Bệnh lỗ tiểu thấp tại sao thường gặp ở bé trai?

Bệnh lỗ tiểu thấp là một loại dị tật bẩm sinh thường xuất hiện ở các bé trai và thường sẽ gây ra nhiều biến chứng, dị tật đi kèm. Đây là loại bệnh như thế nào, dấu hiệu ra sao và có thể chẩn đoán – điều trị triệt để hay không? Hãy cùng HoiBenh tìm hiểu qua bài viết này nhé.

Bệnh lỗ tiểu thấp tại sao thường gặp ở bé trai? Bệnh lỗ tiểu thấp tại sao thường gặp ở bé trai?

Bệnh lỗ tiểu thấp là một loại dị tật bẩm sinh thường xuất hiện ở các bé trai và thường sẽ gây ra nhiều biến chứng, dị tật đi kèm. Đây là loại bệnh như thế nào, dấu hiệu ra sao và có thể chẩn đoán – điều trị triệt để hay không? Hãy cùng HoiBenh tìm hiểu qua bài viết này nhé.

1. Thế nào là bệnh lỗ tiểu thấp?

Lỗ tiểu thấp được định nghĩa là một bệnh lý bẩm sinh của bé trai, xảy ra khi niệu đạo của bé ngắn dưới mức quy định. Khi mắc phải tạt này, niệu đạo của bé sẽ mở ngay trên thân của dương vật (thường là ở khu vực phía dưới) thay vì xuất hiện ở phía đầu của bộ phận này.

Phân loại bệnh lỗ tiểu đóng thấp

Tùy theo vị trí xuất hiện của niệu đạo mà bệnh có thể chia thành 3 loại chính:

  • Lỗ tiểu xuất hiện lệch xuống phần trước của quy đầu và rãnh quy đầu.
  • Lỗ tiểu nằm lệch thấp ở khu vực giữa – đoạn thân của dương vật.
  • Lỗ tiểu thấp nằm lệch ở đoạn sau: dạng bệnh này là kiểu nặng nhất bởi nó xuất hiện ngay vị trí hiểm – nơi nối dương vật với bìu dái.

Các dị tật xuất hiện cùng với bệnh

Bệnh lỗ tiểu thấp trên thực tế sẽ không xuất hiện đơn lẻ mà luôn đi cùng với nhiều loại dị tật khác như:

  • Tinh hoàn không truyền được xuống bìu dái, thoát bị bẹn: đây là dị tật phổ biến hàng đầu ở bé khi bé bị bệnh lỗ tiểu đóng thấp. Tỷ lệ này càng tăng khi vị trí của lỗ tiểu càng nằm lệch vào đoạn sau của dương vật.
  • Dị tật ở đường tiết niệu: thường xuất hiện ở trường hợp lỗ tiểu lệch không nhiều so với bình thường. Theo thống kê, có khoảng 46% bệnh nhân xuất hiện bất thường ở đường tiết niệu khi mắc phải lỗ tiểu lệch thấp.
  • Rối loạn biệt hóa giới tính: xuất hiện và kết hợp với các loại bệnh lỗ tiểu thấp. Bệnh cần được xét nghiệm nhiễm sắc thể - nội tiết tố để chẩn đoán chính xác.
vicare.vn-benh-lo-tieu-thap-tai-sao-thuong-gap-o-be-trai-body-1

2. Đối tượng của bệnh lỗ tiểu thấp

Bệnh lỗ tiểu đóng thấp là một loại dị tật bẩm sinh và thường gặp ở các bé trai, ít gặp ở người lớn. Nguyên nhân là vì hầu hết các bé đều sẽ được thăm khám sau sinh để phát hiện và điều trị kịp thời. Một số bỏ qua không được điều trị có thể gây ra vô sinh khi trưởng thành.

Các bé trai thuộc 1 trong 3 trường hợp sau có khả năng tăng nguy cơ mắc bệnh, bao gồm:

  • Tiền sử gia đình đã có người mắc phải bệnh này.
  • Mẹ mang thai bé ở độ tuổi trên 40.
  • Khi mang thai, người mẹ có tiếp xúc với một số chất độc hại như khói thuốc, rượu bia, các tác nhân hóa học...

Hãy nhớ rằng 3 yếu tố trên chỉ là những yếu tố làm tăng nguy cơ bệnh. Điều này không có nghĩa một môi trường hoàn toàn lành mạnh sẽ bảo vệ an toàn cho bé, tuy nhiên sẽ giúp nguy cơ mắc phải lỗ tiểu thấp cũng như các loại dị tật khác giảm thiểu đáng kể. Vì thế, bạn cần có sự tư vấn và chăm sóc trước sinh của các bác sỹ chuyên khoa.

3. Phương pháp chẩn đoán – điều trị bệnh lỗ tiểu thấp ở bé trai

Khi nào thì cần khám bệnh?

Trong đại đa số các trường hợp, trẻ sơ sinh sau khi ra đời sẽ được các bác sỹ khám và chẩn đoán từ rất sớm, từ đó chữa trị dứt điểm ngay lúc đó. Tuy nhiên, một số trường hợp ở mức độ quá nhẹ và không xuất hiện triệu chứng sẽ dễ bị bỏ qua. Nếu bé nhà bạn có dấu hiệu lỗ tiểu không xuất hiện ở khu vực đầu dương vật hay phần bao quy đầu phát triển khuyết thiếu, đầu dương vật hơi cong xuống phía dưới... hãy tìm đến bác sỹ ngay!

vicare.vn-benh-lo-tieu-thap-tai-sao-thuong-gap-o-be-trai-body-2

Bệnh lỗ tiểu thấp được chẩn đoán như thế nào?

Bằng tiền sử bệnh cũng như thông qua khám lâm sàng, các kiểm tra – xét nghiệm cần thiết, các bác sỹ sẽ nhanh chóng xác định được tình trạng cũng như mức độ bệnh của bé, sau đó đưa ra loại điều trị phù hợp.

Các phương pháp điều trị bệnh lỗ tiểu đóng thấp

Phương pháp điều trị bệnh thường gặp nhất là giải pháp can thiệp trực tiếp – nghĩa là phẫu thuật. Trong quá trình này, bác sỹ sẽ làm một lỗ tiểu mới ở tại vị trí chính xác. Để đảm bảo tính hiệu quả cao, thì phẫu thuật này cần được thực hiện khi bé từ khoảng 6 tháng – 12 tháng tuổi. Người trưởng thành cũng có thể làm phẫu thuật này ở mức độ thành công thấp hơn.

Sau phẫu thuật, hầu hết các bé sẽ có đủ sức khỏe để về nhà trong ngày và được gắn thêm một ống thông đường tiểu. Chú ý rằng ở thời gian đầu, nước tiểu sẽ có xen lẫn máu. Khoảng 10 ngày sau, ống thông này sẽ được tháo ra. Việc của bạn chỉ là tái khám theo dặn dò của bác sỹ.

Việc điều trị lỗ tiểu thấp là cực kỳ quan trọng bởi nếu như tật này bị bỏ qua, bé sẽ gặp nhiều vấn đề phát sinh khi đi vệ sinh, khi quan hệ tình dục... và nguy hiểm nhất chính là tật vô sinh ở nam giới.

Qua bài viết này, hy vọng các bậc cha mẹ đã hiểu thêm về một dị tật ở bé mang tên lỗ tiểu thấp cũng như sự ảnh hưởng của nó lên đời sống của bé hàng ngày. Hãy quan sát và cho bé đi khám, điều trị sớm nhất có thể.

Xem thêm:

  • Tiêm vacxin gì trước khi mang thai để phòng dị tật bẩm sinh cho thai nhi?
  • Nguyên nhân và cách phát hiện sớm dị tật bẩm sinh ở thai nhi