Bệnh sởi có biến chứng gì, phải điều trị như thế nào?
Sởi là căn bệnh thường gặp ở mọi người, đặc biệt là trẻ nhỏ. Thực tế, nhiều phụ huynh không có kĩ năng phát hiện bệnh sởi, cách điều trị sởi khi con bị mắc. Vì thế, người bị sởi có nguy cơ biến chứng rất cao. Bài viết sau đây, HoiBenh mong muốn chia sẻ tới bạn đọc những điều cần biết về bệnh sởi, đặc biệt là biến chứng của sởi, cách điều trị bệnh sởi cần thiết.
Bệnh sởi có biến chứng gì, phải điều trị như thế nào?
Sởi là căn bệnh thường gặp ở mọi người, đặc biệt là trẻ nhỏ. Thực tế, nhiều phụ huynh không có kĩ năng phát hiện bệnh sởi, cách điều trị sởi khi con mắc phải. Vì thế, người bị sởi có nguy cơ biến chứng rất cao. Bài viết sau đây, HoiBenh mong muốn chia sẻ tới bạn đọc những điều cần biết về bệnh sởi, đặc biệt là biến chứng của sởi, cách điều trị bệnh sởi cần thiết.
Bệnh sởi là gì?
Theo kinh nghiệm dân gian, bệnh sởi có thể xuất hiện quanh năm, thường xảy ra vào mùa đông xuân, đặc biệt là lúc giao mùa, sức đề kháng của trẻ giảm do đó dễ nhiễm và lây lan bệnh.
Bệnh sởi thường lây lan qua đường hô hấp, nhất chất tiết dịch mũi. Thời gian ủ bệnh trong khoảng 10 ngày, do đó trẻ có thể dễ dàng bị lây nhiễm khi ở gần, tiếp xúc với nguồn bệnh ở những nơi công cộng, mẫu giáo, trường học.
Biểu hiện bệnh sởi như thế nào?
Dấu hiệu đầu tiên của người mắc bệnh sởi thường có dấu hiệu đầu tiên là sốt. Khi đó người bệnh có thể sốt cao khoảng 39 - 40 độ C, kèm theo sổ mũi, ho khiến trẻ mệt mỏi.
Sau đó, cơ thể người bệnh nổi các ban đỏ, các nốt ban sẽ theo trình từ tự mặt sau đó lan xuống ngực và lan xuống toàn thân. Các nốt ban đỏ này thường nhỏ li ti, nổi mẩn trên da như rôm, ngứa ngáy khó chịu. Thường các nốt ban này sẽ nổi từ ngày thứ 3 sau khi sốt, sau đó các nốt ban sẽ mất dần khi khỏi, không để lại sẹo.
Bệnh sởi có những biến chứng gì?
Trẻ bị sởi lâu sẽ dẫn tới viêm phổi
Viêm phổi là nguyên nhân thường gặp nhất gây tử vong ở trẻ nhỏ mắc sởi. Hiện tại, đã có nhiều trẻ viêm phổi nặng phải thở máy, một số xuất hiện biểu hiện nặng là hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển (ARDS) và tử vong.
Biến chứng của sởi dẫn tới viêm tai giữa
Khoảng 1/10 bệnh nhi sởi sẽ bị nhiễm trùng tai (viêm tai giữa) và có thể gây điếc vĩnh viễn nếu không điều trị kịp thời.
Trẻ bị sởi có nguy cơ bị viêm loét giác mạc
Viêm loét giác mạc là biến chứng của sởi, thường gặp ở trẻ suy dinh dưỡng, thiếu vitamin A và có thể gây mù vĩnh viễn. Đây được coi là nguyên nhân hàng đầu gây mù ở trẻ em châu Phi.
Tiêu chảy là một trong những biến chứng của bệnh sởi
Đây là bệnh thường gặp ở những trẻ bị sởi. Tiêu chảy sau sởi nặng nề hơn và có nhiều biến chứng hơn tiêu chảy cấp do virus thông thường.
Sởi dẫn tới nguy cơ trẻ bị viêm não
Trẻ bị sởi nếu để lâu sẽ dẫn tới viêm não. Mặc dù biến chứng nguy hiểm ít gặp nhưng gây tử vong và di chứng cao. Cứ khoảng 1000 trẻ bị sởi thì có khoảng 1 – 2 trẻ bị biến chứng viêm não và tử vong. Viêm não có thể gây co giật, hôn mê, tử vong hoặc ảnh hưởng nặng nề đến tinh thần và thể chất của trẻ sống sót.
Viêm não xơ hóa bán cấp
Đây là một trong biến chứng hiếm gặp khi trẻ bị sởi, nhưng cực kỳ nghiêm trọng. Bệnh này xuất hiện sau khi trẻ bị sởi từ 7 – 10 năm, điều này cho thấy virus sởi có thể sống tiềm tàng trong cơ thể bệnh nhân nhiều năm. Biểu hiện của bệnh là rối loạn vận động, co giật, sa sút trí tuệ và thường tử vong sau 1 – 2 năm phát hiện bệnh.
Các mẹ lưu ý, để tránh những biến chứng nguy hiểm của bệnh sởi, các bậc cha mẹ cần chú ý theo dõi và phát hiện sớm các dấu hiệu bị bệnh ở trẻ, kịp thời đưa trẻ tới cơ sở y tế để được khám và điều trị.
Các cách điều trị sởi như thế nào?
Đầu tiên, người bị sởi thường được nằm cách ly, tránh gió lạnh, khi sốt có thể dùng thuốc hạ sốt, ăn thức ăn mềm, hạn chế tiếp xúc và thường xuyên đeo khẩu trang.
Các phụ huynh lưu ý, tuyệt đối không cho người bệnh tự ý sử dụng các loại thuốc Đông y, nếu dùng thuốc kháng sinh thì phải được sự đồng ý của bác sĩ.
Khi các mẹ thấy trẻ sốt cao liên tục, khó thở, tiêu chảy mất nước, ho nhiều... hãy đưa bệnh nhân tới ngay cơ sở y tế để khám và điều trị kịp thời, tránh để biến chứng nguy hiểm.
Cách tốt nhất để phòng bệnh sởi, các mẹ nên cho con tiêm vắc-xin phòng bệnh sởi.
Cách chăm sóc người bệnh sởi ra sao?
- Thường xuyên rửa mặt, lau miệng, thay ga, đệm, quần áo để đảm bảo giữ vệ sinh, lau người hàng ngày bằng khăn sạch, mềm.
- Kiêng gió, kiêng bẩn, cách ly, cho người bệnh ở phòng thoáng, sáng, tránh gió lùa.
- Không nên cho người bệnh các loại thức ăn chứa protein gây dị ứng như kiêng dùng các loại thủy sản, cá rô, cá chép, cá hoa vàng, cua, tôm càng, tôm nõn, cá diếc, sò, nghêu, các loại thịt dê, thịt chó, thịt gà, vịt, ngựa, lừa, các loại côn trùng như châu chấu, kén nhộng, các loại rau kích thích như ớt, rau thơm, các thứ gia vị thơm cay như hoa hồi, bột hạt cải...
- Trong giai đoạn bị bệnh sởi, nên ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu hoá và uống nhiều nước hoa quả. Cho người bệnh ăn nhiều rau chân vịt, cải trắng, cà rốt, củ cải, táo, lê, đào... sẽ cung cấp năng lượng, nhanh chóng phục hồi sức khỏe cho người bệnh.
- Khi bị sởi, người bệnh rất dễ bị mất nước do nôn, tiêu chảy và đi tiểu nhiều, vì vậy cần phải được bù nước bằng cách cho người bệnh uống nhiều nước, khoảng 6 -8 cốc nước/ngày để giảm thiểu tình trạng mất nước của cơ thể. Không nên cho người bệnh uống các loại nước kích thích, có ga.
- Nhỏ thuốc mũi hoặc mắt cho người bệnh bằng nước muối sinh lý hoặc thuốc nhỏ mắt mũi chuyên dùng khoảng 3, 4 lần/ngày.