Bệnh sởi có bị 2 lần không?

Theo thống kê từ trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội, từ đầu năm 2019 đến nay, bệnh sởi bùng phát tại Hà Nội với 716 ca mắc, điều đáng báo động là 100% quận, huyện trong thành phố đều ghi nhận có ca mắc sởi. Vậy phòng bệnh sởi như thế nào? Bệnh sởi có bị 2 lần không? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau.

Bệnh sởi có bị 2 lần không? Bệnh sởi có bị 2 lần không?

Bệnh sởi là gì?

Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm do vi rút sởi gây ra. Bệnh lây qua không khí khi người bị nhiễm sởi ho và hắt hơi.

Bệnh sởi lan truyền như thế nào?

Thông thường bệnh sởi lây lan khi người ta hít nhằm siêu vi rút sởi do người bệnh đang trong thời kỳ truyền nhiễm ho hay hắt hơi bắn ra không khí. Sởi là một trong những bệnh dễ lây lan nhất trong tất cả những bệnh của loài người. Chỉ cần có mặt chung trong phòng với người bị Sởi cũng có thể bị lây bệnh này.

Người bị sởi thường hay lây lan bệnh chỉ ngay trước lúc những triệu chứng bắt đầu xuất hiện cho đến bốn ngày sau khi nổi ban. Thông thường, thời gian từ khi nhiễm bệnh cho đến khi thực sự bị bệnh là vào khoảng 10 ngày. Người bệnh thường nổi ban vào khoảng 14 ngày sau khi nhiễm bệnh.

vicare.vn-benh-soi-co-bi-2-lan-khong

Bệnh sởi có những triệu chứng gì?

Những triệu chứng xuất hiện đầu tiên là sốt, mệt mỏi, ho, sổ mũi, mắt bị đỏ và đau và cảm thấy người không khỏe. Một vài ngày sau đó người bệnh sẽ bị nổi ban. Ban bắt đầu xuất hiện ở mặt, lan xuống cơ thể và kéo dài từ 4-7 ngày.

Có đến một phần ba người mắc bệnh Sởi bị biến chứng gồm viêm tai, tiêu chảy và viêm phổi và có thể cần phải nhập viện. Cứ 1.000 người bị bệnh Sởi, có khoảng một người bị viêm não.

Bệnh sởi gây ra những biến chứng gì?

Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới WHO, cứ 5 người nhiễm bệnh sởi thì có 1 người bị biến chứng. Trong năm 2012, trên thế giới có hơn 120.000 người - chủ yếu là trẻ em - tử vong vì bệnh sởi.

Những biến chứng nghiêm trọng từ nhiễm bệnh sởi có thể bao gồm viêm phổi, chứng co giật, tiêu chảy, nhiễm trùng tai và não. Những phụ nữ mang thai cần được đặc biệt chăm sóc để tránh bệnh sởi vì nó có thể gây sẩy thai, sinh non hay bào thai bị nhẹ cân.

Bệnh sởi có bị 2 lần không?

Nhiều người thắc mắc liệu đã từng bị sởi trong quá khứ có giúp họ miễn dịch với căn bệnh này không?

Câu trả lời là có. Sau khi mắc các bệnh do vi khuẩn, siêu vi, hoặc sau khi được tiêm chủng vắc xin, cơ thể con người sẽ sinh tổng hợp các kháng thể để chống lại tác nhân gây bệnh tương ứng, được gọi là đã có miễn dịch. Để đánh giá thời gian cơ thể có khả năng miễn dịch phòng bệnh, y học phân ra hai loại miễn dịch là tạm thời (có thời hạn) và vĩnh viễn (lâu dài). Miễn dịch với bệnh sởi là miễn dịch lâu dài: nghĩa là chỉ mắc sởi một lần trong đời.

vicare.vn-benh-soi-co-bi-2-lan-khong-1

Điều trị sởi như thế nào?

Bình thường, người bị sởi nên nghỉ ngơi, uống thật nhiều nước và uống thuốc paracetamol để giảm sốt. Hiện nay không có cách điều trị riêng biệt đối với bệnh sởi.

Trong lúc người bệnh sởi đang trong thời kỳ truyền nhiễm, điều quan trọng là họ ở nhà để tránh lây lan bệnh cho người khác.

Cách phòng bệnh sởi

Cách bảo vệ tốt nhất chống lại bệnh sởi là tiêm chủng. Vắc xin phòng bệnh sởi thường được tiêm trong một mũi tiêm kết hợp chống lại 3 loại bệnh là sởi, quai bị và rubella. Hiệu quả của tiêm vắc xin mũi đơn và mũi kết hợp là như nhau.

Nếu bạn chưa từng mắc bệnh sởi hoặc chưa được tiêm vắc xin phòng sởi, bạn có thể có nguy cơ mắc bệnh sởi. Hãy đến gặp bác sĩ để được khám và tư vấn xem bạn có cần tiêm vắc xin sởi không.

Phòng bệnh sởi ở trẻ em như thế nào?

Trẻ em là đối tượng dễ mắc sởi nhất là những trẻ dưới 5 tuổi vì vậy để phòng bệnh sởi, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế khuyến cáo các bà mẹ:

  • Bố mẹ cần lưu ý đưa trẻ từ 9 tháng đến 2 tuổi chưa tiêm hoặc tiêm chưa đủ 2 mũi vắc xin sởi hoặc trẻ từ 1 tuổi đến 14 tuổi tiêm vắc xin Sởi – Rubella đầy đủ, đúng lịch.
  • Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm, dễ lây, nên không được cho trẻ tiếp xúc với các trẻ nghi mắc bệnh sởi. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng khi chăm sóc trẻ.
  • Giữ vệ sinh thân thể, mũi, họng, mắt và răng miệng cho trẻ hàng ngày. Đảm bảo nhà ở và nhà vệ sinh thông thoáng, sạch sẽ. Tăng cường dinh dưỡng cho trẻ.
  • Nhà trẻ, mẫu giáo, trường học là những nơi tập trung đông trẻ em cần giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, thông thoáng; thường xuyên khử trùng đồ chơi, dụng cụ học tập và phòng học bằng các chất sát khuẩn thông thường.
  • Khi phát hiện có các dấu hiệu sốt, ho, chảy nước mũi, phát ban cần sớm cách ly và đưa trẻ đến các cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám, tư vấn điều trị kịp thời. Không nên đưa trẻ điều trị vượt tuyến khi không cần thiết để tránh quá tải bệnh viện và lây nhiễm chéo trong bệnh viện.

Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính rất dễ lây lan, nhất ở ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên chúng ta hoàn toàn có thể phòng ngừa căn bệnh này bằng cách tiêm vắc xin sởi. Vì vậy hãy đảm bảo cho bạn và người thân được tiêm đủ 2 mũi vắc xin phòng sởi để bảo vệ sức khỏe cho chính mình và cộng đồng.

Xem thêm :

  • Bệnh sởi Rubella có nguy hiểm không?
  • Những lưu ý dành cho các bà mẹ khi tiêm vắc xin Sởi - Rubella
  • Biến chứng sởi: phổ biến hơn bạn nghĩ?