Bệnh phụ khoa thường gặp và cách điều trị
Vì sự hiểu biết về phụ khoa của chị em còn chưa đầy đủ nên tỷ lệ nhiễm các bệnh phụ khoa vẫn khá cao, chiếm tới 90%. Bất cứ sự viêm nhiễm nào cũng đều có thể ảnh hưởng xấu tới sức khỏe và khả năng sinh sản của chị em. Trong bài viết này hãy cùng HoiBenh tìm hiểu về bệnh phụ khoa, nguyên nhân, phân loại và cách điều trị các loại bệnh này.
Bệnh phụ khoa thường gặp và cách điều trị
Khái niệm bệnh phụ khoa
Bệnh phụ khoa là khái niệm mô tả về các bệnh liên quan tới các cơ quan sinh dục nữ, bao gồm các như rối loạn nội kinh nguyệt, viêm nhiễm cơ quan sinh dục trong (âm hộ, âm đạo, tử cung, vòi trứng và buồng trứng..) và cơ quan sinh dục ngoài...
Nguyên nhân chủ yếu gây ra các bệnh phụ khoa:
- Vệ sinh kém hoặc không đúng cách: Không giữ vệ sinh cơ quan sinh dục tốt sẽ là cơ hội tốt để vi khuẩn, nấm phát triển nhanh và gây viêm nhiễm âm hộ, âm đạo. Hoặc cũng có thể do vệ sinh quá sạch sẽ, vệ sinh quá sâu bên trong, dẫn đến mất cân bằng trong và ngoài môi trường, vi khuẩn có hại thêm cơ hội tấn công.
- Qua đường tình dục: Quan hệ tình dục không an toàn là cơ hội cho các nấm, vi khuẩn có cơ hội xâm nhập từ nam giới sang tử cung của phụ nữ và gây bệnh như lậu cầu khuẩn, trùng roi, Trichomonas, các vi khuẩn kị khí, virut herpes sinh dục..
- Ngoài ra các nguyên nhân khác như: stress, môi trường làm việc, thay đổi môi trường đột ngột, các can thiệp phụ khoa không an toàn, vệ sinh (dụng cụ đặt tránh thai, nạo hút thai,dụng cụ thăm dò...), phụ nữ ở tuổi mãn kinh tâm sinh lý cũng thay đổi...
Các bệnh phụ khoa thường gặp
Rối loạn kinh nguyệt
Rối loạn kinh nguyệt có thể có biểu hiện: rong kinh (kéo dài trên 7 ngày), mau kinh (chu kỳ kinh dưới 22 ngày), chậm kinh, kinh thưa, bế kinh,.. Ngoài ra, rối loạn kinh nguyệt còn được thể hiện ở màu sắc, số lượng, mùi, những thay đổi trong ngày có kinh, rong kinh... Hiện tượng có thể xảy ra ở các độ tuổi khác nhau như độ tuổi dậy thì, trong độ tuổi sinh nở và xuất hiện ngay khi mãn kinh.
Một số nguyên nhân có thể gây ra bệnh phụ khoa này bao gồm: rối loạn tuyến giáp, các bệnh lây truyền qua đường tình dục, u xơ hay lạc nội mạc tử cung... Rối loạn kinh nguyệt có thể là tác nhân chính ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh sản ở người phụ nữ.
Các bệnh viêm nhiễm cơ quan sinh dục nữ
Viêm nhiễm bộ phận sinh dục nữ là một vấn đề quan trọng trong bệnh phụ khoa, là nguyên nhân gây ra nhiều rối loạn trong đời sống và hoạt động sinh dục của phụ nữ.
Nguyên nhân:
- Mầm bệnh hay gặp: liên cầu, tụ cầu, lậu cầu khuẩn, Chlamydia trachomatis, Haemophilus ducreyi, trùng roi âm đạo Trichomonas vaginalis...
- Đường lây: quan hệ tình dục, nội sinh, thầy thuốc khám bệnh không đảm bảo vô trùng.
- Các yếu tố thuận lợi: Bộ phận sinh dục nữ có cấu tạo giải phẫu đặc biệt nhiều ngóc ngách, nếp nhăn, nhiều lỗ tuyến thuận lợi cho mầm bệnh cư trú và phát triển.
Viêm âm đạo
- Nguyên nhân: Do trùng roi âm đạo trichomonas vaginalis, nấm (Cađia albicans)
- Triệu chứng: có khí hư trắng hay hơi vàng, có khi đặc như mủ, niêm mạc âm đạo hơi đỏ (viêm âm đạo do tạp khuẩn), ngứa nhiều vùng âm hộ trước, trong và sau khi có kinh. Khí hư chảy ra có màu trắng đục, loãng, có bọt, âm đạo bị viêm đỏ (viêm âm đạo do ký sinh trùng) và ngứa nhiều vùng âm hộ vào giữa chu kỳ kinh, khí hư đặc như bột, có ánh trắng, âm đạo có màu đỏ tím (viêm âm đạo do nấm).
- Điều trị: Trong trường hợp bị viêm âm đạo, chị em cần làm vệ sinh trước khi đi ngủ bằng dung dịch diệt khuẩn, dùng kháng sinh và đặt thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
Viêm tuyến lộ tuyến
- Nguyên nhân: thường do nhiễm lậu cầu khuẩn, hay liên cầu khuẩn, trực khuẩn E.coli.
- Triệu chứng: Khi bị viêm chị em sẽ thấy các biểu hiện rõ rệt nhất là xuất hiện khí hư, cảm giác đau vùng âm hộ và tăng lên khi đi lại. Nắn môi nhỏ giữa ngón trỏ và ngón cái sẽ thấy một khối to căng, rắn, tròn đều.
Trong trường hợp này, bác sĩ sẽ cho thuốc kháng sinh chống viêm âm đạo và cổ tử cung để đặt trong 10-15 ngày, sau đó trích mủ. Nếu tổn thương quá rộng thì cần điều trị bằng phương pháp đốt nhiệt hoặc đốt điện.
Viêm thân tử cung
- Nguyên nhân: do vi khuẩn lậu, thường đi kèm với viêm cổ tử cung và phần phụ cấp tính.
- Chẩn đoán thường khó, thường dựa vào tiền sử bệnh xuất hiện sau khi quan hệ 1 vài ngày, triệu chứng tử cung to và đau. Khí hư như mủ.
- Điều trị: kháng sinh
Viêm cổ tử cung
Là bệnh phổ biến nhất trong bệnh viêm nhiễm phụ khoa.
Có 2 hình thái cấp và mãn tính.
Điều trị: nghỉ ngơi, kháng sinh, đặt thuốc âm đạo, đốt bằng hóa chất, đốt điện.
Viêm phần phụ
Là bệnh phụ khoa khá phổ biến. Trong phần phụ thì vòi trứng, buồng trứng và dây chằng đều có thể bị viêm nhiễm, nhưng tổn thương vòi trứng là quan trọng hơn cả.
Phải chú ý điều trị cẩn thận và dứt điểm, nếu không sẽ ảnh hưởng lớn tới quá trình sinh nở
Khối u buồng trứng
Khối u buồng trứng cũng được liệt vào danh sách các bệnh phụ khoa nguy hiểm. Khối u phát triển từ các thành phần cấu trúc buồng trứng, có thể gặp ở tất cả lứa tuổi.
Triệu chứng: thường nghèo nàn, khi triệu chứng rầm rộ thì đã muộn hoặc ác tính.
Phân loại:
- Các khối u dạng nang: U nang cơ năng (nang hoàng tuyến, nang hoàng thể), U nang thực thể (nang nước, nang nhầy, nang bì).
- Các khối u khác của buồng trứng: khối u ác tính, ung thư thứ phát của buồng trứng. Các khối u lành tính không tiết chế (khối u Brenner, u xơ buồng trứng) và khối u tiết chế (khối u nữ tính, nam tính)
U xơ tử cung ở nữ giới
Là khối u lành tính ở cổ tử cung do cấu tạo từ tổ chức cơ trơn và tổ chức liên kết của tử cung. Bệnh thường gặp ở phụ nữ độ tuổi sinh đẻ với tỷ lệ 15-20%, nhiều nhất là từ 35-50 tuổi.
Có nhiều nghiên cứu về bệnh này nhưng nguyên nhân vẫn chưa được xác định chính xác.
Phân loại:
- Ở thân tử cung (u dưới phúc mạc, u kẽ, u dưới niêm mạc)
- U ở tử cung.
Triệu chứng:
- Ra máu từ tử cung, đau, chèn ép cơ quan lân cận. Ngoài ra, có thể sờ thấy khối u khá to. Chảy máu bất thường, thiếu máu, đau hạ vị hoặc vùng hố chậu.
- Thiếu máu, da xanh, niêm mạc nhợt nhạt, nghe tim có tiếng thổi tâm thu cơ năng, nhiều trường hợp rong kinh kéo dài.
Điều trị:
- Dựa vào vị trí, số lượng, kích thước khối u, triệu chứng lâm sang cận lâm sàng, tuổi, nhu cầu sinh đẻ, tình trạng bệnh.. để lựa chọn phương pháp điều trị.
- Nếu u xơ tử cung nhỏ, tiến triển chậm, chưa gây biến chứng; bệnh nhân gần mãn kinh hoặc trong thời gian chờ đợi phẫu thuật.
- Cách thức: sử dụng progesterone, thuốc co bóp tử cung, thuốc cầm máu, dịch, truyền máu, trợ tim nếu băng kinh, băng huyết..hoặc cắt bỏ tử cung..
Ung thư cổ tử cung
Trên thế giới, cứ 2 phút thì có 1 phụ nữ chết do ung thư cổ tử cung.
- Các yếu tố thuận lợi gây bệnh: Quan hệ sớm trước 17 tuổi, quan hệ với nhiều người, sinh đẻ nhiều lần, nhiễm khuẩn sinh dục (đặc biệt là virus herpes type II và virus HPV 16-18,31-33)
- Triệu chứng: Khởi đầu không có triệu chứng rõ ràng nhưng cổ tử cung có thể dễ dàng sờ được nên có thể phát hiện. Thường biểu hiện ra máu khi va chạm (khi quan hệ, vệ sinh..), khí hư hôi, thối do tổ chức ung thư bị hoại tử, nhiễm khuẩn gây nên, đau, nhiễm khuẩn tiết niệu, đái buốt, dắt, thiếu máu...
Điều trị: Phát hiện sớm có ý nghĩa quan trọng vì giai đoạn trong biểu mô có thể điều trị khỏi 100% với phương pháp laser, khoét chóp, cắt tử cung.
Ung thư thân tử cung
Là khối u ác tính từ niêm mạc tử cung, đứng thứ 2 sau ung thư cổ tử cung nhưng có tiên lượng tốt hơn. Bệnh thường gặp ở phụ nữ đã mãn kinh (có khoảng 15% gặp ở phụ nữ chưa mãn kinh).
Nguyên nhân: tuổi, cường estrogen, rụng trứng không đều, dậy thì sớm, mãn kinh muộn, béo bệu, tiền sử gia đình...
Triệu chứng:
- Rong huyết sau mãn kinh, ra máu bất thường, có thể có nhiều khí hư màu hồng, lẫn mủ hoặc máu, mùi hôi. Tăng tiết dịch (dạng nhầy, lẫn màu hồng, đôi khi có mủ trong tử cung). Đau bụng...
- Thăm khám thấy máu trong buồng tử cung chảy ra. Giai đoạn đầu tử cung bình thường, khi bệnh tiến triển thì tử cung phình to, mềm, không đau, di động...
Điều trị:
- Phẫu thuật (cắt tử cung), tia xạ (tại hỗ mỏm cắt sau mổ để dự phòng tái phát), hóa liệu pháp.
- Ngoài ra còn điều trị theo từng giai đoạn tiến triển của bệnh: GĐ0 (cắt tử cung và phần phụ), GĐ1 (tia xạ), GĐ2 (phẫu thuật rộng). GĐ3(cắt bỏ tử cung giảm khối lượng ung thư), GĐ4(dùng nội tiết và điều trị triệu chứng)
- Điều trị dự phòng, theo dõi.
Cách phòng ngừa bệnh phụ khoa nữ
- Vệ sinh vùng kín sạch sẽ đúng cách và không rửa quá sâu, không rửa quá nhiều lần trong ngày.
- Trong chu kỳ kinh nguyệt cần chú ý giữ gìn vệ sinh vùng kín vì trong thời gian này rất dễ để vi khuẩn xâm nhập và bị viêm nhiễm.
- Quan hệ tình dục lành mạnh và an toàn: Nên sử dụng bao cao su khi quan hệ để phòng tránh mắc phải những bệnh viêm nhiễm lây lan qua đường tình dục. Trước và sau khi quan hệ tình dục cần vệ sinh sạch sẽ vùng kín.
- Không sử dụng xà phòng vì xà phòng có tính sát khuẩn rất cao, nếu muốn, có thể dùng các dung dịch phụ nữ chuyên dụng.
- Nên đi khám định kỳ phụ khoa (2-3 lần/năm).
- Khi có những dấu hiệu bất thường ở phụ khoa như: màu sắc, số lượng, mùi khí hư, máu lạ (trong thời kì kinh nguyệt) thì nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám và điều trị bệnh kịp thời. Việc điều trị phải theo hướng dẫn của bác sĩ và không được tự ý mua thuốc và tự chữa trị.
Xen thêm:
- Biểu hiện của bệnh viêm nhiễm phụ khoa lâu ngày chị em chớ bỏ qua
- Thuốc viên tránh thai nội tiết trong điều trị bệnh lý phụ khoa
- Nang naboth cổ tử cung là gì? Có cảnh báo bệnh phụ khoa nào không?