Bệnh thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ không?
Rất nhiều người bệnh thoát vị đĩa đệm có chung câu hỏi là “thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ không?”.
Bệnh thoát vị đĩa đệm có nên đi bộ không?
Bệnh thoát vị đĩa đệm khiến người bệnh rất đau đớn, khó chịu, dẫn đến tâm lý lo lắng và lười vận động. Tuy nhiên, người bệnh nên vận động, tập thể dục nhẹ nhàng và thường xuyên để hỗ trợ điều trị bệnh. HoiBenh sẽ cùng bạn tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này nhé
1.Bệnh thoát vị đĩa đệm nên đi bộ
Đi bộ là một thói quen tốt cho sức khỏe nói chung và bệnh thoát vị đĩa đệm nói riêng. Nếu đi bộ đúng cách, các cơ bắp sẽ dẻo dai, hệ xương khớp được vận động tốt, tuần hoàn máu được thúc đẩy tốt hơn, phòng tránh và hỗ trợ một số bệnh như đau đầu, căng thẳng, mất ngủ, thoát vị đĩa đệm, các bệnh về tuần hoàn, các bệnh cơ xương...
2.Cách đi bộ đúng cho bệnh thoát vị đĩa đệm
Với bệnh thoát vị đĩa đệm, bệnh nhân nên thực hiện theo các nguyên tắc sau khi đi bộ để đạt hiệu quả tích cực nhất, tránh những ảnh hưởng xấu ngoài ý muốn
- Lưng thẳng, mắt hướng về phía trước, thả lỏng cơ thể, toàn thân thư giãn. Không nên ngửa về phía sau hoặc hướng về phía trước quá đà, hai tay có thể vung nhẹ, đều đặn. Cách chân tiếp đất như sau: gót chân chạm đất trước sau đó đến mũi chân.
- Không nên mang, cầm, nắm các đồ vật trên tay khi đi bộ, kể cả nước uống, đồ ăn, không nên dắt theo em bé. Nếu muốn mang theo nước uống, có thể để một chỗ, khi nghỉ uống từng ngụm nhỏ cho đỡ khát. Không được uống nhiều nước 1 lúc vì sẽ gây sóc bụng.
- Chú ý hít thở đều đặn khi đi bộ. Không nên gắng sức, nếu mệt có thể đi bộ chậm, nhưng cần duy trì nhịp thở sâu
- Nên đi bộ ở những không gian thoáng đãng để tâm trí được thư thái, tinh thần thoải mái. Có thể là công viên, khuôn viên chung cư. Nếu không có điều kiện, có thể đi bộ tại máy đi bộ của các phòng gym – nhưng cần tham khảo huấn luyện viên để chọn chế độ tập phù hợp
- Có thể tham khảo ý kiến bác sĩ các đi bộ, cường độ đi bộ để phù hợp với tình trạng bệnh của mỗi người, tránh trường hợp ráng sức quá khiến bệnh thoát vị đĩa đệm nặng hơn
- Nên lên lịch trình cho bản thân tập luyện và kiên trì theo lịch trình đó. Không được lười biếng, trừ khi có việc quá bận hoặc lý do bất khả kháng.
Theo thống kê, hiện có tới 30% dân số Việt Nam đang mắc thoát vị đĩa đệm ở các mức độ khác nhau. Bên cạnh các liệu trình điều trị Tây y, Đông Y, người bệnh nên chăm chỉ vận động thể dục thể thao để hỗ trợ các liệu trình trên. Đi bộ là phương pháp đơn giản, dễ thực hiện, không tốn kém và đã được chứng minh là có phản hồi tốt với các người bệnh thoát vị đĩa đệm.