Bệnh nhân thiếu máu nên ăn gì ?

Tình trạng cơ thể bị thiếu hụt lượng chất sắt cần thiết trong máu. Để khắc phục tình trạng thiếu máu , sử dụng thuốc theo chỉ định của các bác sĩ điều trị, bạn cần có chế độ ăn uống với những thực phẩm giàu chất sắt.

Bệnh nhân thiếu máu nên ăn gì ? Bệnh nhân thiếu máu nên ăn gì ?

Tình trạng cơ thể bị thiếu hụt lượng chất sắt cần thiết trong máu, dẫn đến tình trạng máu không có đủ oxy để cung cấp cho các mô tế bào của cơ thể. Để khắc phục tình trạng thiếu máu này, bên cạnh việc sử dụng thuốc theo chỉ định của các bác sĩ điều trị, bạn cần có một chế độ ăn uống với những thực phẩm giàu chất sắt ở dưới đây.

1. Thiếu máu nên ăn thịt bò

Mặc dù hàm lượng chất béo trong thịt bò khá cao, điều này sẽ không có lợi cho tim. Tuy nhiên loại thịt này lại rất giàu chất sắt và được coi là một trong những nguồn bổ sung chất sắt tốt nhất cho cơ thể. Vì thế thịt bò thường dùng để bù đắp lượng chất sắt đang thiếu hụt ở những người bị thiếu máu.

2. Thiếu máu nên ăn trứng

Trong trứng có chứa nhiều protein, vitamin, khoáng chất và sắt. Đây là những loại thực phẩm dễ tiêu hóa. Món trứng luộc hoặc trứng tráng có thể cung cấp nhiều năng lượng, giúp cho cơ thể hoạt động hiệu quả hơn và ngăn ngừa tình trạng thiếu máu.

3. Thiếu máu nên ăn cải bó xôi

Đây là một loại rau giàu dinh dưỡng, dồi dào sắt, canxi, magiê, mangan và các vitamin thiết yếu khác. Sự hiện diện của chất sắt giúp cho loại rau này trở thành một trong những thực phẩm có khả năng phòng bệnh thiếu máu hiệu quả vì chúng có thể bù đắp lượng sắt mà cơ thể đang thiếu.

thucphamgiauchatxonguaungthutaobonhieuquahinh8.jpg

Trong nho khô chứa nhiều sắt, giúp ngăn ngừa hiệu quả bệnh thiếu máu

4. Thiếu máu nên ăn củ dền

Hàm lượng vitamin A và vitamin B2 dồi dào trong củ dền sẽ có thể bổ sung thêm máu, đáp ứng đủ nhu cầu của cơ thể.

5. Thiếu máu nên ăn ngô/bắp

Ngô/bắp có khả năng cung cấp nhiều đồng, sắt cùng các loại vitamin như C, A giúp “làm giàu” lượng máu nuôi dưỡng cơ thể.

6. Thiếu máu nên ăn nho khô

Nho khô là một trong những lựa chọn thực sự tuyệt vời cho những người đang thiếu máu, vì trong nho khô chứa nhiều sắt, giúp ngăn ngừa hiệu quả bệnh thiếu máu. Ngoài ra, trong nho khô còn có các hợp chất kiềm, có tác dụng lọc sạch và loại bỏ các loại độc tố ra khỏi cơ thể.

7. Thiếu máu nên ăn quả mơ

Khẩu phần ăn uống của những người đang bị mắc bệnh thiếu máu không thể thiếu được quả mơ. Đây là loại trái cây tốt cho sức khỏe, rất giàu chất sắt, các vitamin và nhiều khoáng chất thiết yếu khác. Quả mơ còn có công dụng cung cấp thêm máu cho cơ thể, điều trị bệnh thiếu máu. Chúng còn có khả năng hỗ trợ tiêu hóa và duy trì trạng thái cân bằng của cơ thể.

8. Thiếu máu nên ăn các trái cây họ cam, quýt

Nhóm trái cây có họ cam, quýt như cam, bưởi, chanh,... chứa nhiều vitamin C. Loại vitamin này có vai trò rất quan trọng đối với quá trình hấp thu chất sắt của cơ thể, đồng thời còn giúp duy trì sự lưu thông máu bình thường bên trong cơ thể con người.

nlw1470365027.jpg

Dưa là thực phẩm dễ tiêu và có tác dụng loại thải độc tố, hỗ trợ việc giảm cân tốt

9. Thiếu máu nên ăn các loại dưa

Hàm lượng nước có trong các loại dưa như dưa lưới dưa hấu, hay dưa bở... khá cao, lên tới 95%. Chính điều này đã giúp chúng trở thành nhóm thực phẩm dễ tiêu và có tác dụng loại thải độc tố, hỗ trợ việc giảm cân tốt. Không chỉ vậy, chúng còn cung cấp nguồn năng lượng cho cơ thể hoạt động. Cơ thể sẽ trở nên khỏe khoắn, bớt mệt mỏi hơn khi bạn ăn nhiều dưa.

10. Thiếu máu nên ăn quả sung

Trong sung có khá nhiều vitamin như vitamin A, C, K, E... Ngoài ra, chúng còn có chất sắt, canxi, đồng, cùng nhiều khoáng chất khác. Lượng vitamin và khoáng chất này giúp mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như khả năng làm sạch da, ngăn ngừa mụn, cung cấp năng lượng, nhuận tràng, phòng ngừa bệnh tim và cao huyết áp, hỗ trợ tốt cho việc điều trị bệnh tiểu đường, phòng chống ung thư, giảm cholesterol, và đặc biệt là chữa bệnh thiếu máu...

11. Thiếu máu nên ăn cải xoăn

Trong rau cải xoăn có các vitamin và khoáng chất như sắt, kali và canxi. Chỉ cần ăn loại rau này hai lần trong mỗi ngày, cơ thể không chỉ được bổ sung thêm các thành phần của máu mà còn được hưởng thêm nhiều lợi ích tuyệt vời khác như ngăn ngừa ung thư, chống táo bón, phòng loãng xương...

Chú ý: Thông tin trong bài chỉ mang tính tham khảo, người đọc cần cân nhắc trước khi áp dụng.