Bệnh viêm amidan hốc mủ ở bé
Viêm amidan hốc mủ là một trong các bệnh hay gặp ở trẻ em, đặc biệt ở trẻ dưới 2 tuổi có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện và yếu. Các mẹ nên lưu ý bệnh này nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm.
Bệnh viêm amidan hốc mủ ở bé
Viêm amidan hốc mủ là một trong các bệnh hay gặp ở trẻ em, đặc biệt ở trẻ dưới 2 tuổi có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện và yếu. Các mẹ nên lưu ý bệnh này nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm.
Vì vậy, các mẹ cần nắm vững kiến thức cơ bản về bệnh viêm amidan hốc mủ để bảo vệ con mình, tránh những hậu quả không mong muốn.
1. Viêm amidan hốc mủ là gì? Nguyên nhân do đâu?
Viêm amidan hốc mủ là gì?
Amidan nằm ngay ở vị trí cửa ngõ giữa đường ăn uống và đường thở, gồm nhiều múi, nhiều hốc. Amidan có chức năng miễn dịch, chống lại các vi khuẩn xâm nhập qua đường hô hấp và đường thức ăn.
Khi thời tiết mùa đông khô, lạnh là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Trẻ có sức đề kháng yếu, hệ miễn dịch của bé chưa hoàn thiện dễ bị vi khuẩn xâm nhập. Mặt khác, amidan cấu trúc nhiều ngăn, nhiều hốc nên vi khuẩn dễ xâm nhập, lâu ngày tạo nên các khối mủ vón cục màu trắng, gây viêm tại chỗ đây được gọi là viêm amidan hốc mủ.
Nguyên nhân do đâu?
Bé bị viêm amidan hốc mủ, ngoài nguyên nhân chủ yếu là do vi khuẩn còn do nguyên nhân từ việc vệ sinh hàng ngày cho bé không sạch từ các mẹ. Bé vui chơi, chân tay dính bẩn không đực rửa sạch, rồi cho vào miệng, đồng nghĩa với việc đưa vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể. Amidan lúc này phải tăng cường hoạt động chức năng miễn dịch tiêu diệt vi khuẩn nên amidan có thể sưng tấy, viêm nhiễm, gây viêm amidan hốc mủ.
2. Triệu chứng cần biết khi bé bị viêm amidan hốc mủ
Khi bé bị viêm amidan hốc mủ sẽ biểu hiện rõ các triệu chứng:
- Bé có thể sốt nhẹ hoặc sốt cao đột ngột 39-40 độ C
- Hơi thở của bé có mùi hôi
- Đau rát họng, nuốt khó, có cảm giác vướng ở cổ
- Biếng ăn, bỏ ăn, hay nôn, trớ
- Đau rát họng khó thở, có cảm giác vướng ở cổ
- Có đờm nhưng bé khó khạc, nuốt, có cảm giác vướng ở cổ.
- giọng nói thay đổi: Khàn,nặng có thể mất tiếng
- Có thể nổi hạch cổ, hạch dưới hàm
- Khám họng: Niêm mạc họng đỏ, amindan sưng to, bề mặt amidan có các chấm mủ hoặc lớp màng bựa trắng
Khi phát hiện bé có những triệu chứng trên, các mẹ nên đưa bé đến các cơ sở khám y tế để xác định nguyên nhân và có hướng điều trị viêm họng hốc mủ hiệu quả.
3. Điều trị viêm amidan hốc mủ như thế nào?
Điều trị nội khoa
Nếu bé sốt dưới 38,5 độ C thì các mẹ nên chườm ấm cho bé.
Bé sốt cao 39-40 độ C cho bé uống thuốc ngay và kết hợp với việc tích cực chườm ấm
Cho trẻ uống thuốc chống viêm giảm phù nề.
Không tự ý cho trẻ uống thuốc kháng sinh vì việc sử dụng thuốc kháng sinh có thể kéo dài ho ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của trẻ nhỏ
Tốt nhất khi phát hiện bé bị amidan hốc mủ các mẹ nên đưa bé đến cơ sở y tế hoặc phòng khám y tế để phát hiện nguyên nhân và có phác đồ điều trị hiệu quả nhất
Điều trị ngoại khoa
Khi điều trị nội khoa không khỏi có thể điều trị phẫu thuật cắt amidan cho bé trong các trường hợp sau:
Amidan hốc mủ phình gây tắc nghẽn. Khi ngủ bé có cơn co giật tím tái, giật mình, quấy khóc.
Viêm amidan mãn tính, tái phát nhiều lần trong năm (5-6 lần/năm)
Viêm amidan mãn tính gây biến chứng sưng tấy, áp xe quanh amidan
Viêm amidan mãn tính gây biến chứng viêm mũi, viêm xoang, viêm phế quản,...
Viêm amidan mãn tính gây biến chứng xa: viêm màng trong tim, viêm màng thận,...
Các mẹ lưu ý chỉ định cắt amidan phải được xác định bởi các bác sĩ chuyên khoa tai-mũi- họng.
Trên đây là những chia sẻ thông tin đầy đủ nhất về bệnh viêm amidan hốc mủ, nguyên nhân triệu chứng và cách trị bệnh. Hi vọng những chia sẻ này của HoiBenh sẽ giúp ích cho các mẹ trong việc xử trí khi bé mắc phải căn bệnh này.