Bệnh tự kỷ là gì?

Trong những năm gần đây, số lượng trẻ mắc phải bệnh tự kỷ tăng lên không ngừng, và việc phát hiện bệnh sớm cũng như biết phương hướng điều trị bệnh tự kỷ ở trẻ em là rất quan trọng. Trong bài viết này HoiBenh sẽ cùng các bạn đi tìm hiểu bệnh tự kỷ là gì cùng các kiến thức liên quan.

Bệnh tự kỷ là gì? Bệnh tự kỷ là gì?

Bệnh tự kỷ là gì?

Tự kỷ là tình trạng rối loạn hành vi thần kinh phức tạp bao gồm những suy giảm về tương tác xã hội, ngôn ngữ và kỹ năng giao tiếp, những hành vi cứng nhắc, mang tính hạn hẹp và lặp đi lặp lại.

Tự kỷ thường hay gặp ở các bé trai với tỷ lệ mắc bệnh cao gấp 4 lần so với bé gái.

Bệnh tự kỷ có chữa được không

Triệu chứng của bệnh tự kỷ

Các triệu chứng thường gặp của bệnh tự kỷ như sau:

Có vấn đề về ngôn ngữ

Mặc dù trẻ em có những mốc học nói khác nhau nhưng bố mẹ nên chú ý nếu thấy quá chậm trễ so với độ tuổi. Các triệu chứng tự kỷ tiềm ẩn bao gồm không có các cử chỉ như chỉ hoặc vẫy tay, không nói khi 16 tháng, không nói được hai từ có nghĩa khi 24 tháng.

Kém giao tiếp xã hội cụ thể như sau:

  • Những đứa trẻ khỏe mạnh cho thấy mối liên hệ với người xung quanh bằng cách cười, ôm hay nhìn nhận biết. Nếu con bạn không bày tỏ một nụ cười hoặc biểu hiện một thái độ vui vẻ vào lúc 6 tháng tuổi, đó có thể là một dấu hiệu của tự kỷ.
  • Tiếp xúc bằng mắt cũng là một vấn đề với những người tự kỷ, vì nó liên quan đến khả năng đọc và diễn giải biểu hiện trên khuôn mặt người khác. Mất khả năng nói hoặc các kỹ năng xã hội
  • Thông thường trẻ em bị ốm hoặc buồn bã sẽ ít nói chuyện hơn trong vài ngày. Nhưng nếu điều này kéo dài nhiều, thì bố mẹ cần đưa con đến một chuyên gia để tìm hiểu lý do. Và rất có thể đây chính là triệu chứng ban đầu của bệnh tự kỷ.

Bệnh tự kỷ có chữa được không

Hành vi lặp lại:

Theo các chuyên gia “vỗ tay, lắc lắc, nhảy và xoay, sắp xếp và sắp xếp lại đồ vật, lặp lại các âm thanh, từ ngữ hay câu nói” là những hành vi phổ biến ở trẻ tự kỷ.

Phản ứng khi buộc phải thay đổi :

  • Trẻ tự kỷ có thể chú ý đến trật tự mà không có mục đích gì. Ví dụ chúng có thể dành hàng giờ sắp xếp đồ chơi và phân loại chúng theo màu sắc hoặc kích thước thay vì chơi với đồ chơi.
  • Thói quen là một phần quan trọng đối với trẻ bị tự kỷ. Nhưng nếu trẻ trở nên suy sụp khi được yêu cầu phải làm điều gì đó khác đi hoặc bắt buộc phải thay đổi một thói quen nào đó, đó có thể là một dấu hiệu của chứng tự kỷ. Ở trẻ nhỏ, điều này có thể dẫn đến hành vi giận dữ. Khi trẻ lớn hơn, các triệu chứng bệnh tự kỷ ở trẻ em có thể tự nhận ra trong các hành vi lặp đi lặp lại như bước đi liên tục hoặc vặn xoắn tay vào nhau khi lo lắng.

Bận tâm hoặc ám ảnh quá mức

Sự quan tâm quá mức và hiểu biết sâu sắc về một vấn đề bất thường cũng có thể là dấu hiệu của chứng tự kỷ. Đây có thể là một sự ám ảnh với quạt trần, máy hút bụi, nhà vệ sinh hoặc thậm chí là kiến thức chuyên sâu về thiên văn học. Những trẻ lớn hơn hoặc người lớn mắc bệnh tự kỷ ở trẻ em có thể phát triển một sự quan tâm đặc biệt đến ngày tháng, các con số, dấu hiệu và các chủ đề khoa học.

Hiểu mọi điều theo nghĩa đen

Trẻ em bị tự kỷ thường gặp khó khăn trong việc hiểu các khái niệm trừu tượng và các câu thành ngữ. Chúng rất khó để hiểu được các câu nói tắt, các câu có nghĩa bóng mà thường chỉ hiểu theo đúng nghĩa đen của từ.

Các vấn đề liên quan

Các chẩn đoán thường kèm theo tự kỉ bao gồm rối loạn dạ dày ruột, rối loạn giấc ngủ, động kinh, các vấn đề về xử lý cảm giác và xu hướng ăn những thứ không phải là thực phẩm.

Cách chăm sóc và điều trị trẻ tự kỷ

Để phòng tránh và điều trị hội chứng tự kỷ ở trẻ em cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, cộng đồng và môi trường điều trị để trẻ lấy lại cân bằng trong phát triển tinh thần và thể chất. Nếu không được điều trị, bệnh tự kỷ ở trẻ em sẽ tạo ra những rối loạn nhân cách của người bệnh trong tương lai và đôi khi gây ra những hậu quả rất nghiêm trọng đối với cộng đồng và xã hội.

  • Để ý phát hiện sớm thông qua các triệu chứng biểu hiện đơn giản nhất là trẻ không hề có phản ứng khi được người khác gọi.
  • Không nên giấu trẻ bị mắc chứng bệnh tự kỷ: Nói cho tất cả những người thường xuyên tiếp xúc với trẻ như người trong gia đình, họ hàng, hàng xóm láng giềng, cô giáo dạy cháu...để mọi người ý thức quan tâm và giúp trẻ.
  • Cho trẻ được hòa nhập với các bạn bè càng sớm càng tốt: bằng cách cho đi nhà trẻ, chơi với trẻ con hàng xóm... Không nên tách các cháu tự kỷ cho học một lớp riêng vì môi trường đó càng không tốt cho trẻ, nên cho trẻ theo học các lớp bình thường và nhờ các cô đặc biệt chú ý hơn đến cháu.

  • Khi dạy cho trẻ, tốt nhất mọi người trong gia đình phải tham gia, không nhất thiết phải cần các cô giáo chuyên. Dạy trẻ thông qua các đồ vật trong nhà, các tranh ảnh... từ cách đơn giản nhất là nhận biết : Ví dụ như đây là cái gì? Sau đó nâng dần lên mức so sánh, phân loại... Khi dạy cho trẻ tự kỷ thì nên đặt ra mục tiêu. Mục tiêu đặt ra để cho những người dạy chứ không phải mục tiêu cho trẻ. Nếu thấy trẻ không đạt được mục tiêu mình muốn đề ra trong ngày thì phải từ bỏ ngay mục tiêu đó trong ngày hôm đó và chuyển sang thời điểm khác và dạy trẻ mục tiêu khác. Việc dạy trẻ tự kỷ đòi hỏi phải rất kiên nhẫn, liên tục, mọi lúc, mọi nơi, đòi hỏi người dạy phải nói rất nhiều với cháu. Cách dạy hiệu quả nhất là thông qua các đồ chơi, các việc sai vặt trong nhà.
  • Không nên tiết kiệm lời khen đối với trẻ, trẻ tự kỷ rất thích được khen đặc biệt được hoan hô khi cháu làm được bất cứ việc gì.
  • Trẻ tự kỷ rất máy móc, nhiều khi để đạt được mục tiêu của mình cũng phải chiều theo những điều máy móc của trẻ, khi trẻ đã nhận thức được nhiều hơn chúng ta sẽ sửa dần.
  • Trẻ tự kỷ trí nhớ về hình ảnh rất tốt, hãy cố gắng sử dụng yếu tố này để dạy trẻ sử dụng máy tính, TV, đầu video..., thông qua đó chúng ta có thể cài đặt các chương trình dạy trẻ rất sinh động.
  • Không dạy trẻ ngoại ngữ (đây là ý kiến của các chuyên gia nước ngoài mà tôi thấy rất đúng) bởi vì mọi cái các cháu biết như người học ngoại ngữ học.
  • Đối với gia đình có trẻ tự kỷ sẽ rất vất vả cả về thể chất và tinh thần, nhưng không nên bi quan quá. Vì những trẻ tự kỷ thường sẽ có năng khiếu đặc biệt trong một lĩnh vực nào đó (âm nhạc, làm toán... )và có trí nhớ rất tốt. Không phải dạy các cháu cái gì cũng khó, có những cái các cháu học rất nhanh ngoài sức tưởng tượng.
  • Các gia đình đang có trẻ tự kỷ cần liên hệ với nhau để có thể học hỏi được kinh nghiệm của nhau cùng nhau giúp trẻ cải thiện bệnh.

Tình yêu + Niềm tin + Kiên trì mọi lúc mọi nơi sẽ giúp những gia đình có trẻ tự kỷ thành công

Xem thêm :

  • Tự kỉ có chữa khỏi được không?
  • Nếu có những dấu hiệu sau, hãy lưu ý vì con bạn có thể bị tự kỉ
  • Mẹ bầu uống gì sẽ gây nguy cơ 87% con bị tự kỉ