Bệnh tay chân miệng ngủ giật mình là vì sao?

Bạn có biết bệnh tay chân miệng ngủ giật mình là vì sao không? Đây liệu có phải là dấu hiệu nguy hiểm cần phải ghi nhớ? Phải làm thế nào nếu con bạn xuất hiện dấu hiệu này? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay sau đây.

Bệnh tay chân miệng ngủ giật mình là vì sao? Bệnh tay chân miệng ngủ giật mình là vì sao?

1. Bệnh tay chân miệng là gì?

Tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm do virus đường ruột gây nên. Bệnh nguy hiểm vì chưa có vắc xin phòng bệnh và thuốc đặc trị.

Bệnh lây từ người bệnh sang người lành khi tiếp xúc trực tiếp với nước bọt, dịch tiết mũi họng khi ho, hắt hơi; dịch bóng nước khi vỡ hoặc qua đường phân - miệng.

Bệnh có thể gây biến chứng hoặc tử vong nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Bệnh thường gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi đặc biệt là trẻ sống trong vùng có dịch.

Các biểu hiện thường thấy của bệnh như:

  • Sốt
  • Đau họng
  • Nổi bóng nước thường thấy ở lòng bàn tav, lòng bàn chân, mông, đầu gối và miệng. Khi bóng nước ở miệng vỡ ra làm cho trẻ đau miệng nên bỏ ăn, bỏ bú.
  • Khó ngủ, quấy khóc hoặc hay giật mình khi ngủ.
  • Đa số người mắc bệnh tay chân miệng có thể tự khỏi trong vòng 10 ngày. Có thể điều trị và chăm sóc tại nhà để hạn chế lây nhiễm chéo trong bệnh viện trừ một số trường hợp bị biến chứng cần được điều trị tại bệnh viện.

Bệnh tay chân miệng có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như:

  • Viêm não.
  • Viêm cơ tim.
  • Viêm màng não
  • Phù phổi cấp.
vicare.vn-benh-tay-chan-mieng-ngu-giat-minh-la-vi-sao-body-1
Trẻ sốt là biểu hiện của bệnh tay chân miệng

2. Ngủ giật mình và những dấu hiệu chuyển nặng của bệnh?

Dưới đây là những dấu hiệu sớm cảnh báo bệnh diễn biến nặng cần phải chú ý:

  • Quấy khóc dai dẳng kéo dài: Trẻ bị tay chân miệng có thể quấy khóc nhiều, thậm chí là quấy khóc cả đêm không ngủ. Chu kỳ thường thấy là trẻ ngủ khoảng 15-20 phút lại dậy quấy khóc khoảng 15- 20 phút rồi lại ngủ tiếp do tình trạng nhiễm độc thần kinh ở giai đoạn rất sớm.
  • Sốt cao không hạ: Nếu trẻ sốt cao trên 38,5 độ C kéo dài hơn 48h và không đáp ứng với thuốc sốt paracetamol thì bố mẹ phải nghĩ ngay đến khả năng con mình đã bị tay chân miệng.
    Các biểu hiện trên cho thấy quá trình đáp ứng viêm rất mạnh trong cơ thể, gây nên tình trạng nhiễm độc thần kinh. Lúc này, cần dùng đến một loại thuốc hạ sốt đặc biệt hơn đó là các chế phẩm có Ibuprofen. Nhưng việc này cần dựa trên chỉ định của bác sĩ sau khi thăm khám, người bệnh tuyệt đối không tự ý dùng thuốc.
  • Giật mình: Giật mình cả khi không ngủ là dấu hiệu của tình trạng nhiễm độc thần kinh - là biểu hiện lâm sàng muộn của bệnh. Triệu chứng này có thể xuất hiện ngay cả khi trẻ đang chơi nên cha mẹ phải chú ý, quan sát xem tần suất giật mình có tăng theo thời gian hay không. Biểu hiện thường thấy là giật mình chới với (lúc vừa thiu thiu ngủ thì bé nẩy người nâng 2 tay 2 chân lên, mắt mở lại nhìn lên 1 nhịp rồi lại nhắm mắt thiu thiu ngủ lại), nếu bệnh nặng sẽ lại giật mình chới với tiếp, tần suất tăng theo thời gian.

Ngoài biểu hiện trên, còn có 2 biểu hiện khác thể hiện bé giật mình chới với do mắc tay chân miệng đó là:

  • Trẻ sợ nằm ngửa nên cứ ôm chặt mẹ và khóc không dám buông (nhưng cũng có thể trẻ khóc vì sợ khám bệnh).
  • Trẻ ngủ sâu nhưng vẫn lăn qua lăn lại, quấy khóc rấm rứt (có thể do đau miệng).

Bệnh tay chân miệng ngủ giật mình là biểu hiện nguy hiểm cho thấy trẻ đã bị nhiễm độc thần kinh. Cùng với sốt cao và quấy khóc hợp thành 3 dấu hiệu đặc trưng để nhận biết trẻ đã bị nhiễm bệnh, thậm chí bệnh có thể diễn tiến nặng. Cha mẹ cần chú ý theo dõi, nếu trẻ có một trong ba triệu chứng trên thì đưa bé đi bệnh viện để được xử trí kịp thời, tránh những biến chứng nặng.

Đa phần trẻ có diễn biến nhẹ khi bị bệnh nhưng cũng có trường hợp có biến chứng nguy hiểm và đặc biệt là diễn biến rất nhanh chỉ trong vòng vài giờ. Với những trường hợp này nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến tình trạng nặng như sốc, viêm não, viêm màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp thậm chí dẫn đến tử vong.

3. Phòng ngừa và chăm sóc khi bị bệnh

vicare.vn-benh-tay-chan-mieng-ngu-giat-minh-la-vi-sao-body-2

Vì tính chất bệnh rất khó kiểm soát nguy cơ, lại chưa có vắc xin, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu nên phương pháp tốt nhất vẫn là phòng ngừa bệnh.

3.1 Làm sao để phòng ngừa bệnh hiệu quả?

Vệ sinh tay thường xuyên với nước sạch và xà phòng trước và sau khi chăm sóc, tiếp xúc với người mắc bệnh; sau khi thay tã và làm vệ sinh cho trẻ; sau khi che miệng khi ho, hắt hơi; sau khi đi vệ sinh. Và trước khi chế biến thức ăn; trước khi cho trẻ ăn và trước khi bế ẵm trẻ.

Giữ nơi ở, nơi vui chơi của trẻ, nơi làm việc thông thoáng; lau chùi bề mặt sàn nhà, bàn ghế, dụng cụ học tập. Rửa sạch các vật dụng, đồ chơi của trẻ hàng ngày bằng nước sạch, xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường.

Hạn chế: đến chỗ đông người, đi vào khu vực có dịch và tiếp xúc với người bệnh. Nếu bắt buộc tiếp xúc phải đeo khẩu trang.

Cung cấp đủ chất dinh dưỡng để tăng cường sức khỏe.

Thực hiện ăn chín, uống chín.

3.2 Chăm sóc tại nhà khi bị bệnh và phòng lây bệnh nhiễm cho cộng đồng

  • Khi trẻ bị bệnh, cho trẻ nghỉ học và cách ly tại nhà 10 ngày. Nằm ở phòng thoáng mát.
  • Đeo khẩu trang khi tiếp xúc với mọi người xung quanh.
  • Dùng tay che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi bằng khăn giấy hoặc khăn vải, sau đó hủy hoặc giặt sạch khăn, rửa tay bằng xà phòng.
  • Không dùng chung các đồ dùng cá nhân, rửa sạch các vật dụng, đồ chơi của trẻ hàng ngày bằng chất tẩy rửa chuyên dụng (tham khảo ý kiến bác sĩ)...
  • Chất thải, phân của trẻ bị bệnh phải được xử lý và đổ vào nhà tiêu hợp vệ sinh.
  • Rửa tay, vệ sinh thân thể, răng, miệng, cắt ngắn móng tay của trẻ để trẻ không gãi làm vỡ bóng nước tăng nguy cơ nhiễm trùng.
  • Ăn đủ chất, ăn những thức ăn lỏng dễ tiêu dễ nuốt không gây đau miệng, chia thành nhiều bữa trong ngày.
  • Theo dõi nhiệt độ của trẻ và người bị bệnh để phát hiện những dấu hiệu bệnh nặng cần nhập viện.
  • Uống thuốc theo đơn và tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ

Xem thêm:

  • Tại sao mùa hè trẻ hay mắc bệnh tay chân miệng, sốt virus, tiêu chảy
  • Trẻ bị bệnh tay chân miệng có tự khỏi không?
  • Bệnh tay chân miệng có vắc xin phòng bệnh không?