Bệnh ung thư cổ tử cung có chữa được không?

Tỷ lệ chị em phụ nữ bị bệnh ung thư cổ tử cung ngày càng gia tăng, nhiều người nhập viện trong giai đoạn muộn của bệnh. Điều này càng khó khăn hơn cho việc khám và điều trị hiệu quả. Bệnh ung thư cổ tử cung có chữa được hay không phụ thuộc rất lớn vào việc phát hiện sớm giai đoạn bệnh để bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị tốt nhất.

Bệnh ung thư cổ tử cung có chữa được không? Bệnh ung thư cổ tử cung có chữa được không?

1. Tìm hiểu về bệnh ung thư cổ tử cung

Ung thư cổ tử cung là bệnh gây tử vong hàng đầu cho chị em phụ nữ trong độ tuổi 30 trở đi. Đây là những phụ nữ đang trong giai đoạn sinh nở nên có thể gặp trục trặc về bộ phận sinh dục, nhiễm vi rút HPV trong thời gian dài mà không được điều trị triệt để. Điều này được xem là nguyên nhân chính gây bệnh ung thư.

Bệnh không xảy ra đột ngột mà diễn biến âm thầm, ban đầu nhiễm HPV gây nên những bất thường cho tế bào cổ tử cung, tổn thương tiền ung thư rồi tới ung thư, kéo dài khoảng 10-15 năm.

Rất khó nhận biết căn bệnh qua các triệu chứng sớm. Người bệnh có thể thấy ra máu bất thường ngoài kỳ kinh nguyệt, rối loạn kinh nguyệt, tiền sử kinh nguyệt,... nhưng thường bị chủ quan. Khi bệnh giai đoạn muộn, bệnh nhân có biểu hiện ra huyết trắng có mùi hôi, kèm theo máu, chảy máu âm đạo sau giao hợp, sau khi làm việc nặng,... Nặng hơn có thể chảy dịch có lẫn máu ở âm đạo kèm đau bụng, đau lưng, vùng chậu và chân. Các bác sĩ chuyên khoa ung bướu cho rằng cơ may chữa khỏi bệnh giai đoạn này có thể đến 70-80%.

Bệnh nhân thấy các triệu chứng đau nhức vùng chậu, hạ chi, phù nề thì đã ở giai đoạn trễ, khả năng khỏi bệnh chỉ còn 40-60%. Giai đoạn nặng hơn, ung thư xâm lấn tử cung, âm đạo hoặc vùng quanh tử cung, bàng quang, trực tràng di căn đến phổi, não, gan xương. Khi ung thư đã di căn thì không thể chữa khỏi, bác sĩ có thể dùng hóa chất làm chậm bệnh tiến triển.

Do đó, khi thấy cơ thể có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào thì đến gặp bác sĩ ngay. Không nên chủ quan coi thường để ung thư có thời gian tiến triển đến giai đoạn muộn khiến điều trị khó khăn hơn.

vicare.vn-benh-ung-thu-co-tu-cung-co-chua-duoc-khong-body-1

2. Ung thư cổ tử cung có chữa được không?

Hiện nay, y khoa hiện đại tiến bộ có thể chữa khỏi được ung thư cổ tử cung nếu bệnh được phát hiện sớm. Càng phát hiện sớm thì khả năng chữa khỏi (bệnh nhân sống khỏe mạnh trên 5 năm) càng cao. Ở giai đoạn muộn, bệnh rất khó chữa. Cụ thể, tỷ lệ điều trị bệnh ung thư cổ tử cung thành công ở mỗi giai đoạn sẽ như sau:

  • Giai đoạn sớm nhất: Người bệnh được các chuyên gia hàng đầu bệnh phụ khoa điều trị tích cực sẽ có cơ hội sống sót trên 5 năm là 92%.
  • Giai đoạn 1: Tỷ lệ sống sót của người bệnh trên 5 năm giảm còn 80-90%.
  • Giai đoạn 2: Tỷ lệ sống sót của người bệnh trên 5 năm còn 50-60%.
  • Giai đoạn 3: Chỉ còn 25-35% cơ hội sống sót trên 5 năm.
  • Giai đoạn 4: Tỷ lệ sống trên 5 năm còn dưới 15%.

3. Làm gì khi bị bệnh ung thư cổ tử cung?

Khi phát hiện có bất thường về sức khỏe cơ thể người bệnh cần tới bệnh viện ngay lập tức để bác sĩ chẩn đoán và đưa ra phương pháp điều trị thích hợp. Chữa ung thư cổ tử cung được hay không phụ thuộc rất lớn vào ý chí, niềm tin của người bệnh. Đó là tin tưởng phác đồ điều trị của bác sĩ, chế độ sinh hoạt khoa học sẽ quyết định chiến thắng bệnh tật. Cụ thể:

Điều trị ung thư cổ tử cung theo bác sĩ

Ở mỗi người, bệnh diễn biến khác nhau nên cần tin tưởng và điều trị theo phác đồ bác sĩ đưa ra. Nguyên nhân khiến bệnh không chữa được là do:

  • Bệnh nhân tự ý dùng thuốc
  • Bệnh nhân bỏ phác đồ điều trị do không chịu được tác dụng phụ của thuốc
  • Bệnh nhân tìm mẹo chữa ung thư cổ tử cung thiếu khoa học

Bác sĩ sẽ nghiên cứu và đưa ra phác đồ điều trị, tiên lượng bệnh riêng với mỗi bệnh nhân. Để được điều trị tích cực, người bệnh cùng gia đình tìm bệnh viện uy tín để phối hợp điều trị chặt chẽ. Khi thấy cơ thể có dấu hiệu lạ hoặc không hiểu rõ bệnh thì cần trao đổi với bác sĩ thay vì bỏ chữa ung thư cổ tử cung.

vicare.vn-benh-ung-thu-co-tu-cung-co-chua-duoc-khong-body-2

Tinh thần người bệnh

Bệnh nhân có tinh thần lạc quan quyết định đến 50% thành công khi điều trị bệnh. Trên thế giới có nhiều trường hợp người bệnh đã vào giai đoạn cuối nhưng sống đến 40 năm, trong khi có người mới phát hiện bệnh đã không qua được 6 tháng. Điều này cho thấy tâm lý căng thẳng, lo âu, tiêu cực khiến việc điều trị xấu đi.

Do đó, bệnh nhân cần:

  • Tin tưởng vào bác sĩ
  • Tinh thần luôn lạc quan, tích cực
  • Có thể tập yoga hoặc thiền để cân bằng tâm lý

Gia đình luôn quan tâm và bên cạnh bệnh nhân để họ an tâm điều trị, làm chỗ dựa cho bệnh nhân.

Chế độ sinh hoạt khoa học

  • Chế độ luyện tập: luyện tập giúp cơ thể dẻo dai, tăng sức đề kháng và cân bằng tinh thần. Một số phương pháp bạn có thể chọn như: Tập yoga, dưỡng sinh, đi bộ, chạy bộ chậm,...
  • Chế độ ăn uống: Đảm bảo đủ dinh dưỡng, loại bỏ thực phẩm kích thích tế bào ung thư hình thành. Nên bổ sung rau củ giàu beta - carotene, gừng, nghệ, các loại nấm, trà xanh, tỏi, thịt bò, thịt lợn nạc,... để bổ sung dinh dưỡng. Tránh ăn mặn, thức ăn chứa nhiều mỡ và nước uống có ga.

Xem thêm:

  • Phòng ngừa ung thư cổ tử cung bằng vắcxin HPV
  • Dấu hiệu sớm của ung thư cổ tử cung phụ nữ nên biết
  • Quan hệ tình dục với nhiều người dễ gây ung thư cổ tử cung