Bệnh sa sinh dục ở phụ nữ và phương pháp điều trị

Sa sinh dục hay còn gọi là sa các cơ quan vùng chậu, đây là bệnh lý xảy ra ở phụ nữ từ từ 40 - 60 tuổi. Bệnh tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt, lao động của phụ nữ. Nhiều phụ nữ bị mắc căn bệnh này thường không biết chữa ở đâu và tâm lý hay ngại ngùng, giấu bệnh. Bệnh sa sinh dục là gì? Theo TS. Vũ Bá Quyết, Phó Giám đốc Bệnh viện Phụ ...

Bệnh sa sinh dục ở phụ nữ và phương pháp điều trị Bệnh sa sinh dục ở phụ nữ và phương pháp điều trị

Sa sinh dục hay còn gọi là sa các cơ quan vùng chậu, đây là bệnh lý xảy ra ở phụ nữ từ từ 40 - 60 tuổi. Bệnh tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt, lao động của phụ nữ. Nhiều phụ nữ bị mắc căn bệnh này thường không biết chữa ở đâu và tâm lý hay ngại ngùng, giấu bệnh.

Bệnh sa sinh dục là gì?

Theo TS. Vũ Bá Quyết, Phó Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Trung Ương cho biết, bệnh lý sa sinh dục là tình trạng suy yếu của hệ thống nâng đỡ của đáy chậu, dẫn đến sự tụt xuống của các cơ quan vùng chậu vào âm đạo, xuất hiện khối sa lồi ở vùng âm hộ, tầng sinh môn. Ban đầu, kích thước khối sa nhỏ, sa không thường xuyên, xuất hiện khi lao động hoặc đi lại nhiều, nằm nghỉ thì khối sa tụt vào trong âm đạo hoặc tự đẩy lên được. Càng về sau khối sa càng to, sa thường xuyên, không đẩy lên kèm theo có tức nặng bụng dưới gây cảm giác vướng víu khó chịu ở vùng âm hộ, tầng sinh môn.

vicare.vn-benh-sa-sinh-duc-o-phu-nu-va-phuong-phap-dieu-tri

Bệnh sa sinh dục thường gặp ở những người sinh nhiều, sinh quá sớm và những lần sinh trước không được sinh an toàn, không đúng kỹ thuật. Sau khi sinh thì lao động sớm hoặc lao động nặng, người ốm yếu suy dinh dưỡng sau đẻ dẫn tới tình trạng dây chằng và cơ vùng đáy chậu giãn, suy yếu, rách, không đủ sức giữ tử cung ở vị trí bình thường.

Triệu chứng của bệnh sa sinh dục

- Người mắc bệnh thường có biểu hiện tức bụng dưới khi đi, đứng, nhưng nằm thì hết; đau vùng sau thắt lưng, có thể có cảm giác muốn rặn đẻ.

- Ngoài ra các triệu chứng rối loạn tiểu tiện (do bàng quang và niệu đạo bị sa) như: tiểu khó, tiểu buốt, són tiểu, tiểu ra máu khi có viêm bàng quang hoặc có sỏi bàng quang hình thành do sự ứ trệ nước tiểu lâu ngày cũng dẫn đến bệnh sa sinh dục.

- Rối loạn đại tiện (do sa trực tràng) như: đại tiện khó, táo bón, hay có cảm giác mót rặn, tức nặng vùng hậu môn. Sinh đẻ nhiều khiến sau mỗi lần sinh nở, vùng cơ nằm ở bụng dưới sẽ bị rách, không hồi phục tốt, lao động nặng cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này.

vicare.vn-benh-sa-sinh-duc-o-phu-nu-va-phuong-phap-dieu-tri

Các cấp độ của bệnh

Có thể chia bệnh lý sa sinh dục thành 3 cấp độ:

- Cấp độ 1: sa xuống thấp nhưng còn nằm trong âm đạo.

- Cấp độ 2: cổ tử cung thập thò ở âm hộ, cọ xát nên dễ sung huyết và loét.

- Cấp độ 3: thân tử cung ra ngoài âm hộ, thường kèm sa bàng quang, trực tràng, sa ruột.

Phương pháp điều trị bệnh sa sinh dục

Những phụ nữ mắc căn bệnh này thường có tâm lý e ngại, xấu hổ nên thường chịu đựng, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống sinh hoạt thường ngày, đặc biệt là gây khó khăn trong sinh hoạt vợ chồng. Trước đây, để điều trị bệnh sa sinh dục thường áp dụng phương pháp phẫu thuật Crossen tức là cắt tử cung đường âm đạo, khâu treo bàng quang, làm lại thành trước và sau âm đạo hoặc phẫu thuật Lefort tức là khâu bịt âm đạo. Vì vậy, khi điều trị sa sinh dục bằng những phương pháp này cũng đồng nghĩa với việc chấm dứt “chuyện yêu” của người phụ nữ.

Tuy nhiên hiện nay việc điều trị bệnh sa sinh dục được thực hiện bằng kỹ thuật nội soi khâu treo mỏm cắt vào mỏm nhô. Phương pháp này sẽ khắc phục được nhược điểm của phương pháp cũ, đó là sẽ giữ tử cung cho người bệnh vì vậy những chức năng sinh lý như quan hệ vợ chồng hay mang thai sinh nở vẫn được đảm bảo. Đáng lưu ý, thời gian điều trị và nằm viện cho bệnh nhân bị sa sinh dục bằng phương pháp này chỉ khoảng 3 ngày.

Theo: Sức khỏe và đời sống