Bệnh lở mồm long móng có lây lan sang người không?

Tổ chức Thú y thế giới đã xếp lở mồm long móng là căn bệnh nguy hiểm nhất ở động vật. Bệnh có nguy cơ truyền nhiễm rất nhanh, trong phạm vi rộng và thường phát thành dịch lớn. Bệnh này có lây sang người không?

Bệnh lở mồm long móng có lây lan sang người không? Bệnh lở mồm long móng có lây lan sang người không?

Tổ chức Thú y thế giới đã xếp lở mồm long móng là căn bệnh nguy hiểm nhất ở động vật. Bệnh có nguy cơ truyền nhiễm rất nhanh, trong phạm vi rộng và thường phát thành dịch lớn. Bệnh này có lây sang người không?

Lở mồm long móng là bệnh gì?

Đây là căn bệnh có tính truyền nhiễm rất cao và nguy hiểm, có khả năng lây lan rất mạnh đối với các loài động vật có móng guốc (chủ yếu là heo, trâu, bò, dê, cừu, ...)

Enterovirus thuộc nhóm Picornaviridae là tác nhân chính gây ra bệnh lở mồm long móng. Trong đó, có 7 serotype virus phổ biến nhất là O, C, A, SAT1, SAT2, SAT3 và ASIA1.

Bệnh gây thiệt hại lớn về kinh tế vì những ảnh hưởng từ: gia súc mất sức cày kéo, giảm sản lượng sữa, giảm sản lượng thịt, tỷ lệ sinh sản không nhiều, ... Mặc dù có mức độ lây lan cao nhưng chỉ dưới 5% heo mắc bệnh lở mồm long móng chết. Tỷ lệ này sẽ tăng lên 50 – 60% đối với gia súc nhỏ. Bệnh thường bùng phát thành dịch ở nhiều nơi trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

vicare.vn-benh-lo-mom-long-mong-co-lay-lan-sang-nguoi-khong-body-1
Động vật bị lở mồm long móng có thể lây sang người không?

Dấu hiệu của gia súc bị lở mồm long móng

Giai đoạn ủ bệnh

  • Thời gian ủ bệnh thường diễn ra từ 3 – 8 ngày
  • Triệu chứng dễ thấy đầu tiên là thân nhiệt của động vật tăng, sốt cao 40 – 41 độ C
  • Con vật có trạng thái ủ rũ, bỏ ăn, lượng sữa giảm đột ngột ở những con vật cho sữa
  • Mụn nước hình thành ở chân: kẽ móng, bướu gót chân, quanh gờ móng
  • Niêm mạc miệng (môi, chân răng, lưỡi, lợi) và đầu vú cũng phát triển mụn nước

Giai đoạn phát bệnh

  • Mụn nước nhanh chóng to ra, nổi lên bề mặt có màu trắng
  • Mụn nước vỡ ra, chảy dịch có màu vàng rơm, hình thành các vết loét đau ở miệng
  • Con vật ăn ít hoặc bỏ ăn, chảy nhiều nước bọt, hay chép miệng.
  • Đồng thời mụn nước ở kẽ chân cũng bị vỡ, vi khuẩn tấn công khiến việc đi lại khó khăn

Khi bệnh chuyển sang thể nặng, móng chân của động vật có thể bị long ra, thậm chí hoại tử. Mụn nước ở đầu vú gây viêm vú. Động vật đang cho sữa có thể mất hẳn sữa.

vicare.vn-benh-lo-mom-long-mong-co-lay-lan-sang-nguoi-khong-body-2
Những người ăn phải thịt từ động vật bị lở mồm long móng có nguy cơ bị mắc bệnh nhưng rất hiếm

Lở mồm long móng có lây lan sang người không?

Thông thường, virus chứa vi khuẩn gây bệnh lở mồm long móng tồn tại trong sữa, tinh dịch, nước bọt, phân, nước tiểu, ... Chúng có thể sống sót khi ra khỏi vật chủ vài tháng, đặc biệt trong thân thịt đông lạnh virus có thể hiện diện một thời gian dài.

Virus lở mồm long móng lây truyền từ nơi này sang nơi khác rất nhanh bằng cách bám trên quần áo (10 – 12 tuần), xe cộ, thậm chí cả trong không khí. Đặc biệt trong điều kiện khí hậu mát ẩm, virus theo gió đi rất xa, sống trong chuồng nuôi gia súc bị mắc bệnh hơn 1 năm.

Lở mồm long móng có thể lây sang người nhưng với mức độ thấp và nhẹ. Bệnh lây qua con đường tiếp xúc ăn uống từ nguồn thịt bị mắc bệnh, làm viêm niêm mạc miệng, lở miệng, lở môi, sốt, loét họng, rộp da tay và chân, ... ở người. Tuy nhiên, vấn đề này cần nghiên cứu thêm để có kết quả chính xác cuối cùng.

Được cho rất hiếm lây sang người, lở mồm long móng không gây nguy hiểm và đe dọa tính mạng người bệnh, thường tự khỏi trong vòng vài tuần. Thế nhưng, điều này sẽ khiến cơ thể con người yếu lại, sức đề kháng kém, dễ nhiễm các loại vi khuẩn gây bệnh khác. Đáng lưu ý là nhiễm khuẩn Streptococcus suis dẫn đến bệnh liên cầu khuẩn. Người bị liên cầu khuẩn lợn đối diện với nhiều biến chứng nghiêm trọng như viêm màng não mủ, nhiễm trùng huyết, ...

Ngăn ngừa lở mồm long móng bằng vắc xin

Hiện nay, lở mồm long móng đã có vắc xin phòng ngừa để giảm thiểu hậu quả. Đây được xem là biện pháp ngăn chặn bệnh tốt nhất, an toàn và có giá thành thấp. Mỗi năm nên chủng ngừa cho động vật nuôi 2 lần.

Tùy thuộc vào từng địa phương mà chi phí cho vắc xin phòng bệnh lở mồm long móng miễn phí hay giảm phí. Điển hình như tại TP.HCM, trâu bò sẽ được miễn phí 100%, heo của hộ nghèo, khó khăn chích ngừa miễn phí, còn lại được giảm 50% chỉ còn 3.500 đồng/mũi/con).

Trước đây vắc xin này hay được nhập khẩu từ Pháp, Nga, Trung Quốc và gần đây nhất là vắc xin Aftogen OLEO từ Argentina. Tuy nhiên, vắc xin nhập ngoại thường có tỷ lệ tương đồng kháng nguyên thấp, dẫn đến không phù hợp với điều kiện dịch tễ tại Việt Nam, mức độ bảo hộ khiêm tốn. Do đó, Việt Nam đang nghiên cứu sản xuất vắc xin nhằm cải thiện tình trạng dịch lở mồm long móng hàng năm. Dự kiến đến năm 2020 sẽ có kết quả thử nghiệm.

vicare.vn-benh-lo-mom-long-mong-co-lay-lan-sang-nguoi-khong-body-3
Tuyệt đối không được ăn tiết canh để ngăn chặn lở mồm long móng

Cách phòng tránh lở mồm long móng lây lan sang người

Nhằm hạn chế những ảnh hưởng đến sức khỏe con người, bạn nên chủ động phòng tránh bằng những biện pháp dưới đây:

  • Tăng cường kiểm soát chặt chẽ vùng có dịch. Tuyệt đối không buôn bán, vận chuyển gia súc, gia cầm bị lở mồm long móng từ vùng này sang vùng khác.
  • Đối với những vùng đang bị dịch bệnh cần tiến hành tiêu độc, vệ sinh chuồng trại và môi trường cẩn thận. Khử trùng bằng thuốc sát trùng theo khuyến cáo của cơ quan thú y.
  • Người dân khi tiếp xúc với động vật mắc bệnh hoặc nghi mắc bệnh phải trang bị đồ bảo hộ: dụng cụ khẩu trang, găng tay, ủng, ... Đặc biệt, khi người có vết xước trên cơ thể nên tránh tiếp xúc với động vật bị bệnh.
  • Chủ động tiêm phòng vắc xin cho vật nuôi. Tiêu hủy các vật nuôi chết do dịch bệnh theo đúng quy chuẩn.
  • Không ăn tiết canh lợn, thịt sống trong nem chua, nem chạo, ... Chỉ nên ăn thức ăn đã nấu chín. Sử dụng nguồn thực phẩm đảm bảo an toàn, vệ sinh.

Xem thêm:

  • 7 dịch bệnh nguy hiểm vào mùa hè và cách phòng tránh
  • Bệnh dịch hạch lây qua đường nào?