Bệnh tiêu chảy không nên coi thường

Bệnh tiêu chảy không nên coi thường bởi nếu không được chẩn đoán và xử lý kịp thời, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng trầm trọng đe doạ tới sức khoẻ của người bệnh, đặc biệt là chứng tiêu chảy cấp.

Bệnh tiêu chảy không nên coi thường Bệnh tiêu chảy không nên coi thường

Bệnh tiêu chảy không nên coi thường bởi nếu không được chẩn đoán và xử lý kịp thời, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng trầm trọng đe doạ tới sức khoẻ của người bệnh, đặc biệt là chứng tiêu chảy cấp.

Bệnh tiêu chảy là gì?

Bệnh tiêu chảy là hiện tượng đi ngoài trên 3 lần trong vòng 24 giờ, mỗi lần đi ra phân lỏng, nhiều nước hơn so với bình thường hoặc phân toàn nước. Bệnh tiêu chảy không nên coi thường bởi bất kỳ ai cũng có thể mắc phải và lượng nước trong phân càng nhiều thì mức độ nguy hiểm của bệnh càng cao. Đặc biệt, trẻ em dễ bị tử vong do bệnh tiêu chảy hơn người lớn do trẻ nhỏ bị mất nước rất nhanh. Lưu ý, trẻ sơ sinh được nuông bằng sữa mẹ thường đi ngoài ít nhất là 3 lần mỗi ngày nhưng nếu phân nát hoặc phân sền sệt thì không phải là bệnh tiêu chảy.

Bệnh tiêu chảy rất phổ biến trong cộng đồng và thường diễn ra liên tục trong vòng 1 – 2 ngày. Trong hầu hết các trường hợp, bệnh sẽ tự khỏi mà không cần đến một chế độ điều trị đặc biệt nào. Tuy nhiên, những trường hợp bị tiêu chảy nặng gây hiện tượng mất nước nhiều hoặc đi kèm những dấu hiệu nguy hiểm có thể đe doạ tới tính mạng của người bệnh nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

vicare.vn-benh-tieu-chay-khong-nen-coi-thuong-body-1

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh lý tiêu chảy nhưng thường được chia ra làm 2 nguyên nhân chủ yếu: nhiễm khuẩn và không nhiễm khuẩn. Ngoài ra, các bệnh đường ruột như bệnh đường tiêu hoá khiến ruột non tổn thương và giảm khả năng hấp thu chất dinh dưỡng, bệnh viêm ruột (bệnh Crohn); sau cắt túi mật hoặc sau phẫu thuật dạ dày làm tăng tiết dịch mật trong ruột hoặc thay đổi thời gian thức ăn di chuyển trong hệ tiêu hoá; rối loạn chức năng co bóp ruột, chẳng hạn như hội chứng tăng nhu động ruột do kích thích;... cũng tạo điều kiện cho bệnh tiêu chảy xuất hiện.

Tuỳ theo từng nguyên nhân mà ngoài hiện tượng tiêu chảy, bệnh nhân còn có thể xuất hiện các triệu chứng khác đi kèm như đi ngoài ra máu, sốt, mót rặn, buồn nôn và nôn, chướng bụng, đau quặn bụng,...

Vì sao bệnh tiêu chảy không nên coi thường?

Bệnh tiêu chảy không nên coi thường bởi không chỉ gây mất nước nhiều, có thể đe doạ tới tính mạng mà đó có thể là dấu hiệu ban đầu của 6 bệnh lý cực kỳ nguy hiểm, dễ khiến mọi người nhầm lẫn với tiêu chảy thông thường:

Bệnh trĩ

Lâu nay, nhiều người thường cho rằng chỉ táo bón mới là dấu hiệu cảnh báo bệnh trĩ nên tác nhân tiêu chảy ít được chú ý. Trên thực tế, đây cũng là một yếu tố gây bệnh trĩ khá cao bởi trong quá trình đi ngoài nhiều lần trong ngày, người bệnh có xu hướng rặn nhiều hoặc thường ngồi khá lâu trong nhà việc sinh. Việc ngồi nhiều và cố rặn để tống phân ra ngoài sẽ khiến tĩnh mạch hậu môn bị tác động, làm phồng và gây ra bệnh trĩ.

Ngoài ra, việc người bị bệnh tiêu chảy liên tục đi ngoài cộng thêm dịch hậu môn tiết ra nhiều sẽ khiến vùng hậu môn luôn ẩm ướt, tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại phát triển gây viêm nhiễm. Tình trạng này không chỉ làm tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ mà còn dễ gây ra chứng áp xe hậu môn, nứt kẽ hậu môn,...

vicare.vn-benh-tieu-chay-khong-nen-coi-thuong-body-2

Chảy máu đại tràng

Tiêu chảy là một trong những nỗi ám ảnh khủng khiếp nhất của những bệnh nhân viêm đại tràng, chảy máu đại tràng. Theo trang trangphuclinh.com, người bị bệnh nặng có thể đi ngoài tới 6 – 7 lần/ngày mỗi lần bệnh tái phát, kéo dài liên tục cả tháng trời với lượng nước trong phân lên tới 90%.

Xuất huyết dạ dày hoặc ruột non

Ngoài dấu hiệu tiêu chảy, các triệu chứng cơ bản của tình trạng xuất huyết dạ dày hoặc ruột non là bệnh nhân bắt đầu đi ngoài có phân lẫn máu tươi màu đỏ sẫm và nôn ra máu.

Kiết lỵ

Nếu liên tục bị bệnh tiêu chảy kèm theo phân lẫn máu, bạn nên đi khám vì rất có thể đó là dấu hiệu của chứng kiết lỵ do nhiễm trùng ruột.

Thiếu máu cục bộ ruột

Bệnh tiêu chảy không nên coi thường bởi đó cũng có thể là biểu hiện ban đầu của việc thiếu máu cục bộ ruột. Căn bệnh này xảy ra khi các tế bào ruột không hoạt động hoặc chết đi rồi bắt đầu thối rữa, tạo điều kiện cho vi khuẩn lây lan khiến người bệnh bị đau bụng, co cứng. Các cơn đau có thể trầm trọng tới mức khiến bệnh nhân bất tỉnh hoặc thậm chí là gây nhiễm trùng máu dẫn tới tử vong. Nếu thường xuyên bị bệnh tiêu chảy và đi ngoài ra máu, bạn nên đi khám bác sĩ để xem liệu có phải do thiếu máu cục bộ ruột hay không và tiến hành phẫu thuật kịp thời.

Ung thư đại tràng

Một lý do nữa khiến các chuyên gia y tế cảnh báo không nên coi thường bệnh tiêu chảy là bởi đây có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư đại tràng, nhất là với những người 40 – 50 tuổi hoặc có thể trẻ hơn nếu trong gia đình từng có người thân có tiền sử mắc bệnh này.

Làm gì khi bị bệnh tiêu chảy?

Chính vì bệnh tiêu chảy không nên coi thường mà mỗi người cần học cách xử trí khi bị bệnh. Các trường hợp bị tiêu chảy nhẹ, không có dấu hiệu mất nước và những dấu hiệu nguy hiểm khác có thể theo dõi và chăm sóc tại nhà, bảo đảm chế độ dinh dưỡng và tích cực cho uống dung dịch Oresol để tránh mất nước.

Những bệnh nhân bị tiêu chảy có dấu hiệu mất nước hoặc có những dấu hiệu nguy hiểm như nôn mửa nhiều, đau bụng dữ dội, phân có máu hoặc chất nhầy hoặc có màu đen, sốt cao trên 39 độ C, phân toàn nước với khối lượng nhiều và kéo dài liên tục trên 4 ngày,... cần phải được đưa ngay tới cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám, chẩn đoán và xử trí, điều trị kịp thời; không nơi coi thường để tránh nguy hại tới sức khoẻ và tính mạng của người bệnh.

vicare.vn-benh-tieu-chay-khong-nen-coi-thuong-body-3

Ngoài ra, bệnh tiêu chảy không nên coi thường nếu bệnh nhân là trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi hoặc trẻ em suy dinh dưỡng. Lúc này, bắt buộc phải đưa ngay trẻ tới cơ sở y tế để chủ động phòng tránh những nguy cơ trầm trọng hơn có thể xảy ra.

Một vấn đề khác cần được chú ý khi mắc bệnh tiêu chảy là chế độ dinh dưỡng, nhất là với trẻ em. Nhiều người thường lầm tưởng rằng bệnh tiêu chảy là do hệ tiêu hoá “có vấn đề” nên yêu cầu bệnh nhân ăn ít hoặc thậm chí là nhịn ăn để “ruột nghỉ ngơi, mau chóng hồi phục”. Đó là một quan niệm hết sức sai lầm bởi người bệnh tiêu chảy cần được ăn uống bình thường, đủ chất dinh dưỡng để không bị mất nước và có đủ sức khoẻ, chóng lành bệnh. Người bệnh tiêu chảy cần uống nhiều nước, uống dung dịch Oresol, tăng cường ăn sữa chua, thực phẩm giàu tinh bột, táo, chuối; hạn chế hoặc tạm ngưng dùng những thực phẩm nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh, ngô, rau lá xanh, đậu xanh, mận, quả mọng, đậu Hà Lan, ớt, cải bông xanh, không uống rượu bia, cà phê và đồ uống có ga.