Bệnh nhược thị mắt là bệnh gì?

Ba mẹ đã bao giờ nghe đến một loại bệnh mang tên Nhược thị? Đây là một loại bệnh về mắt cực kỳ phổ biến ở đối tượng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Vậy bệnh nhược thị mắt là bệnh như thế nào, ảnh hưởng ra sao đến bé và có điều trị được không? Mời bạn cùng HoiBenh tìm hiểu trong bài viết sau đây.

Bệnh nhược thị mắt là bệnh gì? Bệnh nhược thị mắt là bệnh gì?

Ba mẹ đã bao giờ nghe đến một loại bệnh mang tên Nhược thị? Đây là một loại bệnh về mắt cực kỳ phổ biến ở đối tượng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Vậy bệnh nhược thị mắt là bệnh như thế nào, ảnh hưởng ra sao đến bé và có điều trị được không? Mời bạn cùng HoiBenh tìm hiểu trong bài viết sau đây.

Tìm hiểu khái niệm bệnh nhược thị mắt

Bệnh nhược thị Amblyopia là tình trạng thị lực của bé kém hơn bình thường, có thể xảy ra ở một bên hoặc cả hai bên mắt, diễn ra trong quá trình phát triển thị lực khi còn bé. Bệnh nhược thị mắt có khả năng cao ảnh hưởng tầm nhìn đến suốt đời nếu không được điều trị.

Một số nguyên nhân gây bệnh nhược thị ở trẻ em

Quá trình phát triển thị lực của bé

Để hiểu rõ bệnh nhược thị mắt có nguyên nhân từ đâu. Đầu tiên, bạn cần phải hiểu quá trình phát triển thị lực diễn ra như thế nào.

Khi vừa sinh ra, bé đã có khả năng nhìn thấy. Theo thời gian, khi thị giác bắt đầu phát triển, đường dẫn truyền thị giác đến não và bên trong não cũng phát triển theo. Từ đó, não sẽ học tập cách phân tích tín hiệu mà mắt truyền đến. Quá trình học hỏi này thường sẽ liên tục phát triển cho đến khi bé đủ 8 tuổi. Sau tuổi này, đường dẫn truyền thị giác cũng như vùng thị giác não đã hình thành toàn diện, đầy đủ và sẽ không chịu ảnh hưởng nào nữa.

Bệnh nhược thị mắt xảy ra như thế nào?

Hiểu được quá trình phát triển thị giác của bé, bạn sẽ dễ dàng biết bệnh nhược thị mắt từ đâu mà có. Nếu trong quá trình học tập của não, vì một lý do nào đó, bị hạn chế và ngăn cản, sẽ khiến tầm nhìn của bé không còn tốt nữa, và cũng là nguyên nhân gây ra nhược thị.

Nói cách khác, nhược thị chính là các vấn đề bất thường diễn ra ở não trong quá trình phát triển thị giác khiến cho thị lực suy giảm. Nếu như không được điều trị sớm trước 7 tuổi, tình trạng này sẽ kéo dài vĩnh viễn.

Một số bệnh lý ở mắt gây nhược thị

Nhược thị có thể đến từ rất nhiều nguyên nhân. Trong đó, một số bệnh ở mắt là những nguyên nhân lớn nhất gây ra bệnh nhược thị mắt. Sau đây là 3 chứng bệnh mắt thường gặp có khả năng gây nhược thị:

  • Lác mắt:

Lác mắt là tình trạng hướng nhìn của 2 mắt không giống nhau, một mắt nhìn thẳng, còn một mắt còn lại có thể nhìn vào trong, nhìn ra ngoài, nhìn lên hay nhìn xuống. Chính vì sự không nhất quán về hướng nhìn giữa hai mắt nên tiêu điểm nhìn cũng sẽ khác nhau. Do đó, não của bé sẽ bỏ qua tín hiệu của 1 trong 2 mắt và chỉ học tập từ tín hiệu của mắt còn lại, gây ra nhược thị 1 bên mắt.

  • Các tật khúc xạ mắt:

Tật khúc xạ ở mắt là tình trạng tầm nhìn của mắt bị giới hạn và thị lực không tốt, bao gồm 3 tật chính là cận thị, viễn thị và loạn thị. Bất kỳ tật khúc xạ mắt nào đều đến từ nguyên nhân do độ tập trung của ánh sáng trong thủy tinh thể kém.

Khi 1 trong 2 mắt gặp tình trạng yếu thị lực hơn so với mắt còn lại, não sẽ bỏ qua tín hiệu từ mắt có dấu hiệu tật khúc xạ nặng hơn. Chính vì thế mà nhược thị sẽ xuất hiện.

  • Những bất thường cản trở thị giác khác

Ở trẻ nhỏ, trong quá trình phát triển thị giác, bất cứ bất thường nào xảy ra cũng sẽ khiến não bị gián đoạn trong việc học tập tín hiệu từ mắt. Ví dụ như bé bị đục thủy tinh thể, giác mạc có sẹo... đều sẽ không nhận được ánh sáng và gây bệnh nhược thị mắt.

HoiBenh.vn-benh-nhuoc-thi-la-benh-gi-body-2
Một số nguyên nhân gây bệnh nhược thị ở trẻ em

Bệnh nhược thị mắt có thể điều trị được không?

Nhược thị mắt có thể được điều trị để lấy lại thị lực bình thường bằng 2 phương pháp chính, bao gồm:

  • Điều trị các bệnh nguyên nhân:

Trường hợp bệnh nhân bị bệnh nhược thị mắt do các bệnh lý – tật ở mắt đã nêu trong phần 2, để điều trị, các bác sỹ sẽ tiến hành điều trị những bệnh nguyên nhân này. Ví dụ, nếu như bị tật khúc xạ mắt (như bị cận thị, viễn thị hay loạn thị...), thị lực sẽ được điều chỉnh bằng phương pháp kính đeo; còn nếu như bệnh nhân bị đục thủy tinh thể, các bác sỹ sẽ tiến hành phẫu thuật.

  • Kích thích hoạt động của mắt bị nhược thị

Đây mới là phương pháp phổ biến nhất được sử dụng để điều trị bệnh nhược thị mắt. Nếu như bệnh nhân chỉ bị nhược thị một bên mắt, các bác sỹ sẽ khuyến khích việc che đi và không sử dụng bên mắt có thị lực tốt, ép mắt yếu hơn phải hoạt động. Khi hành động này được tiến hành sớm trong giai đoạn bé còn nhỏ, thị giác của bé sẽ nhanh chóng trở về mức bình thường

HoiBenh.vn-benh-nhuoc-thi-la-benh-gi-body-3
Kích thích hoạt động của mắt bị nhược thị

Thời gian dán miếng gạc che đi một bên mắt sẽ thay đổi hàng ngày, tùy theo độ tuổi và mức độ nặng – nhẹ của bệnh. Việc điều trị này cần được kiên trì tiến hành trong thời gian dài, thường là vài tuần cho đến vài tháng, và chỉ nên dừng lại khi thị lực của mắt trở nên bình thường hoặc khi thị lực của mắt không thể cải thiện tốt hơn được. Sau thời gian điều trị này, bé cũng cần phải được theo dõi kỹ cho đến 8 tuổi để đảm bảo thị lực của bé không bị suy yếu trở lại.

Bạn cũng có thể dùng mắt kính đặc chế hay thuốc nhỏ mắt để khiến mắt tốt mờ hơn một chút, thay vì sử dụng băng che mắt. Một số trò chơi kích thích thị giác cũng cần được tổ chức để bé bắt buộc phải sử dụng mắt yếu.

Bài viết đã cung cấp cho bạn đọc một số thông tin cần thiết về bệnh nhược thị mắt cũng như giải pháp điều trị hiện nay cho bé. Nếu bé nhà mình bị phải tình trạng nhược thị này, hãy mau chóng đưa bé đến bệnh viện để điều trị sớm nhất có thể, trả lại cho bé đôi mắt sáng.

Xem thêm:

  • Bệnh nhược thị có bắt buộc đeo kính không?
  • Các bài tập cho mắt nhược thị
  • Bệnh nhược thị có nguy hiểm không?