Bệnh tay chân miệng có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Trong chu kì mang thai, các bà bầu không khỏi lo lắng về các bệnh dịch xung quanh ảnh hưởng đến bản thân và cả thai nhi trong bụng. Trong đó bệnh tay chân miệng cũng là bệnh mà dễ mắc phải. Đặc biệt là các bà bầu không hiểu rõ về bệnh và không biết bệnh tay chân miệng có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Bệnh tay chân miệng có ảnh hưởng đến thai nhi không? Bệnh tay chân miệng có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Trong chu kì mang thai, các bà bầu không khỏi lo lắng về các bệnh dịch xung quanh ảnh hưởng đến bản thân và cả thai nhi trong bụng. Trong đó bệnh tay chân miệng cũng là bệnh dễ mắc phải. Đặc biệt là các bà bầu không hiểu rõ về bệnh và không biết bệnh tay chân miệng có ảnh hưởng đến thai nhi không? Hãy cùng HoiBenh chia sẻ bài viết dưới đây

Bệnh tay chân miệng là gì?

Bệnh tay chân miệng là do siêu vi do nhóm vi-rút đường ruột gây ra. Trước đây tác nhân bệnh chủ yếu là do Coxsackie virus, bệnh diễn biến rất lành tính thường tự khỏi, nhưng thời gian gần đây tác nhân bệnh là do Enterovirus 71. Tác nhân này nguy hiểm vì nó diễn biến nhanh, gây nhiều biến chứng nặng ảnh hưởng đến tính mạng.

Bệnh có dấu hiệu xuất hiện ở tay, chân, miệng dưới hoặc dạng hồng ban, bóng nước nên được gọi là tay-chân-miệng. Bệnh có từ rất lâu, xuất hiện lẻ tẻ hay thành dịch. Bệnh xuất hiện quanh năm nhưng thường tăng cao vào tháng 4 - 6 và tháng 9 - 12. Khi thành dịch thì bệnh lây lan rất nhanh từ người này sang người khác. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi , nhưng thường gặp là trẻ dưới 3 tuổi. Nguyên nhân gây bệnh là vi-rút nên hiện nay không có thuốc điều trị đặc hiệu. Bệnh điều trị triệu chứng là chính.
vicare.vn-benh-tay-chan-mieng-co-anh-huong-den-thai-nhi-khong-body-1

Biểu hiện của bệnh tay chân miệng

Lúc mới mắc bệnh người mắc bệnh có triệu chứng sốt, tiêu chảy có thể nôn. Vào giai đoạn phát bệnh, người bệnh có các dấu hiệu:

Người bị bệnh sốt, chán ăn, mệt mỏi và thường xuyên đau họng.

Loét miệng: Bóng nước ở miệng, ở lưỡi, bóng nước này diễn tiến nhanh, vỡ thành những vết loét trong miệng khiến người bệnh ăn uống kém.

Bóng nước từ 2-10 mm hình bầu dục ở trong lòng bàn tay, lòng bàn chân. Bóng nước có thể lồi trên da hay ẩn dưới da.

Phát ban trên da, không ngứa trong 1,2 ngày với những đốm màu đỏ không nổi hoặc nổi trên da, có khi có rộp da. ban thường nằm trong lòng bàn tay, bàn chân, giờ cũng có thể ở mông hoặc nhiều cơ quan khác.

Người bị mắc bệnh tay chân miệng có thể không có triệu chứng phát bệnh ra ngoài hoặc có chỉ là loét miệng, nổi bóng nước.

Trong một số trường hợp bệnh có thể diễn biến nhanh với các triệu chứng về thần kinh, hô hấp và nhanh chóng dẫn đến tử vong.
vicare.vn-benh-tay-chan-mieng-co-anh-huong-den-thai-nhi-khong-body-2

Bệnh tay chân miệng có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Bệnh không có nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến thai nhi và các biến chứng dường như là khó gặp. Tuy nhiên cũng không thể loại trừ các khả năng khi các bà bầu mắc bệnh tay chân miệng.

Trong 3 tháng đầu thai kì rất khó xảy ra khả năng thai phụ xảy thai hay con bị dị tật do mẹ mắc bệnh tay chân miệng.

Hầu hết trẻ sơ sinh mắc bệnh này thường có triệu chứng nhẹ. Chỉ có một số trường hợp là biến chứng lên các bộ phận trên cơ thể thì thường là rất nặng.

Để giảm nguy cơ nhiễm bệnh các mẹ bầu cần:

Rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh sạch sẽ, thường xuyên tẩy rửa, lau chùi, vệ sinh nhà cửa, môi trường sống xung quanh.

Nên tránh xa những người mắc bệnh và những nơi là nguồn bệnh, không đến những nơi công cộng khi mắc bệnh tránh lây sang cho người khác, nên hạn chế ra ngoài.

Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng để miên dịch với bệnh, cơ thể không bị suy yếu khi mắc bệnh.

Đến bác sĩ điều trị kịp thời khi có những dấu hiệu bệnh diễn biến nhanh và nặng hơn.

Hiện nay chưa có thuốc điều trị bệnh tay chân miệng vì bệnh bắt nguồn từ virus. Bệnh nhân nên uống nhiều nước và có thể được điều trị triệu chứng sốt và giảm đau từ các vết loét, phỏng nước.