Bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh và những điều bậc cha mẹ cần biết

Vàng da ở trẻ sơ sinh là triệu chứng không hiếm gặp. Bệnh thường xảy ra ở đối tượng trẻ dưới 1 tháng tuổi. Phần chính, hiện tượng sinh lý này sẽ tự mất sau khi sinh vài ngày, tuy nhiên cũng có nhiều trường hợp không tự hết. Để hiểu rõ hơn về bệnh vàng da ở trẻ, chúng ta sẽ cùng tham khảo các thông tin hữu ích sau đây.

Bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh và những điều bậc cha mẹ cần biết Bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh và những điều bậc cha mẹ cần biết

Vàng da ở trẻ sơ sinh là triệu chứng không hiếm gặp. Bệnh thường xảy ra ở đối tượng trẻ dưới 1 tháng tuổi. Phần chính, hiện tượng sinh lý này sẽ tự mất sau khi sinh vài ngày, tuy nhiên cũng có nhiều trường hợp không tự hết. Để hiểu rõ hơn về bệnh vàng da ở trẻ, chúng ta sẽ cùng tham khảo các thông tin hữu ích sau đây.

Phân biệt bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh

"Vàng da ở trẻ sơ sinh có 2 loại: Vàng da sinh lý và bệnh lý. Vàng da sinh lý chỉ xảy ra khoảng 2-3 ngày sau đó biến mất. Còn vàng da bệnh lý sẽ không thể tự hết mà cần có phác đồ điều trị cụ thể. Vàng da bệnh lý rất nguy hiểm bởi có thể cướp đi tính mạng của trẻ”. Phó giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Tiến Dũng - Nguyên trưởng khoa Nhi bệnh viện Bạch Mai Hà Nội chia sẻ

Vàng da sinh lý ở trẻ sơ sinh

  • Dấu hiệu vàng da xuất hiện sau sinh 3-7 ngày
  • Hiện tượng vàng da không kéo dài hơn 1 tuần đối với trường hợp trẻ sinh đủ tháng, còn với những trẻ sinh thiếu tháng hiện tượng vàng da sẽ kéo dài 2 tuần
  • Triệu chứng vàng da có màu nhạt
  • Tình trạng sức khỏe bình thường
  • Phân vàng
  • Nước tiểu trong

Vàng da bệnh lý ở trẻ sơ sinh

  • Dấu hiệu vàng da xuất hiện ngay sau khi sinh hoặc sau vài ngày
  • Hiện tượng vàng da sau 1 – 2 tuần vẫn không hết
  • Triệu chứng vàng da có màu đậm
  • Vàng da toàn thân bao gồm cả mắt
  • Trẻ luôn mệt mỏi, quấy khóc, bỏ bú, co giật...
  • Trường hợp này các mẹ cần cho trẻ đến viện kiểm tra bilirubin, vàng da bệnh lý sẽ cho chỉ số này tăng hơn bình thường. Trẻ sinh non thiếu tháng có khả năng bị vàng da cao hơn so với những em bé sinh đủ tháng.

Nguyên nhân gây vàng da ở trẻ sơ sinh

  • Nguyên nhân đầu tiên gây vàng da ở trẻ nhỏ là trẻ sinh thiếu tháng, trẻ bị ngạt.
  • Vàng da do nhiễm khuẩn: với nguyên nhân này dấu hiệu vàng da có thể xuất hiện sớm hoặc xuất hiện muộn tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của trẻ. Nhiễm khuẩn mà trẻ sơ sinh dễ gặp thường là nhiễm khuẩn rốn.
  • Vàng da ở trẻ sơ sinh do mẹ mắc bệnh: Mẹ bị bệnh giang mai, con sẽ bị vàng da kèm theo dấu hiệu gan to.
  • Trẻ bị vàng da do bất đồng nhóm máu với mẹ: Trong trường hợp mẹ nhóm O nhưng con nhóm máu A, B hoặc các nhóm máu khác
  • Nguyên nhân bẩm sinh, đường mật của trẻ bị tắc, bị teo nhỏ
HoiBenh.vn-benh-vang-da-o-tre-so-sinh-body-2
Vàng da ở trẻ sơ sinh do mẹ mắc bệnh

Vàng da bệnh lý ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?

Bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh do bệnh lý rất nguy hiểm nếu không phát hiện và điều trị sớm. Nếu chất bilirubin tăng vọt quá mức cho phép, sẽ thấm vào não và gây ra chứng vàng da nhân não. Căn bệnh này có khả năng cướp đi mạng sống của trẻ. Hoặc nếu có thể chữa trị khỏi, trẻ cũng sẽ không phát triển bình thường như những đứa trẻ khác bởi các di chứng về não.

Các mẹ cần theo dõi sức khỏe của trẻ từng ngày từng giờ, hết sức thận trọng đối với bất cứ dấu hiệu nào khác lạ của trẻ để có thể phát hiện bệnh sớm, đưa ra phương pháp chữa trị phù hợp, kịp thời.

Cách khắc phục tình trạng vàng da ở trẻ sơ sinh ngay tại nhà

Đối với trường hợp bé bị vàng da nhẹ mẹ có thể áp dụng một vài bí quyết sau:

  • Tắm nắng: Thời gian tắm nắng tốt nhất cho trẻ là sáng sớm từ 6-7h đối với mùa hè và 7h-7h30 đối với mùa đông, chú ý lựa chọn thời tiết không nên quá lạnh hoặc quá nóng bởi có thể ảnh hưởng đến phổi của trẻ. Tuy nhiên mọi người cần chú ý, phương pháp phơi nắng có thể điều trị vàng da sinh lý còn vàng da bệnh lý sẽ không có tác dụng.
  • Cho trẻ bú cách 2 tiếng mỗi ngày, bé phải được bú thường xuyên để có thể đẩy bilirubin ra ngoài, từ đó hiện tượng vàng da sẽ giảm.
  • Cho trẻ đến bệnh viện khám hoặc liên hệ với bác sĩ chủ trị, theo dõi trẻ trong suốt tuần đầu tiên để thấy tình trạng vàng da tăng hay giảm, ngoài vàng da có kèm biểu hiện gì khác hay không

Đối với trường hợp bé bị vàng da nặng, vàng da do bệnh lý, bé cần được nhập viện để điều trị.Hiện nay có phương pháp chữa vàng da ở trẻ sơ sinh bằng cách chiếu đèn. Cách này được coi là an toàn, hiệu quả và không tốn kém. Ngoài ra còn có cách lọc máu, thay máu để đẩy chất bilirubin ra khỏi cơ thể. Mẹ nên liên hệ với chuyên gia, bác sĩ để được tư vấn thêm.

Trên đây là những thông tin về bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh cũng như một vài lời khuyên. Hy vọng các mẹ sẽ có thêm hiểu biết để chăm sóc trẻ được tốt hơn.

Xem thêm

  • Bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh
  • Bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh, những điều mẹ nên biết
  • Chỉ số Bilirubin và bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh