Bệnh viện Y học Cổ truyền Bộ Công an có khoa sản không?

Chỉ nhắc đến tên Bệnh viện thôi cũng giúp chúng ta xác định được đây là “nơi chữa bệnh quen thuộc của các chiến sĩ Công an”. Vậy bệnh viện Y học Cổ truyền Bộ Công an có khoa sản không? Cùng tham khảo bài viết dưới đây.

Bệnh viện Y học Cổ truyền Bộ Công an có khoa sản không? Bệnh viện Y học Cổ truyền Bộ Công an có khoa sản không?

Chỉ nhắc đến tên Bệnh viện thôi cũng giúp chúng ta xác định được đây là “nơi chữa bệnh quen thuộc của các chiến sĩ Công an”. Vậy bệnh viện Y học Cổ truyền Bộ Công an có khoa sản không?

Giới thiệu về Bệnh viện Y học Cổ truyền Bộ Công an (Bệnh viện YHCT Bộ CA)

  • Địa chỉ: số 278 Lương Thế Vinh, phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội.
  • Số điện thoại: 06945247

Trước đây, tiền thân của Bệnh viện Bệnh viện Y học Cổ truyền Bộ Công an là Phòng chẩn trị Y học dân tộc, được thành lập vào 28 tháng 6 năm 1986. Sau 33 năm xây dựng và phát triển, đến nay Bệnh viện đã có quy mô 20 khoa phòng, cùng với 400 giường bệnh phục vụ cho việc điều trị nội trú, được trang bị nhiều trang thiết bị y học hiện đại như: máy đo độ loãng xương, điện tim 6 cần, xét nghiệm sinh hóa, laze phẫu thuật,.. 20 khoa phòng cùng với nhiều thiết bị máy móc hiện đại được vận hành bởi 600 cán bộ y bác sĩ giàu kinh nghiệm và kỹ năng trong bệnh viện.

Với quy mô và chất lượng điều trị được công nhận suốt 33 năm qua, hiện nay Bệnh viện YHCT Bộ CA được biết đến là bệnh viện “Hạng 1 đầu ngành về y học cổ truyền trong lực lượng Công an nhân dân (CAND)”, có nhiệm vụ chính là chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho cán bộ cao cấp, cán bộ chiến sĩ trong lực lượng CAND và bệnh nhân bảo hiểm tự nguyện đồng thời làm tốt công tác y tế cộng đồng.

vicare.vn-benh-vien-y-hoc-co-truyen-bo-cong-co-khoa-san-khong-body-1

Bệnh viện Y học Cổ truyền Bộ Công an có khoa sản không?

Bệnh viện y học cổ truyền Bộ CA là một địa chỉ khám chữa bệnh tin cậy và chất lượng, là nơi khám, chữa bệnh của hàng ngàn chiến sĩ trong lực lượng Công an nhân dân. Chính vì thế, rất nhiều người có mong muốn được khám và chữa bệnh tại đây, trong đó có cả những bà bầu. Bệnh viện Y học Cổ truyền Bộ Công an có khoa sản không?

Có lẽ, đây là thắc mắc chung của rất nhiều bà bầu. Trong mục “Tư vấn sức khỏe” trên Website của Bệnh viện, chị Nguyễn Thị Tuyên cũng có câu hỏi tương tự và được Bệnh viện trả lời như sau: “Hiện tại Bệnh viện chưa có khoa sản”.

Trong trường hợp Bệnh viện không có khoa sản, với những bà bầu có Bảo hiểm Y tế (BHYT) với nơi đăng ký chữa bệnh tại Bệnh viện thì bà bầu được chuyển đến các bệnh viện chuyên khoa nào thuận tiện cho bạn nhất để đăng ký sinh; lưu ý giấy chuyển viện chỉ có giá trị trong 10 ngày vì vậy căn cứ tình trạng sức khỏe phát triển của thai nhi, ý kiến tiên lượng ngày sinh của bác sĩ siêu âm để bố trí đến làm thủ tục chuyển viện cho phù hợp. Khi đi làm thủ tục chuyển viện, bà bầu cần mang theo thẻ BHYT còn giá trị sử dụng và giấy tờ tùy thân có ảnh.

vicare.vn-benh-vien-y-hoc-co-truyen-bo-cong-co-khoa-san-khong-body-2
Bệnh viện Y học Cổ truyền Bộ Công an hiện tại chưa có khoa sản

Bệnh viện y học cổ truyền Bộ công an chữa những bệnh gì?

Mặc dù không có khoa sản nhưng Bệnh viện YHCT Bộ CA đã và đang giúp bệnh nhân điều trị rất nhiều loại bệnh khác nhau bằng phương pháp YHCT, YHCT kết hợp với y học hiện đại, có thể kể đến một số bệnh: bệnh lý hậu môn, tiết niệu, tiền liệt tuyến, viêm gan, zona thần kinh, viêm đa khớp, tai biến mạch máu não, thoát vị đĩa đệm và thành công bước đầu trong hỗ trợ điều trị ung thư, nâng cao chất lượng sống cuối đời...

Quy trình khám sức khỏe tại Bệnh viện

Bước 1: Người đi khám sức khỏe đến giao dịch tại bàn tiếp đón: cửa sổ 1. Tại đây, điều dưỡng sẽ ghi lại thông tin của người bệnh, phát giấy khám và hướng dẫn người khám sức khỏe mua phiếu khám.

Bước 2: Người khám sức khỏe mua phiếu khám tại cửa số 3, đóng tiền, dán phiếu thu vào phiếu khám sức khỏe. Sau đó, người khám sức khỏe sẽ được nhân viên của Bệnh viện hướng dẫn quy trình khám bệnh tiếp theo.

Bước 3: Người khám sức khỏe đến các chuyên khoa để được khám sức khỏe:

  • Kiểm tra chiều cao,cân nặng, các chỉ số sinh tồn Bàn số 3
  • Khám Ngoại, da liễu, thần kinh Bàn số 4,5
  • Khám chuyên khoa RHM Bàn số 6
  • Khám chuyên khoa mắt Bàn số 7
  • Khám chuyên khoa TMH Bàn số 8
  • Khám nội tổng quát Bàn số 9,10

Bước 4: Người khám sức khỏe khám cận lâm sàng theo chỉ thị của bác sĩ (nếu có).

Bước 5: Người khám sức khỏe chuyển đến khoa khám bệnh để được kết luận về vấn đề sức khỏe.

  • Nộp lại phòng tiếp đón ban đầu để xin chữ ký Lãnh đạo Bệnh viện hoặc Trưởng phòng KHTH (khi được ủy quyền) và đóng dấu.
  • Nhận kết quả tại Bàn tiếp đón (Theo lịch hẹn của Bàn tiếp đón): Trường hợp khám đơn lẻ không quá 24h; Trường hợp khám tập thể trả kết quả theo hợp đồng.

Lưu ý: Các trường hợp cấp cứu, Cán bộ công an có cấp hàm từ thượng tá trở lên, Người cao tuổi (trên 75 tuổi), trẻ em dưới 6 tuổi, phụ nữ có thai, người khuyết tật là đối tượng ưu tiên, những đối tượng này có thể không phải trả qua 5 bước khám sức khỏe khi đến bệnh viện.

Xem thêm:

  • Khám thai ở đâu tốt tại TP. Hồ Chí Minh?
  • Mách mẹ địa chỉ 5 phòng khám tiền mang thai tại Hà Nội
  • Bệnh viện sản nhi Quảng Ninh – 5 đặc điểm nổi bật bạn nên biết