Bị bệnh sốt xuất huyết điều trị bao nhiêu ngày thì khỏi?
Sốt xuất huyết là một căn bệnh khá phổ biến hiện nay mà ai cũng có nguy cơ mắc bệnh. Khi bị sốt xuất huyết thì thời gian điều trị cũng được khá nhiều người quan tâm. Vậy bị bệnh sốt xuất huyết điều trị bao nhiêu ngày thì khỏi?
Bị bệnh sốt xuất huyết điều trị bao nhiêu ngày thì khỏi?
Sốt xuất huyết là một căn bệnh khá phổ biến hiện nay mà ai cũng có nguy cơ mắc bệnh. Khi bị sốt xuất huyết thì thời gian điều trị cũng được khá nhiều người quan tâm. Vậy bị bệnh sốt xuất huyết điều trị bao nhiêu ngày thì khỏi? Những thông tin dưới đây sẽ giúp mọi người hiểu rõ hơn về bệnh sốt xuất huyết, từ đó có biện pháp phòng tránh và chữa trị hiệu quả khi mắc bệnh cũng như biết được thời gian bị bệnh sốt xuất huyết điều trị bao nhiêu ngày thì khỏi.
Bệnh sốt xuất huyết và nguyên nhân gây bệnh
Sốt xuất huyết là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do một loại virus có tên là Dengue gây nên. Nguyên nhân gây bệnh sốt xuất huyết là do muỗi (thường là muỗi vằn, khoang trắng khoang đen) nhiễm virus Dengue đốt vào cơ thể gây bệnh. Con muỗi này cũng có thể truyền bệnh gián tiếp cho người khác, có nghĩa là con muỗi hút máu của người bị bệnh sốt xuất huyết, sau đó lại đốt sang người khác.
Trước đây, sốt xuất huyết thường xảy ra vào mùa mưa nhưng hiện nay sốt xuất huyết xuất hiện quanh năm, đặc biệt là ở những muỗi hay sinh sản. Tốc độ sinh sản của muỗi rất nhanh, đặc biệt ở những nơi đông dân cư, mất vệ sinh, hay những nơi có tốc độ đô thị hóa cao... Muỗi phát triển thì đồng nghĩa với dịch bệnh sốt xuất huyết phát triển.
Người bị sốt xuất huyết có triệu chứng ra sao?
Triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết rất đột ngột, khởi đầu bằng biểu hiện sốt cao (39-40 độ). Triệu chứng thứ hai thường gặp là bệnh nhân bị đau đầu, đau mình xương khớp và nhức hai hốc mắt, mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn...
Sau đó, người bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng xuất huyết dưới da, có các chấm dưới da hay xuất huyết ở niêm mạc, ở mắt và mũi chảy máu cam, chảy máu chân răng, xuất huyết ở nội tạng như nôn ra máu, đi tiểu ra máu, đại tiện ra máu ...
Triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết là phát triển rất nhanh, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ làm mất khối lượng tuần hoàn, bệnh nhân rơi vào tình trạng sốc, trụy tim mạch và có thể tử vong. Tuy nhiên, nếu được chẩn đoán đúng và điều trị kịp thời thì sẽ không để lại di chứng.
Điều trị sốt xuất huyết như thế nào?
Hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc trị vi rút gây bệnh sốt xuất huyết. Việc điều trị chủ yếu là điều trị các triệu chứng của bệnh bằng thuốc hạ sốt kết hợp với bù nước và điện giải, chống chảy máu, chống suy tuần hoàn (nếu có).
Tốt hơn hết, khi có những triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh sốt xuất huyết thì người bệnh hãy đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám, kiểm tra, tư vấn và có phương pháp điều trị hiệu quả cho từng trường hợp cụ thể.
Nếu bệnh nhân bị sốt cao thì bác sĩ chỉ định dùng thuốc hạ sốt chủ yếu bằng paracetamol (tổng số liều không quá 60 mg/kg cân nặng trong 24 giờ). Lưu ý là không dùng aspirin, analgin hay ibuprofen vì có thể gây xuất huyết và toan máu.
Bên cạnh đó, bệnh nhân cần chú ý bù nước bằng cách uống oresol hoặc uống các loại nước hoa quả, nước dừa, nước cam... kể cả nước lọc.
Bị bệnh sốt xuất huyết điều trị bao nhiêu ngày?
Với câu hỏi bị bệnh sốt xuất huyết điều trị bao nhiêu ngày thì khỏi, Bác sĩ Nguyễn Tiến Lâm- Phó Trưởng khoa virus ký sinh trùng (Viện các bệnh truyền nhiễm và nhiệt đới quốc gia) cho biết: Bình thường, người bị bệnh sốt xuất huyết nếu được phát hiện sớm thì thời gian điều trị khoảng 7-10 ngày. Tuy nhiên, từ 1-3 ngày đầu điều trị thì tình trạng bệnh nhân đã khá ổn, không nguy hiểm đến tính mạng. Những ngày sau tiếp tục điều trị và theo dõi cho đến khi hồi phục sức khỏe hoàn toàn.
Cách phòng tránh bệnh sốt xuất huyết
Hiện nay vẫn chưa có vacxin phòng bệnh sốt xuất huyết, vì thế mà mỗi người nên có ý thức phòng tránh bệnh sốt xuất huyết bằng cách:
- Dọn dẹp nhà cửa và môi trường xung quanh cho thông thoáng, sạch sẽ, khô ráo để muối không thể sinh sôi phát triển.
- Không hoạt động ở những nơi có môi trường ẩm thấp, tối tăm, ao tù nước đọng.
- Khi đi ngủ nên mắc màn, kể cả ngày lẫn đêm để tránh bị muỗi đốt.
- Dùng 1 số biện pháp diệt muỗi như: sử dụng bình xịt muỗi hay thắp hương muỗi, phun thuốc chống muỗi... hoặc dùng tinh dầu, kem bôi da chống muỗi.
- Vệ sinh thường xuyên và sạch sẽ các dụng cụ chứa nước như chum, vại, thùng tránh để nước đọng và cần đậy kín các dụng cụ này lại khi dùng để muỗi không có khả năng sinh sản và phát triển.
- Bụi rậm, cây cối lùm xùm cũng là nơi muỗi sinh sống và phát triển, vì thế cần phát quang bụi rậm để phòng tránh bệnh sốt xuất huyết.
- Cho người bị sốt xuất huyết nằm trong màn để tránh bị muỗi đốt nhằm tránh lây lan bệnh cho người khác
- Thực hiện các biện pháp phun thuốc diệt muỗi xung quanh nhà hàng năm và đặc biệt là trong thời gian nơi bùng phát ổ dịch.
- Cần có chế độ ăn uống đầy đủ, đảm bảo chất dinh dưỡng và sinh hoạt, nghỉ ngơi, luyện tập hợp lý để tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Xem thêm:
- Triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết
- Sốt xuất huyết - sự thật và biện pháp phòng chống
- Chế độ ăn uống cho người bệnh sốt xuất huyết