Bệnh tay chân miệng có lây không?
Bệnh tay chân miệng là bệnh nhiễm vi rút cấp tính thường xảy ra với trẻ nhỏ dưới 5 tuổi (và cả người lớn). Vậy bệnh có lây không và nếu lây sẽ lây qua đường nào? Cách nào để giữ trẻ tránh khỏi đường lây của bệnh?
Bệnh tay chân miệng có lây không?
Bệnh tay chân miệng là gì?
Bệnh tay chân miệng là bệnh nhiễm vi rút cấp tính và có lây truyền qua con đường tiêu hóa. Trẻ nhỏ dưới 5 tuổi thường dễ mắc bệnh. Bệnh có khả năng lây lan thành đại dịch.
Bệnh có dấu hiệu tiêu biểu là trẻ sốt, tổn thương niêm mạc miệng, da và đau họng. Các tổn thương trên da thường thấy ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, gối và mông. Các nước châu Á thường phát bệnh nhiều.
Bệnh tay chân miệng thường xảy ra ở đâu?
Các nước có khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới thường xảy ra dịch quanh năm, chẳng hạn các nước: Trung Quốc, Nhật Bản, Hồng Kông, Thái Lan, Đài Loan và Việt Nam... Các bác sĩ khuyến cáo bệnh có lây lan và bùng phát thành dịch.
Nguyên nhân gây bệnh tay chân miệng
Các vi rút nhóm đường ruột như Coxsackie, Enterovirus 71 (EV71) thường gây ra bệnh tay chân miệng. Trường hợp bệnh do các vi rút này gây nên có thể biến chứng nặng và dẫn tới tử vong.
Bệnh lây nhiễm từ người bệnh sang người lành thông qua con đường trực tiếp tiếp xúc với dịch mũi, họng, nước bọt, mụn nước của người bệnh. Trong tuần đầu tiên, bệnh có khả năng lây lan cao nhất. Thời gian lây nhiễm kéo dài vài tuần do trong phân vẫn còn tồn tại vi rút. Bệnh không lây truyền từ người sang động vật và ngược lại
Đối tượng nào có nguy cơ mắc bệnh?
Bệnh có thể mắc ở tất cả những ai chưa từng bị bệnh tay chân miệng. Nhưng cần hiểu rõ, không phải ai mắc bệnh cũng xuất hiện bệnh. Người lớn có hệ miễn dịch tốt hơn nhưng vẫn có trường hợp mắc phải.
Bệnh thường gặp ở trẻ dưới 10 tuổi nhưng trẻ dưới 5 tuổi có nguy cơ mắc bệnh cao nhất.
Triệu chứng bệnh tay chân miệng
Bệnh có thời gian ủ bệnh và tới khi có triệu chứng là 3-7 ngày với những biểu hiện như: Sốt, mệt mỏi, không muốn ăn và đau họng. 1 đến 2 ngày đầu phát sốt, có triệu chứng đau trong miệng, có đốm đỏ. Các đốm đỏ loét rộng ra nằm trên lưỡi, nướu và niêm mạc má.
Các phát ban trên da nổi lên nhưng không ngứa từ 1-2 ngày xuất hiện trên các vùng: Lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông, cơ quan sinh dục.
Có trường hợp mắc bệnh tay chân miệng nhưng không phát ban hoặc chỉ loét miệng nhẹ. Có ít trường hợp diễn biến nhanh khiến thần kinh, hô hấp dẫn đến tử vong.
Cách điều trị
Do chưa có thuốc đặc trị nên bệnh nhân được khuyên theo dõi tại nhà, uống nhiều nước và điều trị giảm sốt, giảm đau nhằm phòng biến chứng, có thể hồi phục sau 7-10 ngày. Nếu có các dấu hiệu bất thường như sốt cao liên tục từ 39 độ trở lên (hoặc kéo dài quá 48 giờ); nôn và quấy khóc liên tục; chân tay yếu; da nổi vằn miệng khó thở... thì cần cho bé nhập viện ngay để được điều trị kịp thời.
Phòng bệnh ra sao?
Do chưa có thuốc đặc hiệu trị bệnh tay chân miệng nên áp dụng các biện pháp phòng ngừa như:
- Trước khi ăn uống cần rửa tay sạch sẽ. Sau khi đi vệ sinh cũng cần rửa tay với xà phòng.
- Làm sạch môi trường xung quanh
- Tránh tiếp xúc với đồ và người đang mắc bệnh
- Người bệnh không nên đi tới chỗ đông người để tránh lây lan bệnh cho người khác
- Nếu sốt cao và li bì cần theo dõi và đưa tới cơ sở y tế
- Khi hắt hơi và ho cần che miệng
- Bỏ thùng rác đúng cách khăn lót và tã giấy đã dùng
Những địa chỉ khám tay chân miệng tuy tín
Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec
Bệnh viện Nhi Đồng 1 (HCM)
Bệnh viện Nhi Đồng 2 (HCM)
Bệnh viện Phụ sản - Nhi Đà Nẵng
Xem thêm:
Triệu chứng khi trẻ nhiễm bệnh tay chân miệng
Chăm sóc trẻ nhiễm tay chân miệng tại nhà
Bệnh tay chân miệng khám ở đâu thì tốt?