Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 đã chính thức đi vào hoạt động chưa?
Với mục tiêu cung ứng dịch vụ khám chữa bệnh theo hướng hiện đại, kỹ thuật cao, góp phần giảm quá tải cho bệnh viện tuyến trung ương và tuyến cuối, Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 đã được xây dựng. Nhận được sự quan tâm, mong chờ của rất nhiều bệnh nhân, nhưng hiện tại mọi người có cùng chung thắc mắc là Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 đã hoạt động khám chữa bệnh chưa?
Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 đã chính thức đi vào hoạt động chưa?
Với mục tiêu cung ứng dịch vụ khám chữa bệnh theo hướng hiện đại, kỹ thuật cao, góp phần giảm quá tải cho bệnh viện tuyến trung ương và tuyến cuối, Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 đã được xây dựng. Nhận được sự quan tâm, mong chờ của rất nhiều bệnh nhân, nhưng hiện tại mọi người có cùng chung thắc mắc là Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 đã hoạt động khám chữa bệnh chưa?
Địa chỉ Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2
- Địa điểm: Tại Xã Liêm Tuyền, TP Phủ Lý, Tỉnh Hà Nam
- Quy mô: 1.000 giường bệnh nội trú, 5.000 lượt khám mỗi ngày
- Tổng diện tích sàn xây dựng: 123.000 m2 với 1 tầng hầm, 6 tầng nổi
Vào ngày 21/10/2018, Lễ khánh thành Khu Khám bệnh Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 đã được tổ chức. Cơ sở 2 của Bệnh viện Bạch Mai được thành lập với tiêu chí là một bệnh viện đa khoa chữa các bệnh nặng, tập trung vào các chuyên khoa chuyên sâu như: ung bướu, tim mạch, nội khoa, hô hấp và thận tiết niệu.
Công trình Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 sẽ theo hướng tiếp cận mới trong việc thân thiện với bệnh nhân, tiện nghi, giúp thời gian hồi phục của bệnh nhân tốt hơn. Đây là một trong những nơi mang lại những dịch vụ y tế chất lượng cao cho người dân khu vực Hà Nam và các vùng lân cận (Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, ...).
Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 đã tổ chức khám chữa bệnh chưa?
Mặc dù đã thực hiện Lễ khánh thành nhưng Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 vẫn chưa tiến hành mở cửa khám bệnh cho bệnh nhân. Chỉ duy nhất trong ngày khánh thành, bệnh viện đã khám miễn phí cho 500 hộ dân hiến đất. Sau buổi khám này, bệnh viện tiếp tục các công tác xây dựng và hoàn thiện.
Hiện tại, bệnh viện vẫn đang khẩn trương hoàn thiện các thủ tục giấy tờ, chuẩn bị nhân lực, các điều kiện kỹ thuật y tế, ... để chính thức đưa khu khám bệnh nhanh chóng hoạt động, phục vụ tốt nhất cho bệnh nhân.
Do vậy, người bệnh có nhu cầu khám chữa bệnh có thể chuyển sang các bệnh viện khác hoặc đến Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 1 (78 Đường Giải Phóng, Quận Đống Đa, Hà Nội) để được điều trị trong khi chờ đợi cơ sở 2 mở cửa.
Một vài thông tin cơ bản về Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 1
Để việc khám bệnh, điều trị không bị gián đoạn, thuận tiện, không tốn thời gian và công sức chờ đợi, chúng tôi sẽ giới thiệu sơ lược một số thông tin quan trọng cần nắm về Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 1 như sau:
Thời gian làm việc của bệnh viện Bạch Mai cơ sở 1
- Giờ làm việc hành chính từ thứ Hai đến thứ Sáu: buổi sáng (6h30 – 12h00), buổi chiều (13h30 – 18h00)
- Thứ Bảy và Chủ nhật Bệnh viện Bạch Mai có khám ngoài giờ tại Khoa khám theo yêu cầu.
Sơ đồ Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 1:
Các chuyên khoa chuyên sâu của bệnh viện Bạch Mai cơ sở 1:
Bệnh viện tập trung phát triển 7 lĩnh vực: Tim mạch, Thần kinh, Hồi sức – Cấp cứu – Chống độc, Y học hạt nhân và ung bướu, Chẩn đoán hình ảnh, Vi sinh, Hóa sinh.
Bệnh viện có 3 Viện, 8 Trung tâm và 23 Khoa lâm sàng giúp quá trình chăm sóc sức khỏe của người bệnh được toàn diện, nhận được đánh giao cao về chất lượng.
Chi phí khám bệnh tại Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 1:
Được áp dụng từ ngày 15/12/2018, dưới đây là bảng giá dịch vụ khám bệnh để bạn có thêm thông tin tham khảo nếu muốn khám tại đây:
Các tuyến xe buýt đi đến Bệnh viện Bạch Mai
Nhờ nằm ở vị trí thuận tiện nên bệnh nhân có thể lựa chọn nhiều phương tiện để di chuyển như xe buýt, taxi, xe ôm đều được. Có rất nhiều tuyến xe buýt ở Hà Nội đi qua Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 1 như: tuyến 03, tuyến 21A, 21B, 23, 25, 28, 32, 41, 99. Tùy vào từng vị trí của các tỉnh thành mà bạn có thể chọn cho mình bến xe và phương tiện đi đến bệnh viện.
Những lưu ý khi đến khám tại bệnh viện Bạch Mai
- Mỗi ngày số lượng bệnh nhân tập trung về đây khám bệnh rất nhiều nên tốt nhất là đi sớm để lấy số thứ tự
- Khi xếp hàng hoặc trong quá trình khám bệnh, nên giữ tài sản cá nhân cẩn thận để tránh trường hợp xấu như mất cắp có thể xảy ra. Tốt nhất nên đi cùng người thân.
- Mang theo các giấy tờ tùy thân (chứng minh nhân dân, ...) sổ khám bệnh, các kết quả siêu âm, xét nghiệm có liên quan trước đó để bác sĩ dễ theo dõi diễn tiến của bệnh.
- Cố gắng nhịn ăn sáng để làm làm thủ tục xét nghiệm máu, nước tiểu được chính xác (đối với loại bệnh cần làm bước chẩn đoán này).
- Nên đeo khẩu trang đề phòng lây nhiễm bệnh tại bệnh viện.
Xem thêm:
- Kinh nghiệm đi khám bệnh tại Bệnh viện Bạch Mai
- Thủ tục khám bệnh tại Bệnh viện Bạch Mai