Bệnh tay chân miệng nên bôi thuốc gì, và chăm sóc như thế nào?

Khi thời tiết thay đổi thất thường, cơ thể chúng ta thường không thích ứng kịp do đó dễ phát sinh nhiều bệnh lý. Đặc biệt là đối với trẻ nhỏ, sức đề kháng kém sẽ là nguyên nhân mắc các bệnh như tay chân miệng. Đây là căn bệnh có khả năng xảy ra với bất cứ trẻ nào, và thậm chí có thể lây lan cho người lớn khi tiếp xúc.

Bệnh tay chân miệng nên bôi thuốc gì, và chăm sóc như thế nào? Bệnh tay chân miệng nên bôi thuốc gì, và chăm sóc như thế nào?

Khi thời tiết thay đổi thất thường, cơ thể chúng ta thường không thích ứng kịp do đó dễ phát sinh nhiều bệnh lý. Đặc biệt là đối với trẻ nhỏ, sức đề kháng kém sẽ là nguyên nhân mắc các bệnh như tay chân miệng.

Đây là căn bệnh có khả năng xảy ra với bất cứ trẻ nào, và thậm chí có thể lây lan cho người lớn khi tiếp xúc. Vậy nguyên nhân gây ra bệnh tay chân miệng là gì và khi mắc bệnh cần phải bôi thuốc gì, chăm sóc như thế nào để mau khỏi? Tất cả sẽ được HoiBenh giải đáp ngay sau đây.

Nguyên nhân dẫn đến bệnh tay chân miệng

Bệnh tay chân miệng là một trong những dịch bệnh xuất hiện phổ biến vào mùa hè, với đối tượng thường mắc phải nhất là trẻ nhỏ. Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng mắc bệnh tay chân miệng, là do virus Coxsackievirus A16 và Enterovirus 71 (EV71) gây nên.

Virus lây lan rất nhanh qua đường miệng, qua các chất tiết từ mũi, miệng, phân hay bọt nước từ trẻ bệnh sang trẻ lành. Lượng virus này có thể nhanh chóng lây lan qua niêm mạc miệng hay ruột vào trong cơ thể, gây ra những tổn thương nghiêm trọng ở da và niêm mạc.

Ngoài ra, khi trẻ lành cầm nắm đồ chơi, sờ chạm vào sàn nhà bị dính nước bọt, chất tiết mũi họng của trẻ bệnh thì đều có nguy cơ mắc bệnh rất cao. Hoặc thậm chí bệnh tay chân miệng còn lây cho người chăm sóc và tiếp xúc với trẻ.

vicare.vn-benh-tay-chan-mieng-nen-boi-thuoc-gi-va-cham-soc-nhu-the-nao-body-1

Bệnh tay chân miệng bôi thuốc gì cho mau khỏi?

Khi trẻ có biểu hiện bị tay chân miệng, hầu hết các bậc phụ huynh đều tỏ ra khá lo lắng và không biết phải làm gì, hay sử dụng thuốc gì để bôi cho bé. Tuy nhiên, lúc này bố mẹ cần phải thật bình tĩnh để xử lý, cũng như chăm sóc cho con mình đúng cách.

Ở những trường hợp mới phát hiện ra dấu hiệu của bệnh lý, và bệnh đang trong giai đoạn nhẹ thì mẹ nên đưa bé đến cơ sở y tế để thăm khám và chẩn đoán. Khi đó có thể bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng các loại thuốc bôi sát khuẩn nhẹ cho da bé như: xanhmethylen, milian... và niêm mạc như zytee, kamistad... khi da có các vết loét.

Trong quá trình chăm sóc trẻ, nếu như con có dấu hiệu sốt cao, mê man thì bố mẹ nên đưa bé đến cơ sở Y tế gần nhất để thăm khám.

Lưu ý dù cho trẻ đang ở thể nhẹ hoặc thể nặng của bệnh tay chân miệng, thì các bậc phụ huynh cũng không được phép tự ý sử dụng thuốc khi chưa có ý kiến của bác sĩ để bôi cho trẻ. Việc bôi các loại thuốc sẽ khiến cho các biểu hiện của bệnh tạm thời bị lu mờ, các vết loét có thể bị tổn thương nặng hơn và khó điều trị hơn.

vicare.vn-benh-tay-chan-mieng-nen-boi-thuoc-gi-va-cham-soc-nhu-the-nao-body-2

Chăm sóc bệnh nhân tay chân miệng

Để có thể giúp người bị bệnh mau khỏe và chấm dứt tình trạng bệnh tay chân miệng. Ngoài việc cần đưa đi thăm khám và sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, bệnh nhân cũng cần phải được chăm sóc đúng cách thì mới mang lại hiệu quả nhanh chóng.

Khi phát hiện bệnh nhân có những dấu hiệu như phát ban, nổi mụn nước, rộp da.. ở những vùng như môi, lưỡi, da, tay, chân... thì điều đầu tiên là phải thực hiện cách ly người bệnh để tránh lây lan. Đồng thời phải nhanh chóng đưa đến bệnh viện để thăm khám và chẩn đoán.

Trong quá trình chăm sóc tại nhà, lưu ý là bệnh nhân phải đảm bảo khâu vệ sinh chặt chẽ từ vệ sinh sạch tay với xà phòng diệt khuẩn, nấu thức ăn, sau khi tiếp xúc với người bệnh, sau khi đi vệ sinh... Đặc biệt là với trẻ nhỏ. Người nhà cần phải vệ sinh sạch sẽ quần áo, đồ chơi của bé bằng dung dịch Cloramin B 2% hoặc các dung dịch khử trùng bằng cách ngâm và phơi khô. Nhà cửa phải luôn được đảm bảo sạch sẽ và thông thoáng.

Khi trẻ bị tay chân miệng, phụ huynh cần phải tắm rửa, vệ sinh nhẹ nhanh cho bé bằng nước sạch và xà phòng diệt khuẩn để tránh những khả năng bội nhiễm có thể xảy ra.

Đồng thời, cho người bệnh ăn thức ăn giàu dinh dưỡng, ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu. Sau khi ăn nên để bệnh nhân súc miệng bằng nước muối sinh lý, để làm sạch khoang miệng.

Xem thêm:

  • Triệu chứng khi trẻ nhiễm bệnh tay chân miệng
  • Bé bị bệnh tay chân miệng thì nên ăn gì? kiêng gì?

Bài viết ngày có ích cho bạn không?

Không