Bệnh viêm khớp vảy nến là gì?
Bệnh viêm khớp vảy nến là một trong những bệnh lý mắc phải mà chưa tìm ra được rõ nguyên nhân gây bệnh. Đây là bệnh viêm ở khớp xương ngoại biên hoặc là cột sống mà có liên quan tới bệnh vảy nến. Bệnh này thường gặp ở những người có độ tuổi từ 30 đến 50 tuổi.
Bệnh viêm khớp vảy nến là gì?
Nguyên nhân gây bệnh viêm khớp vảy nến
Viêm khớp vảy nến là căn bệnh tự miễn và nguyên nhân gây ra bệnh có thể do yếu tố di truyền hoặc do môi trường sinh sống. Bệnh xảy ra khi hệ miễn dịch của cơ thể tấn công những tế bào khỏe mạnh và mô, và lúc này những phản ứng miễn dịch sẽ gây ra bệnh viêm khớp cũng như là các tế bào da sản xuất quá mức.
Triệu chứng của bệnh viêm khớp vảy nến
Đối với những người mắc bệnh này thì nó có triệu chứng tương tự với những người mắc bệnh viêm khớp dạng thấp. Ngoài ra khi mắc bệnh này thì ngón ta và ngón chân của người bệnh cũng bị sưng, và cũng có thể bị đau đớn và nguy hiểm hơn là bệnh này có thể phát triển thành dị tật ở chân tay trước khi các triệu chứng nặng hơn.
Viêm khớp, đau khớp cũng như là cứng khớp chính là những triệu chứng chính của những người khi mắc bệnh, bệnh có thể ảnh hưởng tới bất kỳ bộ phận nào của cơ thể bao gồm: ngón tay, ngón chân, cột sống và có thể bị từ nhẹ đến nặng. Bệnh viêm khớp cũng có thể gây ra tình trạng đau đớn ở gân và dây chằng bám vào xương, đặc biệt là mặt sau của gót chân.Có những trường hợp, khi mắc bệnh và không điều trị kịp thời, viêm khớp tiêu xương phá hủy các xương nhỏ ở bàn tay, đặc biệt là các ngón tay, dẫn đến biến dạng vĩnh viễn và tàn tật.
Điều trị bệnh viêm khớp vảy nến ra sao?
Để điều trị bệnh việm khớp vảy nến, người bệnh nên cố gắng tập luyện thể dục thể thao thường xuyên luyện. Việc tập thể dục thể thao hàng ngày sẽ giúp cho các khớp và cơ linh hoạt hơn, cơ bắp mạnh khỏe hơn. Những bài tập tốt cho khớp như đạp xe đạp, bơi lội hoặc là đi bộ.
Ngoài ra, bệnh nhân cần ổn định cân nặng của mình, không nên để tình trạng thừa cân xảy ra, mà nên duy trì cân nặng ổn định cho cơ thể. Và cách tốt nhất để làm việc này đó chính là chế độ dinh dưỡng hợp lý và nên ăn nhiều thực phẩm xanh và nhiều chất xơ.
Có thể sử dụng liệu pháp châm cứu, đây là phương pháp được sử dụng để điều trị rất nhiều bệnh lý. Trong đó có cả viêm khớp vảy nến, khi kiên trì sử dụng châm cứu sẽ mang lại hiệu quả cao trong việc giảm đau.
Và lời khuyên tốt nhất cho người mắc bệnh lý này, là nên nhanh chóng đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán kịp thời. Với những biểu hiện của bệnh nhân, bác sĩ sẽ tiến hành chụp X quang để xác định những thay đổi trong các khớp xảy ra trong viêm khớp vảy nến, nhưng không có trong viêm khớp khác. Hoặc chụp MIRI để biết được hình ảnh chi tiết của cả mô mềm và mô cứng trong cơ thể, dễ dàng kiểm tra các vấn đề với gân và dây chằng ở bàn chân và lưng dưới.
Đồng thời có thể thực hiện xét nghiệm RF, là một kháng thể thường hiện diện trong máu của những người bị viêm khớp dạng thấp, nhưng thường không có trong máu của người bị viêm khớp vẩy nến. Nhờ vào đó mà có thể chẩn đoán chính xác rằng bệnh nhân đang mắc phải bệnh lý nào mà đưa ra phác đồ điều trị thích hợp.