Bệnh mạch vành nguy hiểm như thế nào?

Bệnh mạch vành là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu hiện nay. Nếu không được phát hiện và có phương pháp điều trị kịp thời, bệnh nhân có thể gặp phải những biến chứng vô cùng nguy hiểm.

Bệnh mạch vành nguy hiểm như thế nào? Bệnh mạch vành nguy hiểm như thế nào?

Bệnh mạch vành là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu hiện nay. Nếu không được phát hiện và có phương pháp điều trị kịp thời, bệnh nhân có thể gặp phải những biến chứng vô cùng nguy hiểm.

Bệnh mạch vành là gì?

Bệnh mạch vành hay còn gọi là thiểu năng vành, thiếu máu cơ tim cục bộ, xảy ra khi có sự hình thành những mảng bám tích tụ bên trong động mạch vành, khiến cho chúng bị tắc nghẽn, ảnh hưởng đến việc lưu thông máu đến cơ tim. Các mảng bám này được hình thành do sự viêm mãn tính trong lòng mạch cùng với sự lắng đọng canxi, cholesterol và các thành phần khác. Khi mắc bệnh mạch vành, sự lưu thông máu qua động mạch trở nên khó khăn, khiến cho tim không nhận được đủ lượng oxy cần thiết, dẫn đến tình trạng nhồi máu cơ tim hoặc đau thắt ngực.

vicare.vn-benh-mach-vanh-nguy-hiem-nhu-nao-body-1

Bệnh mạch vành nguy hiểm như thế nào?

Một trong những ảnh hưởng nghiêm trọng của bệnh mạch vành là gây ra cơn nhồi máu cơ tim. Hầu hết các cơn nhồi máu cơ tim xảy ra do cục máu đông đột ngột di chuyển đến đoạn hẹp của mạch máu, khiến cho mạch máu bị tắc nghẽn và ngừng cung cấp máu cho tim. Trên thực tế, người bệnh có thể tử vong do rối loạn nhịp tim, sốc mạnh ngay khi động mạch vành bị tắc nghẽn hoàn toàn, trước khi xuất hiện cơn nhồi máu.

Chính vì vậy, khi nghi ngờ có cơn nhồi máu cơ tim bằng các biểu hiện như vã mồ hôi ở đầu và cổ, mệt mỏi, buồn nôn, lo lắng, bồn chồn, xuất hiện cơn đau vùng ngực và lan dần ra cánh tay gây cứng hàm cổ,... người bệnh cần lập tức đến các cơ sở y tế gần nhất để được xử lý kịp thời, tránh rủi ro.

Không chỉ gây những biến chứng cấp tính, bệnh mạch vành còn khiến người bệnh đối mặt với những biến chứng lâu dài. Các biến chứng thường gặp như:

  • Đau thắt ngực: Những cơn đau thắt ngực khiến cho người bệnh mệt mỏi, khó thở khi hoạt động mạnh như leo cầu thang, tập thể dục, mang vác đồ nặng, ăn no,.... Có 2 thể đau thắt ngực thường gặp là đau thắt ngực ổn định và đau thắt ngực không ổn định. Những cơn đau thắt ngực không ổn định chính là nguy cơ tiềm ẩn gây ra nhồi máu cơ tim, ngay cả khi động mạch vành bị tắc nhẹ.
  • Suy tim: Xảy ra sau khi người bệnh bị nhồi máu cơ tim hoặc do biến chứng của tình trạng thiếu máu cơ tim trong một thời gian dài. Biểu hiện thường gặp của suy tim là người bệnh thường xuyên ho, khó thở, mệt mỏi, phù nề.
  • Rối loạn nhịp tim: Rối loạn nhịp tim có thể khiến cho tim đập quá nhanh, quá chậm hoặc hỗn loạn, nghiêm trọng hơn có thể gây ra tình trạng tim ngừng đập đột ngột do cơn dung nhĩ, ảnh hưởng đến tính mạng của người bệnh.

Có những phương pháp nào để điều trị bệnh mạch vành?

Mặc dù rất nguy hiểm khi mắc phải, tuy nhiên nếu như người bệnh phát hiện sớm và có phương pháp điều trị thích hợp thì vẫn có thể sống hoàn toàn khỏe mạnh và bình thường. Một số phương pháp điều trị bệnh mạch vành:

Điều trị bằng thuốc

Đây là liệu pháp sử dụng để làm giảm những cơn đau thắt ngực, ngăn ngừa sự hình thành của các cục máu đông và chống loạn nhịp tim. Người bệnh nên nhờ vào sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa để được chỉ định loại thuốc và liều lượng sử dụng thích hợp với tình trạng bệnh.

Phẫu thuật

Phẫu thuật đặt stent là phương pháp điều trị bệnh mạch vành phổ biến hiện nay, ngoài ra còn một số phương pháp phẫu thuật khác như: phẫu thuật bắc cầu động mạch vành, nong mạch bằng bóng. Phẫu thuật chỉ có khả năng giúp cải thiện và tăng cường sự cung cấp máu cho tim nhưng không chữa khỏi bệnh hoàn toàn. Người bệnh sau phẫu thuật vẫn cần phải tự điều chỉnh lối sống để giảm thiểu tối đa nguy cơ biến chứng của bệnh.

vicare.vn-benh-mach-vanh-nguy-hiem-nhu-nao-body-2

Các phương pháp y học hiện đại khác

Hiện nay, các nhà khoa học đã nghiên cứu và áp dụng thêm một số phương pháp điều trị bệnh mạch vành khác, có thể kể đến như:

  • Sử dụng chất sinh mạch: Chất sinh mạch được truyền qua đường tĩnh mạch hoặc được đưa trực tiếp vào mô bị tổn thương.
  • Phương pháp phản xung động ngoại biên tăng cường: Phương pháp này được áp dụng khi bệnh đã tiến triển trong một thời gian dài, những cơn đau thắt ngực đã dần trở thành mãn tính, thuốc không còn có tác dụng nhiều nữa và người bệnh không đủ điều kiện về sức khỏe để áp dụng các phương pháp phẫu thuật khác. Bác sĩ sẽ sử dụng vòng ở chân thổi phồng và làm xẹp, giúp tăng sự cung cấp máu cho động mạch vành.

Thay đổi lối sống

Bên cạnh những phương pháp y học, bệnh nhân nên có phương pháp điều chỉnh lại lối sống sinh hoạt để ngăn chặn những nguy cơ biến chứng của bệnh, gây nguy hiểm đến tính mạng, cụ thể:

  • Không hút thuốc lá vì chất nicotin trong thuốc lá có thể gây ra sự co thắt mạch vành, khiến những mảnh xơ vữa hình thành nhiều hơn.
  • Có một chế độ ăn uống lành mạnh: Tăng cường ăn các loại rau xanh, hoa quả, ngũ cốc nguyên hạt, thay thế các loại thịt đỏ bằng cá trong khẩu phần ăn hàng ngày. Bạn cũng nên tránh các loại thực phẩm chứa nhiều cholesterol như mỡ động vật, nội tạng, da,...., đồng thời tránh sử dụng rượu, bia.
  • Tập thể dục để tăng cường sức khỏe. Bạn nên chọn các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ và có thể tăng dần cường độ và thời gian tập luyện.
  • Nếu người bệnh đang bị thừa cân, béo phì thì nên tiến hành giảm cân.

Xem thêm:

  • 3 địa chỉ đặt stent điều trị bệnh động mạch vành tại Hà Nội
  • Phương pháp phòng tránh bệnh mạch vành hiệu quả