Bệnh viện Đại học Y Dược có khám ngoài giờ không?
Bệnh viện Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh là Bệnh viện Công lập - Đa khoa và hoạt động theo mô hình tiên tiến kết hợp giữa Trường - Viện nhằm nâng cao chất lượng cũng như hiệu quả trong công tác khám chữa bệnh, đào tạo, nghiên cứu khoa học.
Bệnh viện Đại học Y Dược có khám ngoài giờ không?
Bệnh viện Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh là Bệnh viện Công lập - Đa khoa và hoạt động theo mô hình tiên tiến kết hợp giữa Trường - Viện nhằm nâng cao chất lượng cũng như hiệu quả trong công tác khám và điều trị bệnh, đào tạo, nghiên cứu khoa học. Những năm gần đây Bệnh viện Đại học Y Dược là địa chỉ khám và điều trị bệnh uy tín được nhiều người dân tin tưởng. Có nhiều người thắc mắc Bệnh viện Đại học Y Dược có khám ngoài giờ không? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây của HoiBenh.
Một số thông tin về Bệnh viện Đại Học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh
Hiện nay bệnh viện có 3 cơ sở với gần 1000 giường bệnh:
Cơ sở 1: Đa khoa
- Địa chỉ: Số 215 Hồng Bàng - Phường 11 - Quận 5 - TP. Hồ Chí Minh
Cơ sở 2: Đa khoa
- Địa chỉ: Số 201 Nguyễn Chí Thanh - Quận 5 - TP. Hồ Chí Minh
Cơ sở 3: Y học Cổ truyền
- Địa chỉ: Số 21B Hoàng Văn Thụ - Quận Phú Nhuận - TP. Hồ Chí Minh
Số điện thoại: (84.8)3855 4269
Bệnh viện Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh có làm việc ngoài giờ không?
Giờ khám của Bệnh Viện Đại Học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh:
- Từ thứ hai - thứ sáu: 6h30-16h30
- Thứ bảy: 6h30-12h
- Chủ nhật Bệnh viện không làm việc
Lịch làm việc cụ thể của Bệnh viện Đại Học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh
Các khoa bắt đầu làm việc lúc 05h00 gồm có
- Tiếp nhận phiếu đăng ký khám bệnh khu A và C
- Bác sĩ tư vấn ở khu B và C
- Xét nghiệm ở khu B, C
- Thu ngân B và C.
Bắt đầu làm việc lúc 06h30 gồm
- Các bàn khám thuộc các Khoa Khám bệnh
- Làm xét nghiệm khu A
- HP Test ở khu A
- Siêu âm tại khu A, B, C
- X-quang tại khu A, B, C
- Phòng CT-Scan ở khu A và B
- Phòng MRI ở khu A, B
- Điện cơ và điện não ở khu A
- Chức năng hô hấp ở khu B
- Điện tim khu A và khu C
- Siêu âm tim ở khu A và C
- Nội soi khu A và B
- Nhà thuốc khu A, B và C
- Bảo Hiểm Y Tế khu B, C
- Thu ngân ở khu A
Các loại dịch vụ ở Bệnh viện Đại Học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh
- Dịch vụ Điều trị nội trú.
- Dịch vụ Khám và Tầm soát, Chăm sóc sức khỏe định kỳ
- Dịch vụ chăm sóc cho khách hàng
- Dịch vụ tiến hành đăng ký khám bệnh qua điện thoại ( Dịch vụ này đối với bệnh nhân nội trú)
- Dịch vụ vận chuyển và đưa đón bằng xe cấp cứu
- Dịch vụ phiên dịch ( gồm có tiếng Anh, Hoa, Hàn Quốc và Campuchia)
- Dịch vụ cung cấp thông tin y tế và giáo dục sức khỏe cộng đồng
- Các dịch vụ tiện ích gồm: giới thiệu khách sạn, nhà trọ, giặt ủi...
- Dịch vụ hỗ trợ tư vấn và sử dụng thuốc
Có nhiều bệnh nhân sau khi khám được kê toa thuốc điều trị, mặc dù trên toa thuốc đã có những hướng dẫn cụ thể rõ ràng nhưng có không ít bệnh nhân vẫn cảm thấy bối rối trong việc sử dụng thuốc theo toa.
Để hỗ trợ cho bệnh nhân thì Bệnh viện Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh đã triển khai dịch vụ tư vấn sử dụng thuốc. Các bệnh nhân sẽ được những dược sĩ giàu kinh nghiệm tư vấn về công dụng, cách dùng, liều dùng... của từng loại thuốc.
Quy trình khám bệnh tại Bệnh viện Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh
Quy trình khám bệnh không có Bảo Hiểm Y Tế
Bước 1: Bạn điền thông tin vào: Phiếu ghi thông tin người bệnh tại bàn hướng dẫn.
Bước 2: Bạn đóng tiền và nhận số thứ tự khám chuyên khoa tại các quầy Đăng ký khám bệnh của bệnh viện
Bước 3: Theo đúng số thứ tự bạn sẽ khám chuyên khoa tại các phòng khám Bước 4: Bạn thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng nếu cần thiết.
Bước 5: Bệnh nhân trở lại phòng khám và nhận toa thuốc.
Quy trình khám bệnh có Bảo Hiểm Y Tế
Bước 1: Bệnh nhân điền thông tin và đánh dấu vào ô BHYT trên : Phiếu ghi thông tin người bệnh tại bàn hướng dẫn của bệnh viện.
Bước 2: Bệnh nhân đóng tiền và nhận số thứ tự khám chuyên khoa tại các quầy Đăng ký khám bệnh.
Bước 3: Bệnh nhân được khám chuyên khoa tại các phòng khám theo đúng số thứ tự
Bước 4: Nếu cần thiết bệnh nhân sẽ thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng Bước 5: Sau đó trở lại phòng khám và nhận toa thuốc.
Bước 6: Bệnh nhân xác nhận và thanh toán BHYT tại quầy BHYT (tại khu A hoặc khu C)
Bước 7: Nhận thuốc tại nhà thuốc của bệnh viện
Như vậy, bài viết trên HoiBenh đã cung cấp cho bạn rất nhiều thông tin về Bệnh viện Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh. Hiện nay đây là bệnh viện được rất nhiều người dân tin tưởng đến khám và điều trị bệnh, HoiBenh khuyên bạn nên bổ sung thêm bệnh viện này vào danh sách những địa điểm khám bệnh có uy tín để đến khám và điều trị khi cần.
Xem thêm:
- Khám tổng quát Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM
- Khám phụ khoa tại bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh