Bệnh tay chân miệng có vắc xin phòng bệnh không?
Đến thời điểm hiện tại, số lượng trẻ mắc bệnh tay chân miệng ngày càng tăng cao. Một câu hỏi được đặt ra là: đã có vắc xin phòng bệnh tay chân miệng trong thời điểm này hay không và khi nào sẽ triển khai tiêm vắc xin phòng bệnh tay chân miệng cho trẻ?
Bệnh tay chân miệng có vắc xin phòng bệnh không?
Đến thời điểm hiện tại, số lượng trẻ mắc bệnh tay chân miệng ngày càng tăng cao. Tình trạng quá tải tại các bệnh viện có chuyên khoa Nhi đang ở mức báo động khiến nhiều bậc phụ huynh vô cùng lo lắng. Một câu hỏi được đặt ra là: có vắc xin phòng bệnh tay chân miệng không và nếu có khi nào sẽ triển khai tiêm cho trẻ?
1. Bệnh tay chân miệng là bệnh gì?
Bệnh tay chân miệng là một dạng viêm nhiễm chủ yếu do 2 loại virus coxsackievirus A16 và enterovirus 71 (EV71) gây ra. Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, do hệ miễn dịch chưa phát triển toàn diện nên thường có nguy cơ mắc bệnh cao nhất. Trẻ khi bị bệnh sẽ xuất hiện các vết loét trên cơ thể, tập trung nhiều nhất ở vùng miệng, tay, chân . . .
2. Đang thử nghiệm vắc xin phòng bệnh tay chân miệng cho trẻ
Nhằm ngăn chặn dịch bệnh bùng nổ và hạn chế tỷ lệ tử vong ở trẻ, ngành Y tế đang nỗ lực để tìm ra loại vắc xin có thể phòng chống bệnh tay chân miệng. Viện Pasteur TP.HCM vừa đưa ra thông báo đã hợp tác cùng tập đoàn Medigen – Đài Loan trong khuôn khổ hợp tác quốc tế nhằm thử nghiệm vắc xin bất hoạt EV71 được sản xuất dựa trên tế bào vero dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Loại vắc xin chủng ngừa được sản xuất nhằm tiêu diệt EV71 bởi đây là loại virus chính làm tình trạng bệnh ở trẻ nặng hơn, dễ dẫn đến nhiều biến chứng, gây tử vong.
Từ năm 2015, tại Trung Quốc, vắc xin phòng bệnh tay chân miệng đã được sử dụng cho trẻ em. Đây là kết quả nghiên cứu của đội ngũ các chuyên gia đến từ Viện Sinh học Y khoa. Ngoài ra, Sinovac Biotech cũng đưa ra thông báo tìm ra vắc xin ngăn ngừa virus EV71 gây bệnh tay chân miệng.
Cũng theo Viện Pasteur TP.HCM, vắc xin đã hoàn thành quy trình nghiên cứu về tính khả dụng, độc tính và thử nghiệm trên động vật. Tại Đài Loan, các nhà nghiên cứu đã tiến hành thực nghiệm trên gần 420 người trong độ tuổi từ 2 tháng đến 12 tuổi. Thử nghiệm trên người hiện nay đã bước qua giai đoạn lâm sàng và giai đoạn 1.
Đối với Việt Nam, loại vắc xin phòng bệnh tay chân miệng này sẽ được thử nghiệm tại 2 khu vực là Đồng Nai và Đồng Tháp. Sau khi thử nghiệm và được xem xét kỹ lưỡng về hiệu quả miễn dịch và mức độ an toàn, loại vắc xin này mới được phép lưu thông trên thị trường. Tuy vậy, đây cũng vẫn là tin vui đối với các gia đình có con nhỏ.
3. Vẫn phải chủ động phòng ngừa bệnh tay chân miệng
Như vậy hiện nay vẫn chưa có loại vắc xin phòng chống tay chân miệng được phép lưu hành. Do đó, biện pháp tốt nhất vẫn là phòng bệnh bằng một số biện pháp sau đây:
- Cần cho trẻ hạn chế tiếp xúc với trẻ khác khi bị. Nếu trường học của bé có trẻ bị bệnh, nên để trẻ ở nhà để không bị lây nhiễm.
- Tăng cường vệ sinh cá nhân để đề phòng bị lây bệnh như: rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn, thường xuyên dọn dẹp nơi ở của trẻ, ...
- Các đồ chơi là nơi trẻ hay tiếp xúc và có chứa nhiều vi khuẩn nhất, vì vậy cần rửa, diệt trùng đồ chơi thường xuyên.
- Cung cấp đầy đủ dinh dưỡng để giúp trẻ khỏe mạnh, sức đề kháng cao nhằm vượt qua sự truyền nhiễm của virus gây bệnh