Bệnh trầm cảm có hết hẳn không?

Trầm cảm là một chứng bệnh rối loạn tâm trạng, gây ra cảm giác buồn, mất hứng thú kéo dài dai dẳng. Chứng trầm cảm sẽ gây ảnh hưởng đến cách bạn cảm nhận, suy nghĩ, hành xử và có thể gây ra những vấn đề đa dạng về tinh thần và thể chất.

Bệnh trầm cảm có hết hẳn không? Bệnh trầm cảm có hết hẳn không?

1. Trầm cảm là gì?

Nếu nỗi buồn kéo dài trong nhiều ngày hoặc nhiều tuần, nó có thể làm bạn khó làm việc hoặc vui vẻ với gia đình, bạn bè, thậm chí trong các trường hợp nghiêm trọng, bệnh trầm cảm có thể dẫn bạn đến ý định tự tử.

Theo số liệu tham vấn và trị liệu tâm lý tại Viện tâm lý SUNNYCARE, trầm cảm có thể xảy ra ở nhiều lứa tuổi kể cả trẻ em và người già, phổ biến nhất là 18 -45 tuổi, phụ nữ nhiều hơn nam giới với tỷ lệ nữ chiếm khoảng 2⁄3 các ca tham vấn, nhiều ca đã rơi vào tình trạng trầm cảm nặng mà chưa từng được tham vấn và trị liệu tâm lý trước đó.. Nhưng chỉ khoảng 25% trong số đó được điều trị kịp thời và đúng phương pháp.

2. Triệu chứng và dấu hiệu

Triệu chứng của bệnh trầm cảm khá đa dạng và thường xuất hiện khác nhau ở mỗi người, chẳng hạn như khi bị trầm cảm, có những người sẽ ngủ nhiều hơn, có nhiều người lại rất khó ngủ hoặc có người sẽ ăn nhiều hơn, trong khi một số người lại bị mất cảm giác ngon miệng khi ăn. Tuy nhiên, vẫn có một số triệu chứng phổ biến như:

  • Không thể tập trung;

  • Cảm thấy mệt mỏi;

  • Cảm thấy buồn chán hoặc trống rỗng;

  • Cảm thấy vô vọng, dễ bị yếu tố môi trường kích động, lo lắng hoặc cảm thấy có lỗi;

  • Mất hứng thú với quan hệ tình dục;

  • Nhức đầu, đau bụng hoặc gặp các vấn đề về hệ tiêu hóa;

  • Một số trường hợp trầm cảm nghiêm trọng có thể có ý định tự tử, hoặc cố tìm cách tự tử.

vicare.vn-benh-tram-cam-co-het-han-khong-body-1

Có thể có những triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập đến. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào cần được giải đáp về các triệu chứng và dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

3. Các yếu tố nguy cơ dẫn đến Trầm cảm

Trầm cảm thường bắt đầu ở tuổi vị thành niên khoảng 15-30 tuổi, những cũng có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Số lượng bệnh nhân nữ được chẩn đoán trầm cảm nhiều hơn nam, nhưng cũng có thể là vì nữ thường đi tìm giải pháp chữa trị nhiều hơn nam.

Những yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc trầm cảm, bao gồm

  • Độ tuổi: trầm cảm thường xuất hiện ở độ tuổi 15-30 tuổi.

  • Có tiền sử từng mắc rối loạn lo lắng, rối loạn nhân cách giới hoặc rối loạn sau sang chấn.

  • Lạm dụng các thức uống có cồn và các loại thuốc gây nghiện.

  • Có một số tính cách như thiếu tự tin vào bản thân, quá độc lập, hay tự chỉ trích bản thân hoặc bi quan.

  • Mắc bệnh nặng hoặc bệnh mãn tính ví dụ như ung thư, tiểu đường hay bệnh tim.

  • Dùng một số loại thuốc lâu dài như thuốc chữa tăng huyết áp hoặc thuốc ngủ (hãy hour ý kiến bác sĩ điều trị của bạn trước khi ngưng dùng bất kì thuốc nào).

  • Đã gặp những chấn thương hay căng thẳng, như từng bị lạm dụng về thể xác và tình dục, mất đi người mà mình yêu thương, có những mối quan hệ khó khăn hay gặp vấn đề về tài chính.

  • Trong gia đình họ hàng có người mắc bệnh trầm cảm, rối loạn lưỡng cực, nghiện rượu hay đã tự tử.

4. Những thói quen sinh hoạt giúp hạn chế diễn tiến của trầm cảm?

Những thói quen sinh hoạt và phong cách sống dưới đây sẽ có thể giúp bạn hạn chế sự tiến triển của bệnh trầm cảm:

  • Không tự cô lập mình;

  • Đơn giản hóa cuộc sống và các vật dụng xung quanh;

  • Tập thể dục thường xuyên, đều đặn và khoa học;

  • Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng;

  • Học cách thư giãn tâm lý và kiểm soát căng thẳng;

  • Không nên đưa ra các quyết định quan trọng khi đang cảm thấy tâm trạng chán nản;

  • Gọi bác sĩ nếu các triệu chứng trở nên nặng hơn; bệnh nhân có ý định tự tử hoặc có ý định giết hay làm hại người khác;

  • Gọi bác sĩ ngay nếu bạn gặp các triệu chứng rối loạn thần kinh như nghe thấy giọng nói bất thường, thấy những thứ không xuất hiện ở đó hoặc cảm thấy bị hoang tưởng.

vicare.vn-benh-tram-cam-co-het-han-khong-body-2

5. Bệnh trầm cảm có hết hẳn không?

Sự kết hợp giữa các loại thuốc chống trầm cảm và phương pháp điều trị tâm lý sẽ mang lại kết quả khả quan cho người bệnh. Tuy nhiên, bệnh nhân cần phải tôn trọng tuân thủ thời gian điều trị.

Thường chỉ sau khoảng 15 ngày điều trị, bệnh trầm cảm sẽ cảm thấy sức khoẻ cũng như tâm lý tốt hơn. Hai tháng sau khi bắt đầu điều trị, bệnh nhân có cảm giác mình đã được trở lại trạng thái trước khi mắc căn bệnh này.

Tuy nhiên, bệnh nhân không được dừng quá trình điều trị tại đây. Kết quả điều trị sẽ là con số 0 hoặc số âm. Theo các bác sỹ tâm thần/ tâm lý, việc điều trị cần phải kéo dài trong vòng nhiều tháng sau đó ngay cả khi bạn cảm thấy bản thân hoàn toàn khoẻ mạnh. 6 tháng điều trị là thời gian ít nhất cho mỗi đợt điều trị bệnh.

Xem thêm:

  • Các phương pháp điều trị bệnh trầm cảm ở trẻ em
  • 9 dấu hiệu trầm cảm bạn nên biết