Bệnh tiểu đường có lây qua đường sinh dục hay không?

Bệnh tiểu đường (đái tháo đường) đang ngày càng gia tăng ở Việt Nam. Rất nhiều người mắc bệnh tiểu đường thắc mắc: Bệnh tiểu đường có lây không? Bệnh tiểu đường có lây qua đường sinh dục không? Bệnh tiểu đường có di truyền không?.... HoiBenh sẽ giúp bạn trả lời những thắc mắc trên trong bài viết dưới đây.

Bệnh tiểu đường có lây qua đường sinh dục hay không? Bệnh tiểu đường có lây qua đường sinh dục hay không?

Bệnh tiểu đường (đái tháo đường) đang ngày càng gia tăng ở Việt Nam. Rất nhiều người mắc bệnh tiểu đường thắc mắc: Bệnh tiểu đường có lây không? Bệnh tiểu đường có lây qua đường sinh dục không? Bệnh tiểu đường có di truyền không?.... HoiBenh sẽ giúp bạn trả lời những thắc mắc trên trong bài viết dưới đây.

Bệnh tiểu đường là gì?

Bệnh tiểu đường là bệnh lý nội khoa, thuộc nhóm các bệnh chuyển hóa. Có đặc điểm tăng đường huyết do thiếu hụt về insulin, về tác động của insulin hoặc cả hai. Tăng đường huyết kéo dài kéo theo những tổn thương, rối loạn chức năng cơ quan trong cơ thể, đặc biệt là mắt, thận, thần kinh, tim và mạch máu.

vicare.vn-benh-tieu-duong-co-lay-qua-duong-sinh-duc-hay-khong-body-1
Bệnh tiểu đường

Đặc điểm bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường chiếm khoảng 60-70% các bệnh nội tiết. Tỉ lệ mắc bệnh ở nữ nhiều hơn nam. Dự tính đến năm 2030, cả thế giới sẽ có hơn 500 triệu người mắc đái tháo đường và chiếm đến 80% gánh nặng y tế ở các nước thu nhập trung bình – thấp. Bệnh tiểu đường có thể là nguyên nhân nhiều nhất gây mù lòa, chạy thận nhân tạo và đoạn chi ở bệnh nhân trên toàn thế giới. Song song đó, các biến cố tim mạch như nhồi máu cơ tim, đột quỵ do đái tháo đường cũng là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong.

Tỉ lệ mắc bệnh tiểu đường thay đổi theo từng nước có nền nông nghiệp phát triển hay đang phát triển, thay đổi theo từng dân tộc, từng vùng địa lý khác nhau.

Ở Việt Nam, theo tài liệu nghiên cứu thống kê của 3 nhóm tác giả nghiên cứu trên 3 vùng khác nhau của đất nước cho thấy tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường từ 15 tuổi trở lên: Hà Nội 1,1% ( Lê Huy Hiệu và công sự , 1991). Thành phố Hồ Chí Minh 2,52% Mai Thế Trạch và cộng sự, 1993). Huế 0,69% ( Trần Hữu Dàng, 1996) Vì tỉ lệ ngày càng tăng, nhất là những người đang tham gia lao động sản xuất, đặc biệt hiện nay bệnh tiểu đường chưa thể chữa khỏi, cho nên phòng chống bệnh tiểu đường đang trở thành vấn đề y học của xã hội.

Phân loại bệnh tiểu đường

Theo ADA (Hội đái tháo đường Mỹ), thì bệnh tiểu đường được chia làm 4 nhóm chính:

  • Tiểu đường typ 1: Do tổn thương hoặc suy giảm chức năng tế bào β nguyên phát, đưa đến thiếu insulin hoàn toàn.
  • Xảy ra ở người trẻ, khoảng độ tuổi 10 – 20 tuổi.
  • Tỉ lệ mới mắc cao ở gia đình có người bị tiểu đường typ 1, có xu hướng hôn mê toan huyết.
  • Có kháng thể kháng tiểu đảo Langerhanse.
  • Sự bài tiết insulin có thể còn ở giai đoạn đầu của chẩn đoán, sau đó dẫn tới cạn kiệt sau ít năm.
  • Tiểu đường typ 2:
  • Thường xảy ra ở người trên 25 tuổi.
  • Đường huyết tăng cao sau nhiều năm được chẩn đoán.
  • Đa số bệnh nhân thuộc loại béo ( ở các nước đã phát triển) nhưng ở Việt Nam tỉ lệ người béo rất thấp.
  • Sự tiết insulin thấp tương đối có sự kháng tác dụng insulin ở tổ chức ngoại biên và gan.
  • Các yếu tố di truyền ở loại này rất quan trọng, thường gặp ở trẻ sinh đôi đồng hợp tử.
  • Tiểu đường thai nghén:
  • Thường gặp ở phụ nữ có thai có đường huyết tăng hoặc giảm dung nạp glucose, gặp khi có thai lần đầu và thường mất đi sau khi đẻ.
  • Thường khởi phát ở tuần thứ 24 của thai kỳ ,đôi thi xuất hiện sớm hơn.
  • Tiểu đường typ khác:

Thứ phát sau viêm tụy, u tụy, bệnh tuyến nội tiết chuyển hóa khác, do thuốc.

Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường

Nguyên nhân do tụy:

  • Viêm tụy.
  • Ung thư tuy.
  • Sỏi tụy.
  • Bệnh thuyết huyết tố.

Nguyên nhân ngoài tụy:

  • Cường thùy trước tuyến yên.
  • Cường vỏ thượng thận.
  • U thủy thượng thận.
  • Cường giáp thận.

Một số nguyên nhân khác:

  • Do tự miễn.
  • Do di truyền.
  • Do thuốc: corticoid, thiazid.
  • Do rượu: ức chế AMP dẫn tới giảm sản xuất insulin.
  • Tổn thương não.

Bệnh tiểu đường có lây không?

Theo các chuyên gia thì bệnh tiểu đường không hề lây. Bệnh tiểu đường không lây do tiểu đường là bệnh rối loạn chuyển hóa nội tiết.

Bệnh tiểu đường không lây. Tuy nhiên một số trường hợp khác, bạn có anh hoặc chị em ruột trong gia đình hay bố mẹ bị bệnh tiểu đường, thì bạn cũng có nguy cơ cao sẽ mắc bệnh này. Vì một số lí do sau:

  • Bệnh tiểu đường có thể di truyền: Một nghiên cứu từ trung tâm sức khỏe cộng đồng Harvard thống kê rằng, nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 của con cái khi có bố hoặc mẹ bị bệnh lần lượt sẽ là 10% và 4%. Còn đối với bệnh tiểu đường tuýp 2, nguy cơ này cao hơn nhiều. Nếu như bố/mẹ bị bệnh tiểu đường trước tuổi 50, thì nguy cơ mắc bệnh của con cái là trên 14%; còn nếu bố/mẹ bị mắc bệnh đái tháo đường sau 50 tuổi thì nguy cơ mắc bệnh là 7,7% và đạt lên tới mức 50% nếu cả bố lẫn mẹ đều bị tiểu đường.
  • Căn bệnh tiểu đường, nhất là bệnh tiểu đường tuýp 2, bị ảnh hưởng nhiều từ lối sống hay thói quen sinh hoạt hàng ngày. Người bị bệnh tiểu đường thông thường sẽ có các thói quen không tốt cho sức khỏe và thành viên trong cùng một gia đình thì thường lại có thói quen khá giống nhau. Điều này gây ra nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
  • Sự căng thẳng: Nếu như trong gia đình bạn có người thân bị mắc bệnh tiểu đường, thì bạn sẽ dễ bị lo lắng hơn. Khi căng thẳng dẫn tới tăng đề kháng insulin và khiến bạn ăn đồ ngọt, đồ béo nhiều hơn để trấn an. Do vậy, nguy cơ mắc bệnh béo phì, bệnh tiểu đường tuýp 2 cũng tăng lên.

Bệnh tiểu đường có lây qua đường quan hệ tình dục không?

vicare.vn-benh-tieu-duong-co-lay-qua-duong-sinh-duc-hay-khong-body-2
Bệnh tiểu đường có lây qua đường tình dục không?

Bệnh tiểu đường do rối loạn chuyển hóa insulin trong cơ thể, không phải do nhiễm khuẩn nên không phải căn bệnh lây truyền. Vì thế cuộc sống bệnh nhân hoàn toàn bình thường, không phải áp dụng biện pháp dự phòng tránh lây nhiễm cho người khác.

Bệnh tiểu đường có lây qua đường quan hệ tình dục không?

Như thế, chúng ta có thể trả lời câu hỏi bệnh tiểu đường có lây qua đường quan hệ tình dục là bệnh tiểu đường không lây nhiễm qua đường sinh dục. Nhưng bệnh tiểu đường lại có khả năng gây ảnh hưởng xấu đến chức năng sinh lý.

ThS.BS. Nguyễn Huy Cường chia sẻ: “Tỷ lệ người mắc phải biến chứng suy giảm sinh lý có thể đến 50% số người mắc bệnh ở cả nam và nữ giới. Ở nam giới thường mắc khả năng cương dương hoặc xuất tinh ngược gây vô sinh. Ở nữ giới thường bị khô âm đạo và mất cảm giác.”

ThS.BS. Nguyễn Huy Cường còn cho biết nguyên nhân gây biến chứng yếu sinh lý có thể xuất phát từ tâm lý, bệnh nhân mặc cảm và chán nản; hoặc cũng có thể do chế độ ăn uống cho người tiểu đường kiêng khem quá mức gây thiếu dinh dưỡng; ngoài ra còn có một số nguyên nhân như do bệnh nhân bị tổn thương thần kinh, những nguyên nhân về mạch máu; do tác dụng phụ của các loại thuốc điều trị gây ra.

Bệnh nhân có thể hạn chế biến chứng yếu sinh lý xuất phát từ bệnh tiểu đường, bệnh nhân cần kiểm soát lượng đường huyết ở mức an toàn, đảm bảo cuộc sống có chất lượng tốt.

Điều trị bệnh tiểu đường

Trong điều trị bệnh tiểu đường, nếu thấy rõ nguyên nhân thì phải điều trị nguyên nhân, nếu không phải xác định và điều trị theo typ 1 hoặc typ 2.

Chế độ ăn là vấn đề quan trọng nhất trong điều trị bệnh tiểu đường với mục đích đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng , cân bằng đủ về cả số lượng và chất lượng để có thể điều chỉnh tốt đường huyết, duy trì cân nặng theo mong muốn, đảm bảo cho người bệnh có đủ sức khỏe để hoạt động và công tác phù hợp với từng cá nhân.

Trong bệnh tiểu đường, không có một công thức tính chế độ ăn chung nào cho tất cả các bệnh nhân, vì còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố: người béo hay gầy, lao động thể lực hay không lao động,...còn phụ thuộc vào điều kiện kinh tế của từng bệnh nhân.

Chế độ ăn của người bệnh phải được chọn sao cho cung cấp đủ một lượng đường tương đối ổn định và quan trọng nhất là phải có tính điều độ và hợp lý về giờ giấc, tức là chia thành bữa chính và bữa phụ hợp lý. Nếu bệnh nhân có tiêm insulin phải tính thời điểm lượng đường huyết tăng cao sau bữa ăn phù hợp với thời điểm insulin có tác dụng mạnh nhất.

Thông thường người bị tiểu đường cần thực hiện chế độ ăn như sau:

  • Hạn chế glucid, đảm bảo 30-35 Kcal/kg/24h. Protid 16%-20% . Lipid 20%- 30%. Glucid 50%-60%.
  • Chia ra nhiều bữa ăn trong ngày theo tỉ lệ 1-1-3-1-3-1. Trong đó sáng 10 %, bữa phụ buổi sáng 10%, bữa trưa 30% bữa phụ chiều 10%, bữa tối 30%, bữa phụ tối 10%.
  • Ăn tăng các loại thức ăn có nhiều chất xơ, hạn chế mỡ động vật.
  • Tránh ăn các loại thực phẩm có lượng đường cao.
vicare.vn-benh-tieu-duong-co-lay-qua-duong-sinh-duc-hay-khong-body-3

Thuốc điều trị:

  • Insulin dùng bắt buộc và suốt đời, vì insulin cần cho tất cả bệnh nhân tiểu đường typ 1, mục đích điều trị insulin là một cách thay thế lượng insulin bình thường do tụy tạo ra.
  • Sulfamid hạ đường huyết dùng cho điều trị tiểu đường typ 2. Cơ chế tác dụng là:

Kích thích tế bào β tụy sản xuất insulin

Tăng hiệu lực tác dụng của insulin nội và ngoại sinh.

Biến insulin không hoạt động thành insulin hoạt động...

  • Biguanid (Thuốc chống cao đường huyết). Cơ chế tác dụng:

Tăng tính thấm màng tế bào đối với glucose, tăng sử dụng glucose ở tổ chức ngoại vi,chủ yếu là ở cơ.

Có thể làm tăng tỉ lệ insulin tự do.

ức chế sự tân tạo glucose ở gan mà vẫn cải thiện độ nhạy cảm của tế bào cơ đối với insulin.

Làm chậm hấp thụ glucose ở ruột non.

Có tác dụng làm giảm hiện tượng kháng insulin ...

Phòng bệnh tiểu đường

Tuyên truyền, giáo dục sức khỏe cho bệnh nhân, người nhà bệnh nhân và cho cả cộng đồng về việc thực hiện chế độ ăn kiêng, luyện tập, hạn chế yếu tố nguy cơ..

Bạn nên làm các việc sau để ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tiểu đường:

  • Ăn uống lành mạnh: khuyến khích lựa chọn thực phẩm ít béo, giàu dinh dưỡng như ngũ cốc nguyên hạt, bánh mì, rau quả, các loại sản phẩm từ sữa, protein nạc...
  • Hạn chế đồ uống ngọt: Các loại nước ép trái cây, nước ngọt đóng chai... đều gây ảnh hưởng không tốt tới đường huyết. Vì vậy, bạn nên hạn chế tiêu thụ các thực phẩm này.
  • Tập luyện hàng ngày: duy trì hoạt động thể chất như đi bộ, chạy bộ, đạp xe và giảm số thời gian xem truyền hình, chơi điện tử... cũng có thể làm giảm nguy cơ tăng cân và giúp ngăn ngừa sự khởi phát của bệnh tiểu đường tuýp 2.
  • Nên đi khám sức khỏe định kỳ..

Xem thêm:

  • 9 loại thực phẩm hữu ích cho người mắc bệnh tiểu đường
  • Những xét nghiệm cần làm đối với bệnh tiểu đường