Bệnh viêm màng não là bệnh gì?
Vào thời điểm mùa lạnh hay thời điểm chuyển mùa, đa số trẻ nhỏ hay mắc bệnh viêm màng não. Căn bệnh này nguy hiểm với trẻ, cần được điều trị kịp thời để ngăn ngừa tử vong hoặc để lại di chứng nặng nề.
Bệnh viêm màng não là bệnh gì?
Vậy bệnh viêm màng não là bệnh gì? Hãy cùng HoiBenh tìm hiểu thông tin bệnh qua bài viết sau đây.
Bệnh viêm màng não là bệnh gì?
Viêm màng não là bệnh chứng do viêm lớp màng mỏng bao bọc não và hệ thần kinh cột sống. Có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh như: nhiễm trùng (nặng nề nhất), virus, nấm, phản ứng phụ của thuốc, các chất độc hại từ môi trường xâm nhập vào cơ thể. Tuy nhiên, đa số các trường hợp bị viêm màng não là do vi trùng hay siêu vi trùng từ vùng mũi họng xâm nhập vào màng não và gây viêm màng não.
Viêm màng não khác với viêm não ở chỗ, khi bị viêm màng não là chưa thực sự viêm vào tới não bộ. Triệu chứng điển hình của viêm màng não là đau đầu, nóng sốt, cứng cổ, buồn ói, sợ ánh sáng, co giật, hôn mê. Bệnh do virus thường khỏi trong vòng vài ngày, nhưng nếu do vi trùng bệnh có thể rất trầm trọng và gây tử vong nếu không được chữa trị kịp thời.
Bệnh lây qua đường hô hấp nên rất dễ lây lan, thường xảy ra với trẻ nhỏ vào mùa nắng nóng hay lúc chuyển mùa vì có nhiều trẻ mắc bệnh đường hô hấp và là thời điểm thuận lợi để một số vi trùng và siêu vi trùng xâm nhập vào hệ thống thần kinh trung ương gây viêm màng não.
Nguyên nhân nào gây ra viêm màng não?
Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh viêm màng não như vi khuẩn, virus, nấm, chất hóa học, thuốc và khối u. Vi khuẩn thường gặp nhất bao gồm Streptococcus pneumonia, Meningitidis Neisseri, Haemophilus influenzae, Listeria monocytogenes, Escherichia coli. Ngoài ra còn có các vi khuẩn lan truyền qua đường hô hấp và nước bọt (ho, hôn).
Biểu hiện của bệnh viêm màng não
- Trẻ bị viêm màng não ban đầu thường có các biểu hiện: sốt, chán ăn, bú kém, rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy hoặc nôn, ho, chảy nước mũi... rất dễ nhầm lẫn với viêm nhiễm đường hô hấp thông thường, sốt virus...
- Co giật: có thể ở tay, chân, mắt, miệng hoặc toàn thân. Một số trẻ co giật đơn thuần do sốt cao hoặc có một số trẻ do rối loạn điện giải, nhưng cũng cần phải theo dõi xem trẻ có bị viêm màng não không.
- Rối loạn ý thức: lúc đầu trẻ trong tình trạng dễ bị kích động, sau đó có thể ngủ li bì, lờ đờ, hôn mê.
- Trẻ thường đau đầu, nôn hoặc có biểu hiện liệt mặt, liệt hoặc giảm vận động ở chân, tay hoặc nửa người.
Đối với trẻ sơ sinh, các dấu hiệu ban đầu của bệnh viêm màng não thường không đặc hiệu và rất khó phân biệt với các bệnh nhiễm trùng khác ở trẻ sơ sinh, có thể không sốt hoặc có sốt và có kèm theo một trong các triệu chứng trên. Các biểu hiện thần kinh hay gặp: ngủ li bì, thóp phồng, co giật.
Phòng bệnh viêm màng não
- Vệ sinh cá nhân và nơi ở của trẻ: thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, súc miệng, họng bằng các dung dịch sát khuẩn mũi họng thông thường. Phòng tránh bệnh đường hô hấp cho trẻ để hạn chế nguy cơ lây nhiễm mầm bệnh viêm màng não qua đường hô hấp khi sức khỏe suy giảm. Các biến chứng về hô hấp cũng là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của bệnh viêm màng não.
- Chế độ sinh hoạt phù hợp: những thói quen sinh hoạt và phong cách sống sẽ giúp trẻ hạn chế diễn tiến viêm màng não. Cần cho trẻ hoạt động vừa phải và có chế độ nghỉ ngơi khoa học đúng giờ giấc mỗi ngày để cơ thể trẻ không bị kiệt sức hay suy nhược thiếu tinh thần. Chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất giúp cơ thể trẻ có đủ dinh dưỡng và sức đề kháng tốt, đầy lùi những bệnh tật.
- Cần chủ động đưa trẻ đi tiêm vắcxin phòng bệnh đầy đủ và đúng lịch để làm giảm nguy cơ mắc viêm màng não và ngăn chặn các bệnh truyền nhiễm do virút cúm, thuỷ đậu, sởi, quai bị... có thể gây viêm màng não. Hiện đã có loại vắcxin phòng bệnh viêm màng não mủ do vi khuẩn HIB, viêm não Nhật Bản B và viêm màng não do não mô cầu. Do đó, cha mẹ nên cho trẻ đi tiêm đầy đủ để phòng bệnh.
Qua những thông tin HoiBenh cung cấp trên đây, hi vọng các bạn đã hiểu hơn về bệnh viêm màng não và cách phòng tránh bệnh hiệu quả. Nếu có bất kỳ thay đổi nào hãy liên hệ với cơ sở y tế để được điều trị và tư vấn cụ thể từ bác sĩ chuyên khoa.