Bệnh nhiễm Strep B âm đạo (GBS) có thể gây nhiễm trùng sơ sinh

Mẹ bầu khi mang thai và khi sinh con đều có thể nhiễm vô số các bệnh phụ khoa từ đơn giản đến phức tạp nhưng có lẽ cái tên “bệnh nhiễm Strep B âm đạo” vẫn còn xa lạ với nhiều mẹ mang thai. Đây là một căn bệnh khá nguy hiểm và có thể gây nhiễm trùng sơ sinh mà bất cứ phụ nữ nao cũng cần phải biết.

Bệnh nhiễm Strep B âm đạo (GBS) có thể gây nhiễm trùng sơ sinh Bệnh nhiễm Strep B âm đạo (GBS) có thể gây nhiễm trùng sơ sinh

Bệnh nhiễm Strep B âm đạo (GBS) là gì?

Bệnh viêm nhiễm ở phụ nữ khi mang thai xảy ra khi sự cân bằng về mặt tự nhiên của các loại vi khuẩn tồn tại trong âm đạo bị phá vỡ. Trong đó, có 4 loại nhiễm trùng phổ biến nhất và cũng dễ gây ảnh hưởng đến các mẹ bầu nhất đó là viêm âm đạo do vi khuẩn, nhiễm trùng nấm men, viêm âm đạo trichomoniasis và đặc biệt là nhiễm strep B âm đạo (GBS).

vicare.vn-benh-nhiem-strep-b-am-dao-gbs-co-the-gay-nhiem-trung-so-sinh-body1

Tuy nhiên các mẹ cũng không cần lo lắng nếu như tiến hành khám định kì sức khỏe sinh sản thường xuyên, vì hầu hết các bệnh viêm nhiễm ở phụ nữ đều có thể điều trị khỏi khi phát hiện sớm.

Hơn 20% phụ nữ có cơ thể khỏe mạnh mang vi khuẩn Strep nhóm B tồn tại trong cơ thể mình, thường là trong hệ tiêu hóa, đường ruột, trực tràng và cả âm đạo. Thông thường, bác sĩ sẽ tự động kiểm tra Strep B âm đạo GBS cho mẹ bầu trong khoảng tuần thứ 35 đến tuần thứ 37 của thai kỳ. Nhiễm GBS là một trong những nguyên nhân gây nhiễm trùng đường tiết niệu thêm vào đó là hiện tượng vỡ nội mạc tử cung, nhiễm trùng vết mổ, thậm chí là thai chết lưu và sinh non cho mẹ bầu. GBS cũng là “thủ phạm” chính gây nhiễm trùng sơ sinh với tỷ lệ tử vong khá cao ở trẻ.

Triệu chứng thường gặp khi mẹ bầu bị Strep B âm đạo (GBS)

Các triệu chứng của Strep B âm đạo GBS thường thể hiện qua đường tiết liệu. Ban đầu, mẹ bầu sẽ cảm thấy đau và rát khi đi vệ sinh, đi tiểu khó. Lúc này nước tiểu cũng không còn tồn tại ở màu sắc tự nhiên mà bắt đầu có hiện tượng chuyển đục. Màu nước tiểu sẽ càng đục thêm nếu như bệnh tồn tại lâu ngày cũng như những cơ đau buốt sẽ đến nhiều và nặng hơn.

Mẹ bầu cũng sẽ cảm thấy muốn đi tiêu nhiều hơn mặc dù khi đi tiểu lại tiểu rất ít. Cảm giác thôi thức muốn đi tiểu này thường hay đến vào buổi đêm và sáng sớm khiến đồng hồ sinh học của các mẹ bị rối loạn và gây cản trở cho việc nghỉ ngơi.

Điều trị và phòng ngừa

Hiện nay vẫn chưa có biện pháp nào để phòng ngừa bệnh Strep B âm đạo GBS do khá nhiều phụ nữ mang sẵn vi khuẩn Strep nhóm B trong cơ thể. Tuy nhiên nếu mẹ bầu nhận được kết quả dương tính với Strep B âm đạo GBS thì mẹ sẽ được tiêm vắc-xin khi sinh để tránh lây nhiễm cho bé.

vicare.vn-benh-nhiem-strep-b-am-dao-gbs-co-the-gay-nhiem-trung-so-sinh-body2

Hơn hết để phòng tránh các bệnh liên quan đến viêm nhiễm âm đạo và để bảo vệ cho cả mình và bé yêu, bạn nên giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, thực hiện hôn nhân chung thủy, quan trong là luôn đi nhớ đi khám phụ khoa thường xuyên để phòng tránh được các bệnh cũng như điều trị kịp thời khi mắc bệnh.

Khi phát hiện bị bệnh, hãy kiên trì điều trị, sử dụng thuốc cũng như kiêng khem quan hệ tình dục theo đứng hướng dẫn để đảm bảo việc điều trị diễn ra hiệu quả nhất. Nếu như điều trị lâu dài mà vẫn chưa có dấu hiệu đỡ hay chuyển biến, bạn nên làm một số xét nghiệm quan trọng khác để tìm ra nguyên nhân chính khiến cơ thể và hệ sinh dục ngày một yếu đi.