Bệnh trĩ và cách điều trị bệnh trĩ

Trĩ là một bệnh gây nhiều đau đớn và phiền toái. Người mắc bệnh trĩ thường có tâm lý e ngại khi đi khám và điều trị nên thường để bệnh diễn biến nặng mới đến cơ sở y tế. Điều này không hề tốt cho người bệnh chút nào. Vậy, cách điều trị bệnh trĩ như thế nào?

Bệnh trĩ và cách điều trị bệnh trĩ Bệnh trĩ và cách điều trị bệnh trĩ

Trĩ là một bệnh gây nhiều đau đớn và phiền toái. Người mắc bệnh trĩ thường có tâm lý e ngại khi đi khám và điều trị nên thường để bệnh diễn biến nặng mới đến cơ sở y tế. Điều này không hề tốt cho người bệnh chút nào. Vậy, cách điều trị bệnh trĩ như thế nào?

1. Bệnh trĩ là gì?

Trĩ là cấu trúc giải phẫu bình thường, có bản chất là đám rối tĩnh mạch nằm dưới niêm mạc (trĩ nội) hoặc dưới da (trĩ ngoại) vùng thấp của trực tràng và hậu môn.

Bệnh trĩ được hình thành do giãn quá mức các đám rối tĩnh mạch trĩ. Trĩ là bệnh khá phổ biến mà bất kỳ ai cũng đều có thể mắc bệnh.

2. Nguyên nhân gây bệnh trĩ

  • Rặn mạnh khi đi đại tiện
  • Ngồi lâu trên bồn cầu
vicare.vn-benh-tri-va-cach-dieu-tri-benh-tri-body-1
  • Tiêu chảy hoặc táo bón mạn tính.
  • Béo phì
  • Mang thai.
  • Giao hợp qua đường hậu môn.
  • Chế độ ăn ít chất xơ
  • Bệnh trĩ gia tăng theo tuổi vì cấu trúc mô nâng đỡ các tĩnh mạch ở trực tràng và hậu môn bị trở nên lỏng lẻo và nhão dần.

3. Phân loại bệnh trĩ

Có hai loại trĩ: Trĩ nội và trĩ ngoại

  • Trĩ nội: Búi trĩ phát sinh ở khoang dưới niêm mạc, trên đường lược và có nguồn gốc từ đám rối trĩ nội.

Độ I: vẫn nằm trong hậu môn và chưa sa ra ngoài. Chảy máu tươi khi đi cầu.

Độ II: lấp ló ngoài hậu môn khi đi đại tiện. Đi xong tự tụt vào trong.

Độ III: lòi ra ngoài hậu môn khi đi đại tiện. Phải dùng tay đẩy vào.

Độ IV: thường xuyên nằm ngoài hậu môn.

  • Trĩ ngoại: Búi trĩ nằm dưới da, dưới đường lược, từ đám rối trĩ ngoại (mạch trực tràng dưới).ặc táo bón mạn tính
vicare.vn-benh-tri-va-cach-dieu-tri-benh-tri-body-2
Các cấp độ thường gặp của bệnh trĩ nội

4. Cách điều trị bệnh trĩ

4.1 Điều trị trĩ nội

Trĩ nội độ I:

Điều trị nội khoa: tăng cường thành mạch, nhuận tràng, thuốc đặt tại chỗ.

Trĩ nội độ II:

Điều trị nội khoa: như điều trị trĩ độ I.

Can thiệp thủ thuật: chích trĩ hoặc thắt dây thun.

Trĩ độ III, IV: sử dụng phương pháp phẫu thuật Longo hoặc cắt trĩ từng búi.

4.2 Điều trị trĩ ngoại

Điều trị nội khoa

  • Thuốc điều hòa lưu thông ruột
  • Thuốc nhuận tràng có tác dụng chống táo bón, chống ỉa chảy.
  • Thuốc đạn và mỡ: đặt và bôi ở hậu môn có tác dụng che phủ bảo vệ niêm mạc ở búi trĩ. Ngoài ra, thuốc còn có tác dụng bôi trơn cho phân dễ đi qua.
  • Các loại thuốc làm tăng trương lực cơ, giúp bền vững thành mạch.
  • Các loại thuốc chống viêm.

Ngoài ra, điều trị trĩ ngoại bằng một số loại thuốc đặc trị như: Thuốc uống toàn thân, viên đặt hậu môn, cream bôi tại chỗ

Tuy nhiên, bệnh trĩ ngoại thường đi kèm với các triệu chứng như táo bón, đường ruột, giảm đau và thuốc kháng sinh. Vì vậy, để tăng hiệu quả điều trị, bệnh nhân cần gặp bác sĩ để được hướng dẫn sử dụng thuốc đúng cách.

Điều trị bệnh trĩ ngoại qua phương pháp thủ thuật

Một số thủ thuật được sử dụng phổ biến như: thắt vòng cao su, tiêm xơ, quang đông hồng ngoại...

Ưu điểm của điều trị trĩ ở phương pháp này đó là

  • Đơn giản, không gây đau đớn, nhanh gọn.
  • Rẻ tiền, ít ảnh hưởng đến khả năng lao động và sinh hoạt.
  • Điều trị ngoại trú được.
  • Đối với trĩ độ I và độ II khả năng điều trị hiệu quả cao: 70-90%.

Bệnh trĩ và điều trị bệnh trĩ bằng phương pháp cắt trĩ

  • Là phương pháp cắt trực tiếp vào búi trĩ.
  • Áp dụng cho trường hợp bị bệnh trĩ ngoại không đẩy vào được.

Bệnh trĩ và điều trị bệnh trĩ bằng phương pháp treo trĩ

Phương pháp này không cắt trực tiếp vào búi trĩ mà kéo các búi trĩ sa co trở lại trong hậu môn.

Ưu điểm:

  • Đơn giản, an toàn và hầu như không gây biến nặng chứng như cắt trĩ.
  • Mang tính thẩm mỹ rất cao.

Điều trị bệnh trĩ ngoại bằng cách cải thiện chế độ sinh hoạt và ăn uống

Chế độ sinh hoạt:

  • Tránh ngồi hoặc đứng lâu ở một tư thế.
  • Tập thể dục hàng ngày. Thực hiện các môn thể dục thể thao nhẹ nhàng như đi bộ, dưỡng sinh để phòng tránh bệnh trĩ.
  • Nên đứng dậy đi lại vài phút sau khi ngồi 1 tiếng.
  • Tập thói quen đi đại tiện hàng ngày vào một khung giờ nhất định sẽ giúp cho hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru, tránh táo bón.
  • Không rặn mạnh khi đi đại tiện sẽ gây tăng áp lực lên các tĩnh mạch ở trực tràng dưới làm cho búi trĩ phình to và dễ chảy máu.

Chế độ ăn uống:

  • Bạn nên ăn nhiều thực phẩm có chất xơ như rau xanh, hoa quả tươi, ngũ cốc nguyên hạt để phòng chống bệnh trĩ và tái phát trĩ.
  • Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày giúp hấp thu đủ chất dinh dưỡng, đào thải chất cặn bã ra khỏi cơ thể.

5. Khi nào bạn nên đi khám bệnh trĩ?

5.1 Đi ngoài ra máu

Thường là máu tươi. Tuy nhiên, không phải với ai hay lúc nào cũng đi ngoài ra máu. Vì vậy, bạn cần đến thăm khám sức khỏe định kỳ để phát hiện bệnh trĩ kịp thời.

Cảm giác nặng tức ở hậu môn và mót rặn.

Đau rát hậu môn: xuất hiện trong- sau khi đi vệ sinh. Có thể đau âm ỉ cả ngày, đặc biệt khi ngồi.

Đi ngoài thấy búi trĩ sa ra ngoài hậu môn.

  • Búi trĩ có thể tự động thụt lên được ( bệnh trĩ độ II)
  • Phải dùng tay đẩy búi trĩ lên ( bệnh trĩ độ III)
  • Không thể đẩy vào bên trong hậu môn ( bệnh trĩ độ IV)

5.2 Khi bạn là các đối tượng

  • Ngồi lâu, đứng nhiều và ít vận động.
  • Mắc bệnh táo bón kinh niên và phải rặn nhiều.
  • Nếu bạn đang trong giai đoạn tiêu chảy có thể khiến cho bệnh nặng lên.
  • Bạn bị mắc một số bệnh khác như hội chứng ruột kích thích, u bướu vùng hậu môn trực tràng và các vùng xung quanh, tăng áp lực trong ổ bụng cũng có nguy cơ mắc bệnh trĩ.
  • Phụ nữ mang thai và sau sinh.

Bệnh trĩ có thể không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng bệnh gây khó chịu, làm đảo lộn cuộc sống cho người mắc bệnh tùy theo mức độ bệnh. Chữa bệnh trĩ không khó nếu như bệnh nhân phát hiện sớm các triệu chứng, có cách chữa trị và phương pháp chính xác phù hợp.

Xem thêm:

  • Top 5 cơ sở khám và điều trị bệnh trĩ đáng tin cậy tại Hà Nội
  • Để trĩ không còn là nỗi lo, cần biết khi điều trị trĩ
  • 4 địa chỉ điều trị bệnh trĩ hiệu quả tại TP. Hồ Chí Minh