Bệnh viện Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh trên website HoiBenh
Bệnh viện Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) có 3 cơ sở chính, đều nằm ở địa bàn TP.HCM. Trải qua 25 năm hình thành và phát triển, đến nay Bệnh viện đã trở thành một địa chỉ “tin cậy” trong lĩnh vực khám chữa bệnh trên địa bàn thành phố và trong khu vực 1000 giường bệnh, 66 phòng khám ngoại trú, 17 phòng mổ.
Bệnh viện Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh trên website HoiBenh
Bệnh viện Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) có 3 cơ sở chính, đều nằm ở địa bàn TP.HCM. Trải qua 25 năm hình thành và phát triển, đến nay Bệnh viện đã trở thành một địa chỉ “tin cậy” trong lĩnh vực khám chữa bệnh trên địa bàn thành phố và trong khu vực 1000 giường bệnh, 66 phòng khám ngoại trú, 17 phòng mổ.
Tổng quan về Bệnh viện Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh
Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM là bệnh viện trực thuộc Đại học Y dược TP. HCM. Tính đến nay, Bệnh viện đã trải qua 25 năm thành lập và phát triển. Năm 1994, Đại học Y dược TP. HCM chính thức thành lập phòng khám đa khoa có giường lưu trú. 6 năm sau, tức là năm 2000 Phòng khám được nâng cấp, mở rộng thành bệnh viện với tên gọi chính thức là Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM. Năm 2019 Bệnh viện có 3 cơ sở; trong đó, cơ sở 1 cũng là cơ sở chính, được tọa lạc ở số 215 phường Hồng Bàng, Quận 1, TP.HCM. Tòa nhà cao 17 tầng, được thiết kế theo tiêu chuẩn quốc tế, có khả năng đáp ứng số lượng bệnh nhân lớn là một điểm nhấn của Bệnh viện cơ sở 1, giúp người bệnh an tâm hơn khi được chữa bệnh trong một môi trường xanh, sạch, đẹp, an toàn.
Với quy mô 3 cơ sở, mỗi ngày Bệnh viện tiếp nhận đến 7000 bệnh nhân đến khám mỗi ngày, điều trị nội trú là 55.000 nghìn bệnh nhân và phẫu thuật là 33.000 ca. Để đáp ứng được số lượng bệnh nhân tới khám ngày càng đông, Bệnh viện phải trang bị 1000 giường bệnh, 66 phòng khám ngoại trú, 17 phòng mổ được trang bị các thiết bị hiện đại như: máy phẫu thuật nội soi, máy X quang di động, dao cắt đốt CUSA để mổ cắt gan, dao cắt đốt laser,...
Sơ đồ tổ chức của bệnh viện được chia thành các Trung tâm, Đơn vị và các Khoa:
- 5 trung tâm gồm có: Trung tâm huấn luyện phẫu thuật nội soi, điều trị vết thương, tim mạch, chăm sóc hô hấp, đào tạo và chẩn đoán y sinh học phân tử.
- 14 đơn vị, các đơn vị điểm hình: Bảo hiểm y tế, nghiên cứu lâm sàng, chẩn đoán trước sinh, ung thư gan mật, đơn vị đào tạo liên tục Bệnh viện Đại học Y dược,...
- 2 khoa lớn là lâm sàng và cận lâm sàng, với mỗi khoa lớn lại bao gồm các khoa chuyên sâu hơn: xương khớp, khám bệnh, thần kinh, chẩn đoán hình ảnh,...
Với mục tiêu trở thành Bệnh viện trực thuộc trường đại học đầu tiên đạt tiêu chuẩn quốc tế, Bệnh viện đang xây dựng hệ thống trung tâm chuyên khoa sâu đạt tiêu chuẩn quốc tế, áp dụng các tiến bộ khoa học để điều trị và chăm sóc bệnh nhân đồng thời tiến hành phối hợp nhiều chuyên ngành với nhau trong điều trị bệnh, đào tạo cán bộ y tế.
Địa chỉ, thông tin liên hệ, lịch khám bệnh của các cơ sở thuộc Bệnh viện Đại học Y dược
Như chúng ta đã biết, Bệnh viện Y dược hiện nay có đến 3 cơ sở khác nhau đều nằm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Dưới đây là thông tin chi tiết về địa chỉ, thông tin liên hệ và thời gian làm việc của 3 cơ sở:
Bệnh viện Đại học Y dược Cơ sở 1
- Địa chỉ: 215 phường Hồng Bàng, Quận 1, TP.HCM
- Số điện thoại: 028 3950 6126
Bệnh viện Đại học Y dược Cơ sở 2
- Địa chỉ: 201 Nguyễn Chí Thanh, Phường 12, Quận 5, TP.HCM
- Số điện thoại: 028 3955 9706
Bệnh viện Đại học Y dược Cơ sở 3
- Địa chỉ: 221B Hoàng Văn Thụ, Phường 9, Quận Phú Nhuận, TP.HCM
- Số điện thoại: 028 3844 4977
Thời gian làm việc của 3 cơ sở Bệnh viện Đại học Y dược đều giống nhau, cụ thể như sau:
- Thứ 2 - thứ 6: 6h30 - 16h30
- Thứ 7: 6h30 - 12h
- Chủ nhật: Bệnh viện chỉ trực cấp cứu
Ngoài ra, Bệnh viện còn có thêm một phòng khám nằm ở số 20 - 22 Dương Quang Trung, Phường 12, Quận 10, TP.HCM. Bệnh nhân và người nhà có thể đặt lịch khám trước khi đến khám theo số điện thoại 1800 6023.
Bệnh viện Đại học Y dược TP. HCM khám bệnh gì? Thế mạnh của Bệnh viện
Có thể nói, bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM là một bệnh viện hoạt động theo mô hình đa khoa với 2 khoa khám bệnh lớn: cận lâm sàng có 8 phân khoa, lâm sàng có 27 phân khoa. Do đó, có thể nói, Bệnh viện có thể tiếp nhận mọi bệnh nhân và có thể điều trị được đa dạng các bệnh hiện nay bao gồm: tim mạch, xương khớp, thần kinh, tạo hình - thẩm mỹ, gan - mật - tụy, sinh đẻ, ung thư,...
Bên cạnh đó, Bệnh viện cũng tập trung vào các thế mạnh riêng của mình tại các chuyên khoa kỹ thuật cao và khám cận lâm sàng
Kỹ thuật cao
Áp dụng phương pháp chẩn đoán và điều trị ít xâm lấn trong điều trị ung thư; trong đó có phương pháp phẫu thuật nội soi ít xâm lấn, ít đau, ít biến chứng và thời gian phục hồi nhanh chóng. Phương pháp này được thực hiện thành công trong việc điều trị các bệnh:
- Tiêu hóa, gan mật: nạo hạch trong điều trị ung thư dạ dày, cắt đại tràng, cắt u xơ tiền liệt tuyến, cắt nang gan,..
- Hậu môn, trực tràng: phẫu thuật bằng máy siêu âm THD, máy Harmonic Scalpel, phẫu thuật MESH để điều trị sa bàng quang, phẫu thuật đứt tầng sinh môn độ 4 và tái tạo tầng sinh môn, phẫu thuật rò hậu môn phức tạp.
- Tim mạch - DSA: điều trị kẹp ống động mạch qua nội soi, phẫu thuật tim bẩm sinh phức tạp, lấy máu cục đông gây nghẽn mạch máu não, thông tim,....
- Lồng ngực - mạch máu: phẫu thuật nội soi lồng ngực, phẫu thuật mạch máu trên bàn chân tiểu đường, can thiệp đặt mảnh ghép động mạch cho phình động mạch chủ.
- Xương khớp - chấn thương chỉnh hình: nội soi khớp, thay khớp và cột sống, điều trị thoái hóa khớp gối bằng phẫu thuật ghép xương sụn tự thân điều trị,...
- Ngoại thần kinh cột sống: phẫu thuật cắt u máu tủy sống, phẫu thuật bắt nẹp - vít đốt sống,...
- Niệu - thận: điều trị bướu bàng quang, bệnh lý cầu thận, suy thận mạn,..
Khám cận lâm sàng
Nếu muốn khám cận lâm sàng thì Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM là một địa chỉ tin cậy dành cho bạn vì ở đây sở hữu rất nhiều các trang thiết bị hiện đại với độ chính xác cao: máy MRI 3.0 Tesla, máy X - quang truyền tăng sáng, máy sinh hóa miễn dịch thế hệ mới, máy SPECT Symbian E thế hệ mới, máy chụp mạch máu kỹ thuật số xóa nền (DSA),....
Các bác sĩ giỏi của Bệnh viện Đại học Y dược
Ngoài cơ sở vật chất, thì một trong những điều bệnh nhân thường lựa chọn khi đến với Bệnh viện chính là đội ngũ bác sĩ có giỏi hay không. Hầu hết các bác sĩ ở Bệnh viện đều có học hàm, học vị từ Thạc sĩ trở lên; trong đó có cả Phó Giáo sư và Giáo sư. Các bác sĩ đều được đào tạo từ những trường đại học Y uy tín trên cả nước như: Đại học Y dược TP.HCM, Đại học Y Phạm Ngọc Thạch,...Do vậy, nếu cân nhắc về trình độ của bác sĩ, bệnh nhân hoàn toàn có thể đặt niềm tin vào Bệnh viện.
Dưới đây là tên và thông tin sơ lược của một số bác sĩ giỏi của Bệnh viện:
- Phó Giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Thị Thu Ba: Hiện đang giữ chức Trưởng phòng khoa hô hấp, được phong làm Phó Giáo sư tại Đại học Y dược TP.HCM.
- Phó Giáo sư - Tiến sĩ Phạm Thị Minh Hồng: Bác sĩ có nhiều kinh nghiệm, giỏi trong lĩnh vực nhi khoa với các đề tài khoa học, nghiên cứu viêm thanh quản cấp, viêm tiểu phế quản, hen,..
- Phó Giáo sư - Tiến sĩ Ngô Thanh Bình: 28 năm trong ngành Y. Hiện nay, bác sĩ vừa là Giảng viên tại Đại học Y dược TP.HCM, vừa công tác tại Bệnh viện với chuyên môn giỏi trong ngành Lao - Phổi.
- Bác sĩ Trần Lê Phương là một bác sĩ giàu kinh nghiệm trong việc điều trị các bệnh có liên quan đến tiết niệu. Hiện tại, bác sĩ vừa là bác sĩ chuyên khoa tiết niệu tại Bệnh viện và giảng dạy bộ môn này tại Đại học Y dược.
- Tiến sĩ - Bác sĩ Bùi Chí Thương: Công tác tại khoa Phụ sản, bác sĩ từng được cử đi hỗ trợ chuyên môn tại bệnh viện phụ sản hàng đầu là Bệnh viện Từ Dũ.
Quy trình khám bệnh
Quy trình khám bệnh của Bệnh viện Đại học Y dược đã được công bố trên website chính thức. Quy trình khám được phân chia rõ ràng thành 2 quy trình khác nhau với bệnh nhân có Bảo hiểm y tế (BHYT) và không có Bảo hiểm y tế, cụ thể như sau:
Quy trình khám cho bệnh nhân có BHYT
- Bước 1: Đến bàn hướng dẫn, điền thông tin cá nhân vào Phiếu ghi thông tin người bệnh.
- Bước 2: Đến quầy đăng ký khám bệnh để đóng tiền và nhận số thứ tự khám chuyên khoa.
- Bước 3: Đến phòng khám được chỉ định để khám chuyên khoa.
- Bước 4: Khám cận lâm sàng (chiếu, chụp, siêu âm) nếu bác sĩ yêu cầu
- Bước 5: Mang kết quả cận lâm sàng để bác sĩ kiểm tra, kết luận và nhận phiếu thuốc.
- Bước 6: Bệnh nhân mang theo phiếu mua thuốc và mua thuốc tại quầy thuốc A hoặc B của Bệnh viện.
Quy trình khám cho bệnh nhân không có BHYT
- Bước 1: Trước khi đến khám, bệnh nhân có BHYT cần chuẩn bị những giấy tờ sau: BHYT, chứng minh thư nhân dân (căn cước công dân) hoặc giấy tờ tùy thân có ảnh, giấy chuyển tuyến đúng tuyến với Bệnh viện, toa thuốc, giấy hẹn tái khám (nếu có)
- Bước 2: Đến bàn hướng dẫn để điền thông tin cá nhân vào Phiếu ghi thông tin người bệnh. Bệnh nhân đánh dấu vào ô có BHYT trên phiếu.
- Bước 3: Bệnh nhân đến quầy đăng ký khám bệnh để xác nhận bạn thuộc đối tượng được hưởng lợi từ BHYT trên phần mềm đồng thời:
- Xuất trình các giấy tờ đã chuẩn bị
- Ký bản cam kết đồng chi trả
- Đóng tiền và nhận số thứ tự khám chuyên khoa
- Bước 4: Khám chuyên khoa theo số thứ tự phòng khám được ghi ở trên phiếu
- Bước 5: Khám cận lâm sàng (nếu có) và quay lại phòng khám để bác sĩ xem xét kết quả khám đồng thời nhận toa thuốc.
- Bước 6: Đến tầng trệt khu A để thanh toán chi phí khám chữa bệnh theo BHYT theo yêu cầu. Sau đó đến 17, 18, 19, 20 để quyết toán chi phí khám và thuốc
- Bước 7: Đến nhà B của Bệnh viện để nhận thuốc.
Một số lưu ý khi đi khám tại Đại học Y dược
Đến sớm khám bệnh
Mặc dù theo lịch trình, Bệnh viện sẽ bắt đầu khám bệnh từ lúc 6h30. Tuy nhiên, từ 5 sáng, Bệnh viện đã tiếp nhận bệnh nhân đến xếp hàng và lấy số thứ tự khám bệnh.
Lưu ý: Có rất đông bệnh nhân đến bệnh viện khám mỗi ngày, chính vì thế nếu muốn khám nhanh, không phải chờ đến chiều, bệnh nhân nên đến xếp hàng từ sớm khoảng 4 đến 5h sáng.
Lúc 4h sáng, Bệnh viện chưa mở cửa và chưa cho gửi xe, bệnh nhân và người nhà có thể gửi xe ở các khu vực chung cư xung quanh. 4h30 Bệnh viện mới bắt đầu mở cửa và cho gửi xe.
Để đáp ứng cho số lượng bệnh nhân tới khám ngày càng đông, Bệnh viện đã áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến như: thẻ khám bệnh thông minh, bệnh án điện tử, toa thuốc điện tử. Nhờ đó, bệnh nhân sẽ được khám nhanh, khám sớm, giảm thiểu thời gian chờ đợi.
Khám càng nhiều chuyên khoa thì sẽ hết càng nhiều tiền
Khi khám chuyên khoa, bạn sẽ phải nộp 100 nghìn đồng cho 1 chuyên khoa, nếu khám 2 chuyên khoa là 200 nghìn đồng. Con số này sẽ tăng lên nếu bạn khám càng nhiều chuyên khoa.
Khung giá khám tổng quát cho từng độ tuổi khác nhau
Bệnh viện phân ra các khung giá khám khác nhau cho từng độ tuổi, chi tiết như sau:
Xem thêm:
- Kinh nghiệm đi khám tại Bệnh viện Từ Dũ bạn cần biết
- Kinh nghiệm đi khám tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
- 5 bệnh viện lớn làm việc thứ 7 chủ nhật tại TPHCM