Bệnh viêm cơ tim: Điều trị nhanh tránh biến chứng nguy hiểm

Bệnh viêm cơ tim nếu không được phát hiện và chữa trị sớm có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, dẫn tới suy tim. Việc nhận biết dấu hiệu và biết cách xử trí khi bị viêm cơ tim là rất quan trọng để bảo toàn sức khỏe.

Bệnh viêm cơ tim: Điều trị nhanh tránh biến chứng nguy hiểm Bệnh viêm cơ tim: Điều trị nhanh tránh biến chứng nguy hiểm

Bệnh viêm cơ tim nếu không được phát hiện và chữa trị sớm có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, dẫn tới suy tim nhanh chóng và đe dọa tính mạng người bệnh. Việc nhận biết dấu hiệu và biết cách xử trí khi bị viêm cơ tim là rất quan trọng để bảo toàn sức khỏe.

Bệnh viêm cơ tim là gì?

Bệnh viêm cơ tim là tình trạng viêm lớp cơ dày của thành tim khiến cho cơ tim bị tổn thương gây ảnh hưởng tới chức năng co bóp của cơ tim. Nguyên nhân gây ra viêm cơ tim chủ yếu là do virus, trong đó thường gặp nhất là bởi virus coxsackie B. Một số loại virus khác như virus gây ra cảm lạnh thông thường (adenovirus), virus herpes (gây bệnh thủy đậu, zona thần kinh), echovirus (virus gây nhiễm trùng đường tiêu hóa), parvovirus B19 (virus gây sốt phát ban), hay virus rubella (gây bệnh sởi) cũng là nguyên nhân tiềm tàng của bệnh viêm cơ tim.

Ngoài ra, bệnh viêm cơ tim cũng có thể gây ra bởi các vi khuẩn, ký sinh trùng; , thuốc chống động kinh, tiếp xúc với thuốc gây dị ứng, độc hại; điều trị bằng hóa trị hay xạ trị; viêm động mạch, mắc bệnh lupus,...

Các dấu hiệu của bệnh viêm cơ tim thường gặp

Bệnh viêm cơ tim nhẹ thường không có triệu chứng nào đáng chú ý. Người bệnh có thể cảm thấy ốm yếu, mệt mỏi hay có các triệu chứng chung của cơ thể khi nhiễm virus, sau đó sẽ tự khỏi mà không hề nhận biết được mình đã bị bệnh viêm cơ tim.

Trong những trường hợp viêm nặng, người bệnh có thể gặp phải nhiều triệu chứng và các dấu hiệu khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra bệnh, bao gồm:

vicare.vn-benh-viem-co-tim-dieu-tri-nhanh-tranh-bien-chung-nguy-hiem-body-1
  • Tức ngực
  • Nhịp tim nhanh bất thường
  • Khó thở ngay cả khi đang ngồi nghỉ ngơi hoặc là trong quá trình vận động
  • Phù nề (tích nước) ở chân, sưng ở mắt cá chân và bàn chân
  • Cảm giác mệt mỏi
  • Dấu hiệu và triệu chứng khác như đau nhức cơ thể, đau khớp, sốt, đau đầu, đau họng và tiêu chảy.

Viêm cơ tim ở trẻ em thường là bệnh viêm cơ tim cấp tính với triệu chứng tiến triển nhanh và rõ rệt hơn bao gồm: Sốt, khó thở, nhịp thở nhanh, ngất xỉu và nhịp tim nhanh bất thường.

Bệnh viêm cơ tim có nguy hiểm không?

Viêm cơ tim nặng có thể gây ra tổn thương cơ tim vĩnh viễn, không hồi phục với các biến chứng nguy hiểm như:

  • Cơ tim giãn

Viêm cơ tim do virus sẽ làm kích hoạt 1 loạt phản ứng miễn dịch của cơ thể nhằm chống lại tình trạng này. Tuy nhiên, chính các phản ứng miễn dịch quá mức, cùng với sự tấn công của virut lại tiếp tục gây tổn thương tới tế bào cơ tim, kéo theo 1 loạt quá trình bệnh lý phức tạp, và hậu quả cuối cùng thường sẽ là cơ tim giãn.

  • Suy tim

Cơ tim bị tổn thương sẽ làm giảm hiệu quả bơm máu của tim. Tim không thể cung cấp được đủ máu đi nuôi cơ thể và dẫn tới suy tim.

  • Nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ

Khi hiệu quả bơm máu của tim giảm, máu có thể sẽ bị ứ đọng tại các buồng tim và hình thành nên các cục máu đông. Cục máu đông có thể di chuyển tới mạch máu, gây tắc mạch, dẫn tới các biến chứng nguy hiểm như nhồi máu cơ tim hay đột quỵ.

  • Rối loạn nhịp tim

Sự tổn thương của các tế bào cơ tim không chỉ làm giảm chức năng bơm máu của tim, mà còn gây rối loạn hoạt động của hệ thống điện tim, phát triển các rối loạn nhịp tim. Người bệnh có thể sẽ bị đột tử vì rối loạn nhịp tim nghiêm trọng.

Bệnh viêm cơ tim có chữa được không?

Đa số các trường hợp viêm cơ tim nhẹ ở người lớn có thể chữa trị khỏi và hồi phục hoàn toàn. Trong những trường hợp này, người bệnh nên nghỉ ngơi, kết hợp với các thuốc kháng viêm và kháng sinh (nếu như nguyên nhân là do nhiễm khuẩn) theo các chỉ định của bác sĩ.

Trường hợp viêm cơ tim nặng, người bệnh cần sử dụng thêm các thuốc điều trị khác như thuốc ức chế men chuyển ACE, thuốc chẹn beta, thuốc lợi tiểu, thuốc đối kháng thụ thể angiotensin II (ARBs)... nhằm làm giảm những triệu chứng suy tim và chống rối loạn nhịp tim. Trong các trường hợp nặng hơn, người bệnh cần được can thiệp và phẫu thuật hoặc cấy ghép các thiết bị hỗ trợ cho tim như là thiết bị hỗ trợ tâm thất, trao đổi oxy qua màng ngoài cơ thể, nong động mạch chủ và nặng nhất là phải ghép tim khẩn cấp.

Với những trường hợp viêm cơ tim nặng, tỷ lệ điều trị thành công thường không được cao. Diễn biến của bệnh tương đối phức tạp và khác nhau ở mỗi người, vì vậy rất khó có thể tiên lượng. Bệnh viêm cơ tim cấp do virus ở trẻ sơ sinh thường có tình trạng xấu, tỷ lệ tử vong cao. Viêm cơ tim ở trẻ lớn dễ tiến triển trở thành bệnh cơ tim giãn và tiếp tục làm suy giảm chức năng tim về sau này.

Phục hồi sức khỏe sau khi điều trị bệnh viêm cơ tim

vicare.vn-benh-viem-co-tim-dieu-tri-nhanh-tranh-bien-chung-nguy-hiem-body-2

Sau điều trị, người bệnh dù là người lớn hoặc trẻ nhỏ luôn cần được nghỉ ngơi để tim thư giãn và phục hồi được nhanh chóng. Thời gian đầu, người bệnh sẽ cần phải tập những bài tập nhẹ nhàng tốt cho tim mạch trong vòng vài tháng trước khi có thể hoạt động được trở lại bình thường.

Về chế độ ăn uống cần phải hạn chế ăn muối, chất béo, không hút thuốc lá, không uống rượu,. Trong sinh hoạt cần giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, tránh tiếp xúc với các người mắc bệnh do virus gây ra, tránh các khu vực bị nhiễm khuẩn. Đồng thời, người bệnh cần phải tuân thủ sự điều trị của bác sĩ và tái khám đúng hẹn.

Một số bệnh nhân viêm cơ tim sẽ bị tổn thương mãn tính không thể phục hồi và cần dùng thuốc suốt đời nhưng cũng có một số người chỉ cần dùng thuốc trong vài tháng là phục hồi hoàn toàn. Điều quan trọng là bệnh viêm cơ tim cần phải được phát hiện sớm và người bệnh không được chủ quan cho dù chỉ là mắc các triệu chứng thông thường như sốt virus.

Xem thêm:

  • Viêm cơ tim: Nguyên nhân và biểu hiện của bệnh
  • Top 5 thực phẩm tốt cho tim mạch