Bị bỏng bôi gì cho nhanh khỏi?

Bỏng là một tai nạn thường gặp trong cuộc sống hằng ngày. Tùy nguyên nhân dẫn đến bỏng, mức độ tiếp xúc với cơ thể và mức độ bỏng, sẽ có những cách sơ cứu và điều trị khác nhau. Nhiều người không biết bị bỏng bôi gì cho nhanh khỏi, HoiBenh sẽ giải đáp cho quý độc giả vấn đề này ở bài viết dưới đây.

Bị bỏng bôi gì cho nhanh khỏi? Bị bỏng bôi gì cho nhanh khỏi?

Bỏng là một tai nạn thường gặp trong cuộc sống hằng ngày. Tùy nguyên nhân dẫn đến bỏng, mức độ tiếp xúc với cơ thể và mức độ bỏng, sẽ có những cách sơ cứu và điều trị khác nhau. Nhiều người không biết bị bỏng bôi gì cho nhanh khỏi, HoiBenh sẽ giải đáp cho quý độc giả vấn đề này ở bài viết dưới đây.

Bỏng

Bỏng là một chấn thương thường hay gặp trong cuộc sống hằng ngày. Bỏng da có nhiều cấp độ, do nhiều tác nhân khác nhau dẫn đến hiện tượng bỏng, sẽ có những cách khác nhau để sơ cứu và điều trị cho từng loại bỏng.

Theo thống kê, có khoảng 80% bệnh nhân bị bỏng ở diện hẹp, chiến dưới 20% diện tích da của cơ thể. Điều trị loại bỏng này, sẽ điều trị được đơn giản hơn, cho bệnh nhân nghỉ ngơi nhiều hơn, dùng thuốc giảm đau và biện pháp phòng tránh bội nhiễm.

Còn khoảng 20% còn lại, bệnh nhân bị bỏng rộng, tổn thương sâu bên trong. Loại này thì cần phải điều trị hồi sức tích cực, nhất là trong 8 giờ đầu sau bỏng, có thể dẫn đến tử vong do bỏng nặng.

vicare.vn-bi-bong-boi-gi-cho-nhanh-khoi-body-1
Bỏng là một chấn thương thường hay gặp trong cuộc sống hằng ngày

Nguyên nhân dẫn đến bỏng

  • Nhiệt: do nhiệt nóng như nước sôi, dầu sôi, nắng gắt ... Do nhiệt lạnh như: nước đá, nito lạnh...
  • Tia lửa điện: do điện thế cao phóng tia lửa điện, do sét đánh ...
  • Hóa chất gây bỏng: photpho, acid, kiềm, vôi tôi sôi, bỏng xăng...
  • Phóng xạ: do điều trị ung thư sử dụng xạ trị gây bỏng

Bỏng do hóa chất chủ yếu gặp ở người lớn, thường do tính chất công việc. Còn bỏng do nhiệt nóng khô người lớn gặp nhiều hơn trẻ em, nhưng bỏng nhiệt nóng ướt thì ngược lại. Bỏng do điện thì tỷ lệ gặp ở người lớn và trẻ em như nhau.

Phân loại mức độ bỏng

Để biết cách sơ cứu hay sử dụng thuốc gì để điều trị bỏng, buộc phải phân loại được mức độ bỏng, nguyên nhân dẫn đến bỏng, thời gian tiếp xúc với nguyên nhân và diện tích bỏng.

Bỏng nông

Là bỏng nhẹ, điều trị nhanh khỏi hơn, ít để lại sẹo. Có 2 cấp độ bỏng nông.

  • Bỏng độ 1: viêm da ở cấp vô khuẩn

Là bỏng ở lớp sừng, sẽ khiến chỗ da bị bỏng đỏ, rát, tầm 2 - 3 ngày sẽ khỏi và không có sẹo.

Thường gặp do bỏng nước sôi chỗ không có quần áo, bỏng nắng gắt...

  • Bỏng độ 2: bỏng xuống lớp biểu bì.

Bỏng tổn xuống lớp biểu bì, làm da đỏ, xuất hiện những nốt phỏng nước chứa dịch trong. Vì tổn thương chưa sâu xuống lớp tế bào đáy, vì thế trường hợp bỏng này cũng sẽ không để lại sẹo. Thời gian hồi phục tù 10 - 14 ngày.

Thường gặp do bỏng nước sôi chỗ có quần áo mỏng...

Bỏng sâu

Là trường hợp bỏng nặng và rất nặng, phá hủy lớp tế bào đáy, đa số trường hợp này phải vá da. Có 2 cấp độ bỏng sâu.

  • Bỏng độ 3: bỏng gây tổn thương xuống lớp tế bào đáy.

Bỏng ăn lan xuống trung bì, bỏng gây tổn thương xuống lớp tế bào đáy của da, gây hoại tử da ở diện rộng. Lúc này, da bị mất tế bào sinh sản, da không còn lớp da ngoài bảo vệ, nên thường sẽ dễ bị nhiễm khuẩn.

Thường gặp trường hợp này do bỏng xăng, acid, kiềm, bỏng điện...

  • Bỏng độ 4: bỏng gây phá hủy hết da, bỏng sâu xuống cơ xương, cả một vùng sẽ thấy cháy đen.

Trường hợp này thường gặp do bỏng điện cao thế, cháy nhà, sét đánh, cháy ô tô...

Bỏng trung gian

Là loại bỏng vừa có bỏng sâu và bỏng nông. Loại bỏng này lan đến một phần của tế bào đáy, có phần lượn lên lượn xuống giữa lớp nông và sâu. Bỏng này có thể tiến triển nặng lên thành bỏng sâu.

Tính diện tích bỏng theo luật số 9 của Wallace hoặc tính theo gan bàn tay người bỏng để xác định mức độ bỏng. Diện tích bỏng càng rộng, bỏng càng sâu thì tỷ lệ sốc bỏng càng cao. Cùng mức độ tổn thương, thì trẻ em, người già dễ sốc nhiệt hơn người trưởng thành. Trẻ em dưới 3 tuổi, diện tích bỏng từ 3 - 5% có thể sốc. Ở trẻ lớn hơn, diện tích bỏng từ 10 - 12% có thể sốc bỏng, do đó cần điều trị dự phòng sốc bỏng kịp thời.

Sơ cứu tại chỗ cho nạn nhân bỏng

Để hạn chế tình trạng bỏng trở nên nặng hơn, chúng ta phải tiến hành nhanh chóng sơ cứu bỏng cho nạn nhân đúng cách.

Loại bỏ tác nhân gây bỏng ra khỏi nạn nhân

  • Dập lửa, tách các tác nhân có lửa đang tiếp xúc với nạn nhân.
  • Cắt nguồn điện tổng trong nhà hoặc cầu dao điện tầng nếu bỏng điện.
  • Dùng vật liệu khô, không dẫn điện để tách nạn nhân và tác nhân gây bỏng ra khỏi nhau.
  • Đối với bỏng hóa chất, nguồn nhiệt, nhanh chóng tách nạn nhân ra khỏi tác nhân gây bỏng.
  • Đưa nạn nhân ra khỏi vùng nguy hiểm một cách nhanh chóng và an toàn nhất.
  • Quần áo trên người nạn nhân bị cháy không được cởi, bắt buộc phải cắt hoặc xé để tránh tổn thương lớp bề mặt đang bị bỏng.

Vết bỏng phồng rộp

Bạn nên giữ nốt phỏng không bị vỡ thì nó sẽ không để lại sẹo và hồi phục nhanh hơn. Nếu nốt phỏng bị vỡ nước, bạn sẽ khá đau rát hơn và có thể có sẹo.

  • Ngâm vùng da bị bỏng vào nước lạnh, 20 - 30 phút để vết bỏng dịu lại. Thấm khô hoặc để khô tự nhiên, sau đó bạn băng thoáng, mỏng vết bỏng.
  • Rửa sơ qua nốt phỏng bằng nước muối, sau đó bôi 1 lớp kem kháng khuẩn hoặc kem đặc trị bỏng.

Vết bỏng phồng rộp bị vỡ nước

  • Rửa sạch nhẹ nhàng nốt phỏng vỡ với nước sạch.
  • Bạn có thể cắt vùng da bị phỏng nước bằng dụng cụ cắt vô khuẩn, hoặc luộc 10 phút trong nước sôi. Không nên cắt sát vùng da vùng chưa bị tổn thương.
  • Bôi thuốc đặc trị bỏng lên vết thương, băng lại, băng mỏng thoáng. Rửa nước muối 1 lần/ngày, thay gạc ngày 1 lần/ngày hoặc khi thấy bị gạc bị bẩn, thấm nước.
  • Khi da non lên, sẽ hơi ngứa, tuy nhiên bạn không nên gãi, sẽ khiến vết thương lâu lành hơn.

Đối với bỏng acid, kiềm:

  • Khi nạn nhân bị bỏng acid, cởi bỏ quần áo, giày dép, bạn nên cắt để tổn thương thêm bề mặt da bị bỏng.
  • Dùng nhiều nước lạnh để dội hoặc ngâm vùng bị bỏng vào nước lạnh để hòa loãng acid ở vùng bỏng trong thời gian tối thiểu 15 phút.
  • Có thể sử dụng xà phòng hoặc nước vôi 5% để trung hòa lượng acid, tuy nhiên phải cân nhắc vấn đề này, không dùng kiềm đặc, kiềm mạnh để không gây tổn thương thêm.
  • Nếu là bỏng kiềm, trung hòa bằng acid acetic 6%, hoặc acid Boric 3%. Có thể dùng nước lạnh hoặc giấm nhạt, nước đường 20% để sử dụng. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn khuyên bạn nên cân nhắc, để phù hợp với từng loại acid, mức độ và diện tích bỏng.

Ngâm nước lạnh để giảm đau do bỏng và dự phòng sốc

Theo Thomas C.King và J.M Zimnerman cho biết, khi mới bị bỏng, nên ngâm vào nước lạnh 20 - 30°C từ 5 phút đến 2 giờ, để giảm mức độ bỏng lan sâu, giảm đau và ức chế tính thấm mao mạch. Việc ngâm nước lạnh sẽ có tác dụng với bỏng trong 30 phút đầu, tuy nhiên sau 45 phút đầu không được ngâm, thì nó không còn tác dụng.

vicare.vn-bi-bong-boi-gi-cho-nhanh-khoi-body-2
Ngâm hoặc dội nước lạnh 20 - 30°C vào vết thương để làm dịu vết bỏng

Sau khi ngâm nước lạnh, băng ép vừa ở vùng bị bỏng

Sau khi ngâm nước lạnh, băng ép vừa ở vùng bị bỏng, giúp hạn chế sự phát triển của nốt phỏng, hạn chế sự thoát dịch.

Không bôi bất cứ chất gì lên vết bỏng, trừ bỏng hóa chất

Không nên bôi bất cứ chất gì lên vùng bỏng, trừ nguyên nhân bỏng do hóa chất. Tuy nhiên, đối với xử lý bỏng do hóa chất, bạn nên để bác sĩ hoặc nhân viên cứu hộ, người hiểu biết về sơ cứu trợ giúp bạn, để tránh gây tình trạng nặng hơn.

Nên bất động vùng bỏng để giảm đau

  • Phong bế vùng bỏng bằng Novocain dung dịch 0,25% ở vùng gốc chi bỏng.
  • Sử dụng thuốc giảm đau, hỗn hợp thuốc Dimedrol 2% từ 1 - 2ml, Promedol 2% từ 1 - 2ml, Pipolphen 2,5% từ 1 - 2 ml. Tiêm bắp cho bệnh nhân, từ 10 - 15 phút sau, bệnh nhân sẽ thấy giảm đau, có tác dụng kháng histamin, chống buồn nôn, nôn.

Bù điện giải

Nên cho bệnh nhân uống Oresol hoặc tự pha dung dịch điện giải cho bệnh nhân. Bạn có thể pha dung dịch thay thế gồm: muối ăn 5,5g, Glucose 100g và natri bicarbonat 4g, pha hỗn hợp trong 1 lít nước, uống trong 24 giờ.

Ủ ấm cho bệnh nhân

Khi bị bỏng rộng, mất hàng rào bảo vệ cơ thể lớn, cơ thể có thể bị sốc nhiệt, nạn nhân có thể lạnh, rét run. Tuy nhiên, nên kiểm tra nhiệt độ cơ thể không quá 37,5°C sẽ làm mất nước hơn ở dạng bốc hơi.

Không được vận chuyển bệnh nhân khi đang sốc hoặc đe dọa sốc.

Dự phòng sốc bằng cách để bệnh nhân nơi yên tĩnh nghỉ ngơi, tản người xung quanh để bệnh nhân dễ thở.

Đưa đến cơ sở y tế

Đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất nếu có thể hoặc gọi xe cứu thương đến để đưa nạn nhân đi. Tính toán diện tích bỏng, nguyên nhân gây bỏng, thời gian tiếp xúc với tác nhân gây bỏng, phân loại mức độ bỏng và tiên lượng diễn biến của bỏng để chuyển bệnh nhân lên tuyến trên điều trị bỏng.

Theo sát bệnh nhân bỏng nặng, rộng

Đặc biệt trường hợp bỏng nặng, bỏng rộng, bỏng do hóa chất, khá nguy hiểm, nạn nhân có thể sốc bỏng, vì thế cần có nhân viên y tế theo sát, theo dõi dấu hiệu sống liên tục trên quá trình di chuyển đến cơ sở y tế điều trị.

Bị bỏng bôi gì cho nhanh khỏi

Mức độ bỏng khác nhau sẽ có những cách sơ cứu, điều trị khác nhau. Vậy bị bỏng bôi gì cho nhanh khỏi ? Trường hợp bỏng nông, bạn có thể sử dụng một số biện pháp dưới đây để điều trị bỏng. Tuy nhiên, trường hợp bỏng nặng, bỏng xuống lớp trung bì, lớp tế bào đáy, thì bạn không được dùng những biện pháp dưới đây. Sẽ gây nhiễm khuẩn cho vết bỏng của bạn, gây tình trạng nhiễm khuẩn nặng hơn, ăn sâu xuống các lớp dưới, rất khó khăn trong quá trình điều trị và hồi phục sau này. Một số loại sản phẩm từ thiên nhiên, có thể giảm nhiệt cho vết bỏng nhẹ do cháy nắng nhẹ.

Giấm táo

Áp dụng cho trường hợp da bị cháy nắng nhẹ, khi da mới bị đỏ do nắng, giúp lấy lại toner da. Dùng 15 - 20ml giấm táo hòa cùng với nước để uống. Cho giấm táo vào miếng bông để thấm nhẹ vào vùng da bị cháy nắng.

Lô hội

Một thảo dược nữa để chữa da bị cháy nắng nhẹ, cũng ở mức độ da bị đỏ lên do ở ngoài nắng nhiều. Lấy gel lô hội thấm vào bông, thoa nhẹ nhàng lên vùng da bị cháy nắng, có thể dùng ngày 3 lần, giúp cấp ẩm, làm dịu da.

vicare.vn-bi-bong-boi-gi-cho-nhanh-khoi-body-3
Lô hội giúp cấp ẩm làm dịu da

Nghệ

Bạn có thể sử dụng nghệ để bôi lên da để lành sẹo do vết bỏng gây sẹo khi vết thương đã lành. Giúp da lành sẹo, lành sáng da, trả lại tone da khi bị cháy nắng. Bạn có thể pha uống tinh bột nghệ hoặc cho vào gia vị thức ăn.

Một số điều không nên làm khi bị bỏng

Không bôi kem đánh răng bôi lên vết bỏng

Kem đánh răng có tính the mát, tuy nhiên nó có tính kiềm, chưa biết nguyên nhân gây bỏng là gì nhưng thành phần bên trong kem đánh răng có thể khiến tình trạng vết bỏng của bạn nặng hơn. Vì thế không dùng kem đánh răng để trị bỏng.

vicare.vn-bi-bong-boi-gi-cho-nhanh-khoi-body-4
Không nên bôi kem đánh răng lên vết bỏng tránh nhiễm khuẩn

Không bôi các loại dầu bôi lên vết bỏng

Dầu ăn, dầu oliu, dầu dừa, mỡ trăn ... theo mọi người nghĩ sẽ làm hạ nhiệt của vết bỏng. Tuy nhiên những loại mỡ, dầu này sẽ tạo một lớp màng, hạn chế thoát nhiệt, gây nhiễm trùng, tình trạng vết bỏng nặng hơn.

Không cho đá lạnh trực tiếp lên vết bỏng

Dùng nước lạnh ở nhiệt độ 20 - 30°C để hạ nhiệt vết bỏng là tốt nhất. Khi vết thương đang bị tổn thương, bạn sử dụng nước đá lúc này, gây hạ nhiệt đột ngột, sẽ gây tình trạng bỏng nặng hơn.

Phòng tránh bỏng

  • Dự đoán trước đối với yếu tố gây bỏng (nước sôi, dầu sôi ... ) đối với trẻ em và người xung quanh. Vì trẻ con thường hiếu động và không suy nghĩ yếu tố nguy hiểm có thể đến. Nên rất dễ bị bỏng. Người lớn cần để phích nước sôi, ấm nước nóng, ... ở những nơi cao hoặc cho vào tủ để trẻ con không đến gần hay thúc ngã.
  • Cất những hóa chất gây bỏng ở nơi cao, trẻ con không với tới, ghi nhãn nguy hiểm để mọi người cẩn thận.
  • Sử dụng những thiết bị bảo hộ để không bị bỏng hóa chất trong quá trình làm việc.
  • Kiểm tra thiết bị phương tiện, phòng cháy chữa cháy trong nhà, công ty thường xuyên, phòng tránh cháy nổ, hỏa hoạn.
  • Thời điểm nắng nóng cực điểm này, nhiệt độ ngoài trời đặc biệt là đi trên đường rất nóng, có thể gây bỏng nhiệt, sốc nhiệt. Vì thế cần che chắn, mặc quần áo dày, đeo khẩu trang, mũ, ô... để bảo vệ cơ thể. Dùng kem chống nắng để chống lại tia UV từ mặt trời. Nếu có điều kiện nên đi ô tô hoặc đi xe bus để tránh nóng, nên hạn chế đi xe máy trời nắng giữa trưa, thời điểm nắng nóng.

Xem thêm:

  • Sống sót cùng mùa hè qua bí kíp chữa da bỏng nắng
  • Bỏng do nổ trạm biến áp, sơ cứu nhanh như thế nào?
  • 6 cách điều trị sẹo bỏng tại nhà hiệu quả