Bệnh quai bị gây vô sinh ở nam giới và nữ giới như thế nào?

Từ xa xưa, dân gian đã luôn nhắc nhở những người mắc bệnh quai bị, đặc biệt là nam giới về khả năng vô sinh

Bệnh quai bị gây vô sinh ở nam giới và nữ giới như thế nào? Bệnh quai bị gây vô sinh ở nam giới và nữ giới như thế nào?

. Vậy thực hư chuyện nay như thế nào? HoiBenh sẽ cùng bạn tìm hiểu nhé

1. Bệnh quai bị là gì?

Bệnh quai bị là một bệnh lý cấp tính toàn thân, do virus gây nên và dễ lây lan. Biểu hiện thường thấy nhất của bệnh là sốt, sưng một hoặc hai tuyến nước bọt ở mang tai.

Thông thường, bệnh quai bị diễn biến trong khoảng 10 ngày và các triệu chứng sẽ dần giảm và không để lại di chứng, tỷ lệ tử vong cũng rất thấp, chỉ 1/10000 trường hợp. Tuy nhiên, một số bệnh nhân có hiện tượng biến chứng, trong đó biến chứng thường gặp và nguy hiểm nhất là viêm tinh hoàn hoặc viêm mào tinh hoàn ở nam giới.

vicare.vn_benh-quai-bi-gay-vo-sinh-o-nam-gioi-va-nu-gioi-nhu-the-nao-body-1

Biểu hiện thường gặp của bênh quai bị là sưng hai mang tai

2. Bệnh quai bị có khả năng gây vô sinh?

Bệnh quai bị xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng phổ biến nhất là trẻ em dưới 15 tuổi (đặc biệt là trẻ từ 6 tuổi đến 10 tuổi). Bệnh cũng thường gặp ở nam giới hơn nữ giới.

Nếu người bệnh mắc quai bị trước tuổi dậy thì, khả năng biến chứng viêm tinh hoàn sẽ giảm và gần như không có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Với những trường hợp mắc quai bị sau tuổi dậy thì, tỷ lệ viêm tinh hoàn ghi nhận được lên đến 20-35%. Biểu hiện viêm tinh hoàn do biến chứng quai bị là hai viên tinh hoàn sưng to, đau nhức, sốt cao, lâu dần dẫn tới teo tinh hoàn. Quá trình tinh hoàn bị teo đi sẽ diễn ra trong khoảng 1 – 6 tháng của bệnh quai bị. Teo mô tinh hoàn do ảnh hưởng trực tiếp của virus gây bệnh quai bị hoặc do thiếu máu cục bộ khi bị phù, viêm.

Những biến chứng này dẫn đến làm giảm số lượng và chất lượng tinh trùng, từ đó dẫn tới vô sinh ở nam giới. Có thể theo dõi bằng tinh dịch đồ để đánh giá quá trình sinh tinh khi bị viêm tinh hoàn. Nếu viêm cả 2 bên tinh hoàn (ảnh hưởng 15%), có thể dẫn tới vô sinh hoàn toàn ở nam giới.

Đối với nữ giới, bệnh quai bị có thể biến chứng dẫn tới viêm buồng trứng, nhưng tỷ lệ rất hiếm gặp và thường không gây ảnh hưởng gì tới khả năng sinh sản của nữ giới.

>>> Xem thêm: Bị quai bị đau ở đâu
vicare.vn_benh-quai-bi-gay-vo-sinh-o-nam-gioi-va-nu-gioi-nhu-the-nao-body-2

Tiêm phòng là cách phòng tránh quai bị tốt nhất

3. Cách phòng tránh biến chứng quai bị dẫn tới vô sinh

Nếu mắc bệnh quai bị, để hạn chế biến chứng của bệnh, có thể áp dụng các phương pháp như: giữ cho cơ thể nghỉ ngơi, không hoạt động mạnh, chườm mát 2 tinh hoàn, uống thuốc kháng viêm.

Hiện nay, đã điều chế thành công vaccine quai bị, có thể tham khảo chỉ định tiêm phòng như sau:

  • Tiêm định kỳ 2 lần ở 2 tuổi: 12-15 tháng tuổi và 6 tuổi (điều kiện trẻ chưa mắc quai bị). Khoảng cách giữa 2 mũi tiêm không ít hơn 6 tháng

Như vậy, bệnh quai bị tuy nguy hiểm và có thể dẫn tới vô sinh nhưng hiện nay với sự phát triển của y học, hoàn toàn có thể kiểm soát được bệnh. Theo lời khuyên của bác sĩ và các chuyên gia y tế, nên tiêm phòng vaccine quai bị ở các cơ thể y tế để đảm bảo bản thân không mắc bệnh, tránh những hậu quả đáng tiếc.

  • Tiêm chủng khẩn cấp: áp dụng cho trẻ trên 12 tháng tuổi, trẻ vị thành niên, người lớn có tiếp xúc với bệnh nhân quai bị và bản thân chưa mắc quai bị, chưa tiêm phòng quai bị.

Cần lưu ý rằng, vaccine quai bị không dùng được cho phụ nữ mang thai.

Như vậy, bệnh quai bị tuy nguy hiểm và có thể dẫn tới vô sinh nhưng hiện nay với sự phát triển của y học, hoàn toàn có thể kiểm soát được bệnh. Theo lời khuyên của bác sĩ và các chuyên gia y tế, nên tiêm phòng vaccine quai bị ở các cơ thể y tế để đảm bảo bản thân không mắc bệnh, tránh những hậu quả đáng tiếc.

>>> Xem thêm: Bệnh quai bị làm đau và teo tinh hoàn ở nam giới