Bệnh phong thấp có lây không?

Bệnh phong thấp là một chứng bệnh xương khớp kinh niên, được xem là một trong những bệnh xương khớp nguy hiểm, có thể gây ra nhiều biến chứng khôn lường. Hiện nay, tỷ lệ mắc bệnh ngày càng cao nên khiến rất nhiều người hoang mang. Vậy bệnh phong thấp có lây không?

Bệnh phong thấp có lây không? Bệnh phong thấp có lây không?

Bệnh phong thấp là một chứng bệnh xương khớp kinh niên, được xem là một trong những bệnh xương khớp nguy hiểm, có thể gây ra nhiều biến chứng khôn lường. Hiện nay, tỷ lệ mắc bệnh ngày càng cao nên khiến rất nhiều người hoang mang. Vậy bệnh phong thấp có lây không?

Bệnh phong thấp là bệnh gì?

Bệnh phong thấp là một chứng bệnh xương khớp kinh niên gây tổn thương đến nhiều cơ quan đặc biệt là ở hệ xương khớp. Bệnh thường gặp ở lứa tuổi trung niên và người già. Bệnh sẽ tái phát và trở nặng khi thay đổi thời tiết (đặc biệt lúc trời trở lạnh), duy trì những thói quen vận động xấu hay khi xảy ra các tai nạn.

Những người mắc bệnh phong thấp thường khiến các khớp xương bị viêm, nóng, sưng đỏ và đau nhức. Trong một số trường hợp bệnh kéo dài làm cho các khớp xương và bắp thịt cứng lại, bị biến dạng, nghiêm trọng đến mức người bệnh không cử động được và gặp các rắc rối trong sinh hoạt hằng ngày.

Bệnh phong thấp có lây không?

vicare.vn-benh-phong-thap-co-lay-khong-body-1

Mặc dù bệnh phong thấp là bệnh hiện chưa có phương pháp điều trị được dứt điểm nhưng đây là bệnh không có tính lây nhiễm.

Theo nhiều nghiên cứu cho thấy nguyên nhân gây ra bệnh là do các yếu tố như di truyền, nội tiết, môi trường sống, các chấn thương, nhiễm virus hay vi khuẩn...Chứ người bệnh không thể truyền bệnh sang cho người khỏe mạnh được.

  • Yếu tố di truyền: theo nhiều báo cáo nghiên cứu yếu tố di truyền chiếm 50% đến 60% các yếu tố liên quan của bệnh phong thấp. Các gen nhạy cảm liên quan đến sự khởi phát của bệnh bao gồm: HLA-DR, PADI4 và PTPN22.
  • Nội tiết: sự mất cân bằng của Estrogen, Progesterone có liên quan đến sự xuất hiện của bệnh thấp khớp. Điều này lý giải được rằng phụ nữ ở giai đoạn mãn kinh là đối tượng dễ mắc bệnh phong thấp vì do một số hormone lúc này bị suy giảm một cách rõ rệt.
  • Virus, vi khuẩn: khi cơ thể bị nhiễm một số loại virus như virus cúm, virus Epstein-Barr, virus Parvovirus B19, M.Tuberculosis... có thể là tác nhân gây ra khởi phát bệnh phong thấp. Chúng sẽ tấn công vào tổ chức mô trơn của khớp xương, gây ra tình trạng viêm xương khớp.
  • Một số yếu tố khác: do môi trường sống bị ẩm thấp, ô nhiễm, thời tiết thay đổi, chấn thương hay do ảnh hưởng của biến chứng từ các bệnh khác.

Bệnh phong thấp có nguy hiểm không?

Bệnh phong thấp được xem là một trong những bệnh lý xương khớp nguy hiểm. Các triệu chứng của bệnh rất đa dạng và điển hình tùy theo từng giai đoạn.

  • Xương khớp bị đau nhức dữ dội hoặc có thể âm ỉ kèm theo cảm giác tê bì, đặc biệt là ở các vùng khớp bàn chân, bàn tay, xương đầu gối hay cột sống.
  • Sau khi ngồi lâu khi cử động bạn sẽ nghe thấy các khớp kêu răng rắc
  • Các khớp bị sưng đỏ, cơ bắp bị cứng lại và đau nhức mỗi khi đứng lâu, ngồi lâu hay lúc vừa mới ngủ dậy.
  • Xương khớp bị biến dạng, cử động khó khăn và các bắp thịt ở vùng khớp đau sẽ bị yếu dần.
  • Cơ thể mệt mỏi, đau nhức, sốt nhẹ, tim đập nhanh, người bệnh cảm thấy khó chịu trong người.

Ngoài ra, bệnh phong thấp còn gây ra những biến chứng nặng nề trong những trường hợp không được điều trị kịp thời.

  • Giảm khả năng vận động, nhiều hoạt động bị hạn chế.
  • Ảnh hưởng đến chức năng của thận.
  • Tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim, phổi.
  • Viêm mạch máu.
  • Phụ nữ khó có thai và sinh non.
vicare.vn-benh-phong-thap-co-lay-khong-body-2

Điều trị bệnh phong thấp

Như đã nói ở trên, bệnh phong thấp là một bệnh mãn tính và hiện nay chưa có phương pháp nào điều trị được dứt điểm. Phương pháp điều trị chủ yếu áp dụng nhằm mục đích cải thiện tình trạng đau nhức, dần dần đẩy lùi bệnh không cho tái phát và ngăn cho những biến chứng nguy hiểm không xảy ra.

Theo tây y

  • Nội khoa: bệnh nhân sẽ được chỉ định sử dụng một số loại thuốc như giảm đau, kháng viêm để xử lý các cơn đau cấp tính. Hay dùng các loại thuốc bổ sung hormone cho cơ thể, để xương khớp được bổ sung chất và phục hồi chức năng...
  • Ngoại khoa: trong trường hợp bệnh nặng, các xương khớp bị biến dạng và có nguy cơ bị tàn phế thì sẽ được chỉ định phẫu thuật thay khớp, tái tạo lại chức năng.
  • Lọc máu: Phương pháp này giúp sẽ giúp loại bỏ những viêm nhiễm trong máu, giúp giảm đau và cải thiện được tình trạng của bệnh.

Theo đông y

Các giải pháp vật lý trị liệu có tác dụng rất tốt, hỗ trợ trong điều trị bệnh như châm cứu, bấm huyệt, xoa bóp, giác hơi...

Ngoài ra các bài thuốc nam từ xưa đến nay cũng được nhiều người áp dụng. Mặc dù cho kết quả chậm nhưng nó đảm bảo được an toàn, lành tính và hiệu quả cao.

  • Chữa bệnh phong thấp bằng lá lốt

Nguyên liệu: 100 gam rễ cây lá lốt, 200 gam rễ cây mắc cỡ, 10 gam quế chi, 10 gam gừng.

Thực hiện: Rửa sạch tất cả các nguyên liệu cho vào ấm sắc thuốc cùng 4 chén nước, đem sắc đến khi còn khoảng 1,5 chén thuốc. Sử dụng chia uống ngày 3 lần, uống sau khi ăn.

  • Chữa từ gừng tươi và hành

Nguyên liệu: 500 gam hành, 600gam gừng già tươi, khoảng 800ml rượu trắng.

Thực hiện: gừng tươi đem rửa sạch với hành rồi cắt nhỏ giã nát, trộn gừng với hành vào rượu rồi cho vào túi vải rồi sao trên lửa cho nóng rồi đem chườm vào chỗ đau.

  • Sử dụng lá chìa vôi

Nguyên liệu: 20 gam lá chìa vôi, 15 gam cành dâu, 10 gam bạch chỉ, 10 gam quế chi.

Thực hiện: cho tất cả vào ấm rồi đem sắc nước uống, mỗi ngày đều đặn 1 thang như vậy sẽ nhanh chóng khỏi bệnh.

Các biện pháp phòng tránh bệnh phong thấp

Bệnh phong thấp mặc dù chưa có phương pháp điều trị được dứt điểm nhưng bạn vẫn có thể phòng tránh được bệnh với một số biện pháp sau:

  • Xây dựng một chế độ ăn đảm bảo cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng. Đặc biệt tập trung vào các loại thức ăn giàu canxi (như tôm, cua, cá..) và giàu vitamin nhóm A, C, E (như cam, xoài, bí đỏ, rau xanh, ngũ cốc..) để tăng dưỡng chất cho hệ xương khớp, nâng cao sức đề kháng, miễn dịch cơ thể.
  • Thường xuyên luyện tập thể dục, tăng cường vận động, tập các môn thể thao như yoga, chạy bộ... để không bị cứng khớp và xương khớp không bị lão hóa.
vicare.vn-benh-phong-thap-co-lay-khong-body-3
  • Luôn giữ ấm cơ thể khi thời tiết chuyển lạnh, không nên sống ở môi trường nhiễm lạnh, ẩm thấp.
  • Hạn chế mang vác các đồ nặng.
  • Duy trì được cân nặng ở mức lý tưởng.
  • Đi kiểm tra sức khỏe theo định kỳ để có thể phát hiện được bệnh sớm.

Qua bài viết “bệnh phong thấp có lây không” chúng ta biết được mặc dù nó không phải bệnh lây nhiễm nhưng đây là một căn bệnh mãn tính, có khả năng đe dọa đến khả năng vận động của bệnh nhân và các biến chứng nguy hiểm khôn lường. Do đó việc phòng chống bệnh, phát hiện sớm và điều trị sớm là vô cùng quan trọng.

Xem thêm:

  • Tìm hiểu bệnh phong có lây không?
  • Cách chữa bệnh phong thấp ra mồ hôi tay chân tại nhà đơn giản mà hiệu quả, bạn đã biết?
  • Khi bị bệnh phong không nên ăn gì?