Bệnh tiểu đường có lây không?
Hiện nay người mắc bệnh tiểu đường có xu hướng gia tăng, và đây cũng là căn bệnh đe dọa sức khỏe mọi người bởi những diễn biến thầm lặng của nó. Một trong những vấn đề mà nhiều người quan tâm đó là bệnh tiểu đường có lây không?
Bệnh tiểu đường có lây không?
Hiện nay người mắc bệnh tiểu đường có xu hướng gia tăng, và đây cũng là căn bệnh đe dọa sức khỏe mọi người bởi những diễn biến thầm lặng của nó. Nguy hiểm là vậy nhưng phần lớn mọi người chưa có cái nhìn, hiểu biết đúng đắn về bệnh tiểu đường. Một trong những vấn đề mà nhiều người quan tâm đó là bệnh tiểu đường có lây không? Bài viết dưới đây HoiBenh sẽ giúp các bệnh nhân tiểu đường và những người xung quanh có hiểu biết đúng đắn về bệnh tiểu đường.
Bệnh tiểu đường có lây không?
Không giống như những căn bệnh dễ lây nhiễm như bệnh cảm cúm, sốt xuất huyết, bệnh sởi, ho lao, viêm gan B... bệnh tiểu đường hoàn toàn không bị lây nhiễm.
Tiểu đường là một bệnh rối loạn chuyển hóa mạn tính glucid, protid và lipid do nguyên nhân thiếu insulin hoặc insulin kém chất lượng, nó được xếp vào nhóm bệnh nội tiết chuyển hóa. Hay có thể hiểu là để cho cơ thể hoạt động được, chúng ta cần chuyển hóa nguồn nguyên liệu chính là glucose (hay còn gọi là đường máu) thành năng lượng, quá trình này diễn ra nhờ tác dụng của tuyến tụy sản xuất ra, đó là insulin.
Bệnh tiểu đường, cơ thể không sản xuất đủ insulin và/hoặc insulin hoạt động kém, hậu quả là cơ thể bị "đói" dù đường máu tăng rất cao và chính lượng đường trong máu cao gây ra biến chứng ở bệnh nhân đái tháo đường.
Do đó, bệnh tiểu đường là một bệnh rối loạn chuyển hóa mãn tính, bệnh không phải do virus, vi khuẩn hay nấm gây ra nên không thể lây truyền từ người này sang người khác. Và có thể khẳng định rằng căn bệnh này không thể lây qua đường máu, đường tình dục, đường ăn uống như nhiều người vẫn lầm tưởng. Tuy nhiên, nếu bạn có anh/chị em ruột hoặc bố mẹ mắc tiểu đường, nguy cơ của bạn sẽ cao hơn.
Cách kiểm soát bệnh tiểu đường
Cho đến nay vẫn chưa có một biện pháp điều trị triệt để được bệnh tiểu đường, trừ một số người có bệnh tiểu đường thứ phát do những bệnh khác gây nên thì sau khi chữa khỏi được bệnh chính thì bệnh tiểu đường cũng sẽ tự ổn định.
Dưới đây là một số cách kiểm soát giúp bệnh nhân có thể sống khỏe với căn bệnh tiểu đường.
- Duy trì chế độ ăn uống hợp lý: Người bệnh tiểu đường nên ăn ít dầu mỡ, ăn nhiều chất xơ và ăn vừa phải các chất carbohydrate, không nên ăn mặn.
- Tập thể dục, thể thao: Để tiêu hao bớt năng lượng, không tích mỡ trong cơ thể, mỗi ngày, người bệnh có thể tập ít nhất 30 – 40 phút/ngày, tập mỗi ngày 2 lần để bệnh nhanh chóng được cải thiện.
- Hạn chế các loại bia rượu: Tuyệt đối không được sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,... Chúng khiến cho bệnh tiểu đường càng trầm trọng hơn.
- Kiểm soát tốt cân nặng: Bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường nên giữ cân nặng ở mức vừa phải, nếu người bệnh tăng cân đột ngột sẽ khiến bệnh tiểu đường ngày càng trầm trọng.
- Kiểm tra sức khỏe định kỳ: Đây là việc bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường nên làm để nhanh chóng có thể kiểm soát và tiến hành điều trị bệnh kịp thời. Bệnh nhân nên kiểm tra đường máu thường xuyên và duy trì đường máu ở mức độ ổn định.
- Vệ sinh chân mỗi ngày: Trong quá trình vệ sinh chân nếu nhận thấy bất cứ dấu hiệu bất thường nào, người bệnh nên báo cho bác sĩ chuyên khoa để có biện pháp xử lý kịp thời.
- Luôn lạc quan, vui vẻ: Tâm lý có vai trò rất quan trọng trong việc điều trị bệnh tiểu đường. Hãy lạc quan, vui vẻ là điều kiện cần để người bệnh có thể vượt qua những khó khăn và biến chứng của căn bệnh này.
Xem thêm:
- Những xét nghiệm cần làm đối với bệnh tiểu đường
- 10 điều mà bệnh nhân tiểu đường nên biết