Bị bệnh gút có ăn được thịt gà không?

Những người bị bệnh Gút thường được khuyên nên kiêng các loại thực phẩm chứa nhiều purin - một loại chất hữu cơ gây rối loạn chuyển đối thành axit uric như thịt đỏ, hải sản,.... Theo đó, một câu hỏi được đặt ra là bị bệnh gút có ăn được thịt gà hay không? Chúng ta hãy cùng theo dõi bài viết sau đây để tìm câu trả lời.

Bị bệnh gút có ăn được thịt gà không? Bị bệnh gút có ăn được thịt gà không?

Ngày nay, Bệnh Gút đã trở thành một căn bệnh phổ biến của toàn xã hội, khi thói quen ăn uống thiếu khoa học của con người ngày càng phổ biến.

Bệnh gút có ăn được thịt gà không?

Thịt gà là một món ăn vô cùng phổ biến trong mọi gia đình người Việt. Thịt gà cũng là một loại thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng và rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, những người bị bệnh Gút - thường được khuyên là nên kiêng ăn các loại thịt lại đắn đo không biết có nên ăn loại thịt gia cầm này hay không. Bệnh Gút có ăn được thịt gà hay không? Câu trả lời là có. Bởi trong thịt gà có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng có lợi như vitamin B, axit amin và các khoáng chất, lưu huỳnh, photpho, sắt,.... Đặc biệt, loại thịt này còn có chứa chất Selenium, có tác dụng rất tốt trong việc điều trị bệnh Gút.

Selenium là chất có tác dụng ngăn ngừa sự kết tủa axit uric, đóng vai trò rất quan trọng trong việc chuyển hóa của gan, thận,...., giúp làm giảm nồng độ axit uric thừa trong máu. Thịt gà chứa một hàm lượng lớn Selenium nên người bị bệnh Gút sẽ rất tốt trong việc điều trị và kiểm soát các cơn đau do bệnh gây ra.

Mặc dù thịt gà chứa hàm lượng đạm dồi dào, nhưng nhân purin lại không quá cao, có thể chấp nhận được. Do vậy, nếu người bệnh sử dụng thịt gà với một hàm lượng vừa phải thì chắc chắn sẽ không ảnh hưởng gì đến việc điều trị bệnh mà còn hỗ trợ rất tốt trong quá trình chữa trị.

vicare.vn-bi-benh-gut-co-an-duoc-thit-ga-khong-body-1

Hướng dẫn ăn thịt gà đúng cách cho người bị bệnh Gút

Như đã nói ở trên, mặc dù người bệnh Gút có thể ăn được thịt gà nhưng cũng cần phải đảm bảo liều lượng hợp lý để hiệu quả hỗ trợ điều trị bệnh mới đạt kết quả, đồng thời không gây hại đến sức khỏe, cụ thể:

  • Người bệnh Gút thường được lưu ý không nên tiêu thụ quá 110 - 175mg purin 1 ngày. Trong thịt gà có khoảng 175mg purin/100g ức gà và 110mg purin/100g chân gà. Vì thế, tốt nhất mỗi ngày người bệnh chỉ nên ăn từ 70-100g thịt gà, mỗi tuần ăn từ 2 - 3 lần.
  • Không nên chế biến bằng cách chiên, nướng, rán vì có thể làm tăng lượng dầu mỡ, chất béo, rất không tốt cho sức khỏe. Nên ăn thịt gà luộc, hấp, kho là tốt nhất.
  • Khi ăn thịt gà người bệnh nên uống thật nhiều nước để giúp nhanh chóng đào thải lượng axit uric trong cơ thể ra ngoài.
  • Hạn chế ăn các loại thực phẩm chứa nhiều purin khác khi ăn thịt gà để cân bằng lượng purin trong cơ thể. Nên ăn thịt gà với rau xanh.

Ngoài ra, người bệnh cũng cần chú ý thay đổi thói quen sinh hoạt, vận động thể dục hàng ngày để cải thiện sức khỏe, cải thiện hệ cơ xương khớp. Đồng thời, người bệnh cũng cần đảm bảo sử dụng thuốc đúng liều lượng, đúng sự chỉ dẫn của các bác sĩ để việc điều trị đạt hiệu quả cao nhất.

Những loại thực phẩm người bị bệnh Gút nên kiêng

  • Chất béo: Tất cả các loại thực phẩm chứa nhiều chất béo như mỡ động vật, da động vật, đồ ăn chiên xào, nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh, đồ ăn đóng hộp,... đều phải tránh xa.
  • Các loại thịt động vật và những thực phẩm giàu chất đạm: đây là những thực phẩm chứa nhiều protein, cần phải hạn chế như thịt lợn, thịt bò,.... Một số loại đậu cũng cần phải kiêng như đậu đen, đậu xanh, đậu trắng,....
  • Các loại hải sản: Trong hải sản có chứa rất nhiều chất đạm, hoàn toàn không tốt cho những người bị bệnh Gút. Chúng có thể khiến cho axit uric hình thành nhiều và nhanh hơn do hải sản còn chứa một lượng rất lớn purin.
  • Hoa quả có vị chua như cam, ổi, canh, xoài, cóc,.... Những loại thực phẩm này thường chứa nhiều vitamin C, khiến cho việc đào thải axit uric trong cơ thể tăng lên, kết tủa thành urat bên trong ống thận, từ đó khiến người bệnh Gút dễ mắc thêm sỏi thận.
  • Các loại đồ uống có gas, đồ uống chứa cồn, nước ngọt, chất gây nghiện, đồ uống chứa nhiều đường như chè, sinh tố, sâm bổ lượng,.... cũng cần phải hạn chế.
  • Những loại rau quả tăng trưởng nhanh như măng, giá đỗ, bạc hà, nấm,... vì chúng có thể kích thích làm tăng nhanh quá trình tổng hợp axit uric.

Xem thêm:

  • 6 cách kiểm soát bệnh Gout hiệu quả
  • Bị bệnh gout nên ăn loại thịt gì?
  • Chỉ số xét nghiệm acid uric bao nhiêu thì mắc bệnh gout?