khi điều trị cảm lạnh.

Xem thêm:

  • Bị cảm lạnh phải làm sao?
  • Khi trẻ bị cảm lạnh cần biết những thông tin gì?
  • Người bị cảm lạnh có nên tắm không?