Bệnh ung thư vú có khả năng di truyền không?

Ung thư vú là loại ung thư hay gặp nhất và là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở phụ nữ nhiều nước công nghiệp đang phát triển. Mỗi năm tại Việt Nam, ung thư vú làm tử vong 5.000 phụ nữ và có 11.000 ca mắc mới.

Bệnh ung thư vú có khả năng di truyền không? Bệnh ung thư vú có khả năng di truyền không?

1. Ung thư vú có di truyền không?

Một phần nguy cơ khiến phụ nữ mắc bệnh ung thư là yếu tố di truyền. Mặc dù bản thân ung thư vú không di truyền nhưng các gen đột biến gây ung thư có thể di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Vì vậy những người có người thân trong gia đình mắc bệnh ung thư vú như bà ngoại, mẹ, chị/em gái sẽ có nguy cơ mắc cao hơn những người bình thường.

Có khoảng 10% số ca mắc ung thư vú có liên quan đến yếu tố di truyền, chủ yếu do đột biến gen BRCA1 và BRCA2. Đây là 2 loại gen có chức năng sửa chữa tế bào, giữ tế bào vú, buồng trứng và các tế bào khác phát triển bình thường.

Không phải tất cả những người mang gen đột biến BRCA1 và BRCA2 đều bị ung thư vú nhưng nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, có khoảng 70% nữ giới mang gẹn đột biến này phát triển thành ung thư trước độ tuổi 80 tuổi. Ngoài ra, đột biến gen BRCA1 và BRCA2 cũng làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú ở nam giới.

Ngoài đột biến gen BRCA1, BRCA2, các gen đột biến có liên quan đến ung thư vú là: ATM, TP53, CHEK2, STK11, PALB2...

vicare.vn-benh-ung-thu-vu-co-kha-nang-di-truyen-khong-body-1

2. Các dấu hiệu chẩn đoán ung thư vú

Đau tức ngực

Nếu bạn đột nhiên bị nhói đau như luồng điện nhẹ đi từ ngực trái đến ngực phải thì đây là dấu hiệu không hề tốt cảnh báo sức khỏe của vòng một, có thể liên quan đến ung thư vú.

Nguyên nhân: do khối u có nhiều kích thước khác nhau, có thể là khối u đơn lẻ, hay các khối u nằm rải rác phía sau núm vú hoặc ở một trong các ống dẫn sữa. Tất cả đều gây cảm giác đau do đẩy mô vú, sưng và khó chịu ở ngực.

Bạn nên theo dõi tần suất, thời điểm, vị trí cơn đau để thông báo cho bác sĩ và có hướng điều trị kịp thời.

vicare.vn-benh-ung-thu-vu-co-kha-nang-di-truyen-khong-body-2

Ngứa ở ngực

Ngứa ở ngực chủ yếu liên quan tới ung thư vú dạng viêm, và thường bị bỏ qua. Người bệnh bị ung thư vú dạng viêm sẽ bị ngứa nhiều, nổi mẩn đỏ, hay da sần sùi. Lý do là các tế bào ung thư phát triển nhanh chặn mạch máu và bạch huyết mạch ở da, khiến cho chất lỏng tích tụ trong và dưới da, gây kích thích da.

Đau lưng, vai, gáy

Ở một vài phụ nữ khi mắc ung thư vú, họ sẽ cảm thấy đau ở lưng hay vai chứ không phải ở ngực hoặc vú. Cơn đau thường xảy ra ở giữa 2 bả vai hoặc phần lưng trên, dễ bị nhầm lẫn với chấn thương dây chằng, viêm xương khớp cột sống.

Nguyên do có những triệu chứng trên vì hầu hết các khối u vú phát triển trong mô tuyến vú, mở rộng sâu vào ngực, gần thành ngực. Khi khối u tăng trưởng đẩy ngược về phía xương sườn và xương sống, người bệnh sẽ bị đau ở lưng. Nơi đầu tiên ung thư vú di căn trong xương là xương sườn, hoặc xương sống, phát triển thành ung thư xương thứ cấp.

Thay đổi hình dạng và kích thước vú

Nhiều người không sờ thấy khối u như thông thường mà họ thấy ngực to hơn, chảy xuống thấp hơn, có hình dạng khác thường. Đó là những triệu chứng của ung thư vú, thường gặp ở phụ nữ có mô vú dày đặc. Điều này cũng khiến việc phát hiện ung thư vú gặp khó khăn hơn. Nếu bạn có mô vú dày, nên cảnh giác với những dấu hiệu này.

Sự thay đổi ở núm vú

Một trong những vị trí phổ biến mà khối u thường xuất hiện là bên dưới núm vú, bạn có thể cảm nhận được những thay đổi nhất định như núm vú có thể dẹt hơn, thụt vào trong, tiết dịch từ núm vú, có thể lẫn kèm máu. Vùng da của núm vú có thể trở nên sần sùi, có vảy, hay viêm.

Sưng hoặc có khối u, hạch ở nách

Nếu có một khối u hoặc vết sưng đau dưới vùng cánh tay kéo dài khoảng một tuần mà không rõ nguyên nhân, đó có thể là dấu hiệu ban đầu của ung thư vú.

Thường mọi người có thể phát hiện hạch bằng cách vuốt từ bầu ngực lên trên theo đường hõm nách, nếu có sẽ thấy hạch nổi lên ở hõm nách. Bất kỳ cơn đau nào ở vùng nách cũng là một dấu hiệu. Lưu ý đặc biệt khi có một khu vực mô cứng hơn hoặc khó di chuyển khi bạn rê ngón tay.

vicare.vn-benh-ung-thu-vu-co-kha-nang-di-truyen-khong-body-3

Ngực đỏ, bị sưng

Nếu ngực bạn có cảm giác nóng, hay ửng đỏ (thậm chí có màu tím), sưng đau, đó có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng, viêm vú, nhưng cũng có thể là ung thư vú dạng viêm. Đó là do các khối u vú đẩy vào chèn ép các mô, khiến ngực bị sưng, đau tức và tấy đỏ.

Bạn nên thường xuyên kiểm tra ngực và núm vú bằng tay, để sớm tự xác định dấu hiệu bất thường. Ngoài ra, chị em phụ nữ trong độ tuổi trưởng thành nên quan tâm đến khám sàng lọc ung thư vú. Điều này càng cấp thiết hơn với những chị em trên 40 tuổi và có nguy cơ mắc bệnh cao.

Cho đến nay, chụp nhũ ảnh – X quang vú vẫn là phương pháp sàng lọc ung thư vú được đánh giá là hiệu quả. Một số phương pháp kết hợp bao gồm kết hợp khám vú lâm sàng, xét nghiệm CA 153, siêu âm vú, sinh thiết...

Xem thêm:

  • Ngao ngán với kiểu chữa bệnh ung thư vú theo cách truyền miệng, bác sĩ bác bỏ ngay lập tức
  • Nên tầm soát ung thư vú ở bệnh viện nào?
  • Dấu hiệu ung thư vú và bí quyết cả đời không mắc ung thư vú