Bệnh tim bẩm sinh có chữa khỏi được không?

Với một số người mắc phải căn bệnh này sẽ luôn mặc cảm với tâm lý mang “bản án chết người” có thể xảy đến bất cứ lúc nào. Nhưng sự thực bệnh tim bẩm sinh có đáng sợ như vậy không và đã có phương pháp nào để chữa khỏi bệnh dị tật tim bẩm sinh chưa? Cùng theo dõi bài viết sau đây để có thêm thông tin nhé.

Bệnh tim bẩm sinh có chữa khỏi được không? Bệnh tim bẩm sinh có chữa khỏi được không?

Tiến sĩ Nathalie Auger của Đại học Montreal (Canada) nhận định: Bệnh tim bẩm sinh trở thành dạng khuyết tật bẩm sinh phổ biến nhất trên thế giới hiện nay.

Hiểu về bệnh tim bẩm sinh

Bệnh tim bẩm sinh là căn bệnh hình thành từ ngay khi bé còn đang nằm trong bụng mẹ. Bệnh tim bẩm sinh, hay còn gọi là dị tật tim bẩm sinh, bất thường tim bẩm sinh, nhằm chỉ sự phát triển không hoàn thiện của quả tim, dẫn đến các khuyết tật ở trẻ sơ sinh. Điều này dẫn đến chức năng và hoạt động của tim bị hạn chế, nguy cơ dẫn đến nhiều biến chứng và gây tử vong cho trẻ.

Bệnh tim bẩm sinh ở trẻ thường diễn ra trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ. Tuy nhiên, phải đến tuần 18 – 22 của chu kỳ mang thai thì việc chẩn đoán, phát hiện mới chính xác nhờ vào việc siêu âm tim thai.

Bệnh tim bẩm sinh có thể xuất hiện ở trẻ sơ sinh, trẻ em và ở cả người lớn.

vicare.vn-benh-tim-bam-sinh-co-chua-khoi-duoc-khong-body-1
Trái tim có chức năng vô cùng quan trọng với con người

Các kiểu bệnh thuộc về dị tật tim bẩm sinh

Đây là những bệnh tim bẩm sinh có biểu hiện chung là gây tím tái ở trẻ

  • Hẹp eo động mạch chủ: các động mạch chủ phía bên trái của tim bị hẹp khiến cho máu khó lưu thông đi nuôi cơ thể.
  • Hẹp van động mạch phổi: van ở động mạch phổi bị hẹp hoặc cứng khiến cho máu vận chuyển từ tim đến phổi khó khăn. Đây là bệnh hình thành từ trong bào thai.
  • Còn ống động mạch (ống Botal): sau khi sinh, ống động mạch nối giữa động mạch phổi và quai động mạch chủ cần đóng lại để trẻ hô hấp bình thường. Nhưng nếu không đóng lại sẽ dẫn đến bệnh còn ống động mạch. Bệnh gây cho trẻ khó thở, suy tim, tím tái vì thiếu oxy.
  • Thông liên nhĩ: có khoảng 5 – 10% trẻ mắc phải bệnh thông liên nhĩ. Bệnh hình thành do một lỗ hổng của vách ngăn giữa tâm nhĩ trái và tâm nhĩ phải. Điều này sẽ khiến cho máu ở hai bên vách ngăn bị hòa trộn, khiến quá trình trao đổi máu với cơ thể bị gián đoạn.
  • Thông liên thất: chiếm tỷ lệ mắc bệnh cao nhất với 30,5% trẻ bị tim bẩm sinh. Thông liên thất là tình trạng máu ở hai bên tâm thất bị hòa trộn do lỗ hở ở vách ngăn tâm thất trái và phải.

Nếu trẻ không bị tím thì có thể là bệnh tứ chứng Fallot. Tứ chứng Fallot có 4 biểu hiện dị tật cùng mắc phải (thông liên thất, hẹp phễu động mạch phổi, phì đại thất phải, động mạch chủ nằm trên vách liên thất), là loại dị tật tim bẩm sinh phổ biến và diễn tiến bệnh phức tạp, khó điều trị.

Dấu hiệu của bệnh tim bẩm sinh

Do trẻ sơ sinh vẫn chưa nhận thức rõ vấn đề sức khỏe mà chính bản thân chúng đang gặp phải, do đó, bố mẹ cần quan tâm theo dõi trẻ sát sao. Khi thấy các dấu hiệu sau đây, bố mẹ cần nhanh chóng đưa con đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế uy tín để được chẩn đoán, điều trị kịp thời.

● Tím tái ở môi, các đầu ngón tay, đầu ngón chân và một số vùng da trên cơ thể khi khóc, khi rặn đại tiện. Nhưng ở vài đứa trẻ chúng sẽ không có tình trạng tím nên không thể phát hiện dựa vào quan sát bên ngoài được.

● Hơi thở của trẻ bị tim bẩm sinh sẽ khác với những bé không bị bệnh: thở nhanh, khó thở, lồng ngực bị lõm khi hít vào. Đôi khi trẻ sẽ bị các cơn đau ngực hành hạ.

● Nhiều trường hợp trẻ được phát hiện bị tim bẩm sinh khi đã được vài tháng hoặc vài tuổi. Lúc này trẻ thường xuyên bị viêm phổi, ho khò khè không trị dứt điểm và dễ bị tái lại. Da xanh xao, sờ vào da thấy lạnh và vã mồ hôi.

● Trẻ bú ít và khi bú mẹ, trẻ không bú liên tục được mà phải ngừng nghỉ một khoảng thời gian ngắn sau đó mới bú tiếp. Cân nặng của trẻ nhẹ hơn, chậm mọc răng, lật, bò, ... trẻ dễ bị mệt hơn so với các đứa bé khác.

● Trong một vài trường hợp nặng hơn, nhịp tim của trẻ bất thường dẫn đến chóng mặt, khó thở, ngất xỉu.

Nguyên nhân gây ra bệnh tim bẩm sinh

Cho đến nay, vẫn chưa có nghiên cứu nào xác nhận nguyên nhân gây ra hiện tượng tim bẩm sinh ở trẻ em là gì. Đây có thể là một trong những trở ngại lớn nhất để phòng tránh và hạn chế số lượng mắc bệnh tim bẩm sinh đang không ngừng gia tăng hiện nay. Nhưng các chuyên gia cũng chỉ ra những tác nhân có thể khiến cho việc mắc phải bệnh tim bẩm sinh cao.

  • Từ di truyền: đây là một trong những yếu tố có liên quan đến dị tật bẩm sinh. Người bị tim bẩm sinh có thể bị đột biến gene hoặc nhiễm sắc thể ngay từ khi còn trong bụng mẹ. Một số trường hợp bố mẹ mắc bệnh tim cũng sẽ di truyền sang thế hệ con cái, đặc biệt là khi mẹ bị tim bẩm sinh, nhưng không phải đứa trẻ nào sinh ra cũng đều bị bệnh. Ngoài ra các hội chứng dị tật khác do nhiễm sắc thể cũng có mối liên kết đến dị tật tim bẩm sinh như hội chứng Down (tam sắc thể 13), hội chứng Turner, hội chứng Klinefelter, ...
  • Do nhiễm virus siêu vi trong lúc mang thai như lupus đỏ, Herpes, Rubella, Cytomegalo, ... Các virus này tấn công cơ thể người mẹ và bào thai dẫn đến tình trạng khiếm khuyết bộ phận nào đó của thai nhi, trong đó dị tật tim là phổ biến nhất.
  • Nhiễm độc: yếu tố nhiễm độc này có thể do mẹ sử dụng chất kích thích như rượu, bia, ma túy trong thai kỳ. Hoặc khi bà bầu sử dụng thuốc để điều trị bệnh động kinh, nội tiết tố, Thalidomide giảm sưng phù và viêm trong tam nguyệt cá đầu tiên cũng làm tăng nguy cơ trẻ bị tim bẩm sinh. Ngoài ra, có thể do ngộ độc hóa chất gây ra nhưng không nhiều.
  • Mẹ bị tiểu đường thai kỳ cũng dễ dẫn đến biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ, khiến khả năng trẻ mắc dị tật tim bẩm sinh dễ xảy ra.

Tim bẩm sinh có nguy hiểm không?

Tình trạng nguy hiểm đe dọa tính mạng khi mắc phải dị tật tim bẩm sinh còn tùy thuộc vào nhóm bệnh, độ tuổi và phát hiện sớm hay không. Hiện nay, đa số các loại bệnh tim bẩm sinh đều đã được chữa khỏi, kéo dài tuổi thọ nếu được chẩn đoán và điều trị đúng phương pháp. Tuy nhiên, nguy cơ gây tử vong do dị tật tim bẩm sinh vẫn có do bệnh có biểu hiện phức tạp, trẻ bị chết ngay khi vừa sinh ra hoặc can thiệp trễ.

Do đó, điều quan trọng là nhận biết sớm bệnh tim bẩm sinh để bác sĩ chuyên khoa có phương án chữa trị thích hợp.

Bệnh tim bẩm sinh có chữa khỏi được không?

Nhiều người phát hiện con, người thân hay chính bản thân mình bị bệnh lý về dị tật tim bẩm sinh đã có tâm lý bi quan về khả năng khỏi bệnh và hồi phục như người bình thường.

Các bác sĩ chuyên khoa tim mạch nhận định, dị tật tim bẩm sinh là căn bệnh có thể chữa khỏi. Rất nhiều trường hợp mắc bệnh tim bẩm sinh đã được chẩn đoán, can thiệp phẫu thuật thành công. Chính vì vậy tim bẩm sinh cần phát hiện sớm, điều trị kịp thời tại các bệnh viện uy tín về tim mạch.

vicare.vn-benh-tim-bam-sinh-co-chua-khoi-duoc-khong-body-2
Hiện nay, tim bẩm sinh đã có nhiều phương pháp điều trị với kết quả hồi phục cao

Các phương pháp điều trị tim bẩm sinh hieeujq ủa

Hiện nay, người bị tim bẩm sinh được chữa khỏi không còn là điều xa lạ nhờ vào sự tiến bộ của y khoa và công nghệ. Tại Việt Nam, các bác sĩ chuyên khoa đã có thể tự thực hiện các ca phẫu thuật tim bẩm sinh, mang lại trái tim khỏe mạnh cho rất nhiều người. Trong đó, phương pháp đóng lỗ rò động mạch vành với dụng cụ qua da đem lại nhiều kết quả khả quan, thời gian phẫu thuật ngắn, ít xâm lấn và cơ hội hồi phục rất cao. Việc đóng lỗ rò động mạch vành thực hiện bằng cách luồn một ống thông tới động mạch vành thông qua tĩnh mạch đùi, sau đó bác sĩ phẫu thuật đưa dây dẫn và thiết bị vào nhằm đóng lại lỗ rò.

  • Điều trị bằng thuốc đặc trị: Đối với bệnh tim bẩm sinh thể nhẹ, không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và chưa cần can thiệp bằng phẫu thuật, bác sĩ chuyên khoa tim mạch sẽ cho thuốc uống nhằm điều hòa nhịp tim và giúp tim hoạt động tốt hơn, tránh bị tình trạng máu đông.
  • Ghép tim: trong trường hợp nặng và không thể điều trị bằng phương pháp khác thì kỹ thuật ghép tim được đề xuất. Ghép tim là hình thức thay thế quả tim bị bệnh bằng một quả tim khác khỏe mạnh hơn. Sau khi thực hiện các xét nghiệm sàng lọc, bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật cấy ghép tim. Việc chăm sóc hậu phẫu sau ghép tim cũng là điều đáng lưu ý bởi vấn đề nhiễm trùng, đào thải của cơ thể.
  • Phẫu thuật mở tim: nếu không thể đặt ống thông dưới da để điều trị bệnh dị tật tim bẩm sinh thì các bác sĩ sẽ tiến hành mổ hở, mở lồng ngực để can thiệp y khoa trong đóng các lỗ hở, mở các van động mạch phổi, các đoạn hẹp eo động mạch chủ. Hiện nay, đã có phương pháp mổ nội soi giảm bớt xâm lấn và đau đớn, chảy máu, hồi phục nhanh, ít để lại sẹo cho người bệnh.
  • Đặt ống thông (catheter): ống thông được luồn qua mạch máu và dẫn đến tim. Việc đặt ống thông sẽ giúp tình trạng hẹp eo động mạch chủ, hẹp van động mạch phổi được cải thiện nhờ ống thông mở rộng các đoạn bị hẹp, giúp máu lưu thông dễ dàng hơn.
  • Cấy thiết bị vào tim: các thiết bị y khoa hỗ trợ tim như máy tạo nhịp tim, thiết bị hỗ trợ tâm thất, ... giúp người bị bệnh tim bẩm sinh có thể hoạt động, sinh sống bình thường.
vicare.vn-benh-tim-bam-sinh-co-chua-khoi-duoc-khong-body-3
Phẫu thuật sớm, đúng phương pháp mang đến trái tim khỏe mạnh cho người bị dị tật bẩm sinh

Cách phòng tránh nguy cơ mắc bệnh tim bẩm sinh

  • Tránh kết hôn cận huyết: Hiện nay, vẫn có một số địa phương vẫn còn tình trạng kết hôn cận huyết. Những hậu quả để lại cho những đứa trẻ được sinh ra từ kết hôn cận huyết là rất nhiều. Trong đó, dị tật tim bẩm sinh là dị tật hay gặp nhất. Cần thay đổi tư tưởng, tuyên truyền về mức độ nguy hiểm do kết hôn cận huyết mang đến để hạn chế các trường hợp bị tim bẩm sinh.
  • Khám sàng lọc trước khi mang thai: trước khi mang thai việc khám sàng lọc rất quan trọng nhưng nhiều bà mẹ hay bỏ qua. Phụ nữ chuẩn bị mang thai cần tiến hành các xét nghiệm để tầm soát về đột biến gene, rối loạn có thể di truyền. Đồng thời, tiêm đầy đủ các mũi vắc xin viêm gan B, thủy đậu, sởi – quai bị - rubella, cúm để giảm thiểu dị tật ở trẻ sơ sinh.
  • Trong thời gian mang thai cần chú ý chế độ dinh dưỡng, siêu âm đầy đủ, khám thai định kỳ để kịp thời phát hiện: dị tật tim bẩm sinh có thể được phát hiện qua siêu âm trong khoảng thời gian thai được 18 – 22 tuần. Do vậy mẹ bầu cần theo dõi thai nhi định kỳ theo đúng chỉ định của bác sĩ sản khoa. Ngoài ra, chế độ ăn uống cũng cần được bà bầu chú ý để tránh không bị tiểu đường thai kỳ. Nếu gặp vấn đề về sức khỏe, bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ. Tuyệt đối không sử dụng chất kích thích, đồ uống có cồn trong giai đoạn mang thai.

Xem thêm:

  • Xét nghiệm sàng lọc tim bẩm sinh, những điều cần biết
  • Dấu hiệu nhận biết bệnh tim bẩm sinh ở trẻ em bố mẹ cần biết