Bệnh lao phổi - “sát thủ” khiến 46 người Việt tử vong mỗi ngày

Lao phổi là một trong những bệnh mà khá nhiều người đã và đang mắc phải. Khi mắc phải căn bệnh này thì mối quan tâm hàng đầu của người bệnh đó chính là bệnh lao phổi có nguy hiểm không? bệnh lao phổi có chết không? Để có câu trả lời cho những thắc mắc này và có phác đồ điều trị bệnh lao phổi hiệu quả thì mọi người đừng bỏ lỡ những thông tin dưới đây.

Bệnh lao phổi - “sát thủ” khiến 46 người Việt tử vong mỗi ngày Bệnh lao phổi - “sát thủ” khiến 46 người Việt tử vong mỗi ngày

Lao phổi là một trong những bệnh mà khá nhiều người đã và đang mắc phải. Khi mắc phải căn bệnh này thì mối quan tâm hàng đầu của người bệnh đó chính là bệnh lao phổi có nguy hiểm không? bệnh lao phổi có chết không? Để có câu trả lời cho những thắc mắc này và có phác đồ điều trị bệnh lao phổi hiệu quả thì mọi người đừng bỏ lỡ những thông tin dưới đây.

Bệnh lao phổi là gì, nguyên nhân và triệu chứng

Bệnh lao phổi là một dạng bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn lao Mycobacterium tuberculosis gây nên mà nguyên nhân gây bệnh có thể là do có tiếp xúc với người mắc bệnh lao phổi hoặc tiếp xúc với các chất thải có chứa vi khuẩn lao (nước bọt, đờm,...) của người bệnh. Ngoài ra những người thường tiếp xúc với môi trường ô nhiễm nhiều khói bụi, ẩm ướt,... cũng tạo điều kiện cho vi khuẩn lao phát triển. Bên cạnh đó thì việc sử dụng những thực phẩm bị nhiễm lao, vật nuôi bị nhiễm lao,... cũng là một trong những nguyên nhân gây bệnh lao phổi.

Lao phổi được chia làm 2 dạng chính, đó là:

  • Lao phổi: là dạng thể lao thường gặp nhất, chiếm khoảng 80% trường hợp bị mắc lao.
  • Lao ngoài phổi: bao gồm lao hạch bạch huyết, lao màng phổi, lao màng bụng, lao ruột, lao xương khớp, lao màng não,...

Người bệnh có thể nhận biết bệnh lao phổi khi có những triệu chứng như:

  • Ho: Đây là triệu chứng điển hình của bệnh phổi cấp và mãn tính.
  • Khạc ra đờm: Khạc ra đờm là triệu chứng của bệnh lao phổi thường gặp.
  • Ho ra máu: là triệu chứng bệnh lao phổi mà có khoảng 60% người mắc bệnh gặp phải, ho ra máu xuất hiện khi có tổn thương và chảy máu trong đường hô hấp.
  • Đau ngực, khó thở: Đau ngực và khó thở là một trong những triệu chứng bệnh lao phổi dễ nhận thấy ở bệnh nhân.
  • Gầy, sụt cân: Những người bị bệnh lao phổi thường gầy và sụt cân không rõ nguyên nhân,...
vicare.vn-benh-lao-phoi-sat-thu-khien-46-nguoi-viet-tu-vong-moi-ngay-body-1

Bệnh lao phổi có nguy hiểm không và mức độ nguy hiểm là như thế nào

Theo báo cáo của Bệnh viện Phổi Trung ương, Việt Nam là nước đứng thứ 14/30 nước có số bệnh nhân lao cao nhất thế giới khi có tới 16.000 người chết vì bệnh lao mỗi năm và là nước đứng thứ 11/30 nước có gánh nặng bệnh lao kháng thuốc cao nhất trên thế giới. Mỗi năm, nước ta có gần 13.000 người mắc bệnh lao mới, trong đó có hơn 5.000 bệnh nhân kháng thuốc và 6% trong số đó là lao siêu kháng thuốc.

Đây là căn bệnh nguy hiểm thứ 2 trong các bệnh nhiễm trùng gây tử vong trên thế giới, mỗi năm lao gây tử vong cho gần 2 triệu người trên thế giới. Ở Việt Nam, đến nay mỗi ngày có khoảng 46 người chết do lao.

Với những con số được thống kê ở trên chắc chắn chúng ta đã có câu trả lời cho thắc mắc bệnh lao phổi có nguy hiểm không? bệnh lao phổi có chết không?

Ngoài gây tử vong cho người bệnh thì bệnh lao còn gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm khác như:

  • Tràn dịch và tràn khí màng phổi: Sự nguy hiểm đầu tiên của bệnh lao phổi là tràn dịch và tràn khí màng phổi do người bệnh bị ứ dịch, khí đầy trong khoang màng phổi.
  • Ho ra máu: Vi khuẩn lao đã đi vào trong phổi và bắt đầu phá hủy, phá tan cấu trúc dẫn tới thủng mạch máu khiến cho máu luôn chảy ở trong phổi tại những vị trí đã bị phá hủy và gây ra tình trạng bị ho ra máu. Nếu không điều trị kịp thời thì vi khuẩn sẽ dần dần phá hủy mạch máu khiến cho lượng máu chảy ra ồ ạt làm bít kín các đường phế quản làm cho người bệnh bị tắc thở và suy tuần hoàn dẫn tới tử vong.
  • Xơ phổi: lao phổi nếu để kéo dài không chữa trị cũng sẽ gây ra tình trạng xơ phổi,...

Bệnh lao phổi có lây không?

Trả lời cho thắc mắc bệnh lao phổi có lây không? của nhiều người, các chuyên gia y tế về phổi cho biết: Lao phổi là một trong những bệnh truyền nhiễm có tốc độ lây lan nhanh. Bệnh thường lây từ người này sang người khác thông qua các con đường chính như:

  • Lây qua đường hô hấp: Đây là con đường lây lan gần nhất và nhanh nhất của bệnh lao phổi. Vi khuẩn lao sẽ lây qua đường hô hấp khi bạn có tiếp xúc trực tiếp với nước bọt, đờm,... của người bị nhiễm bệnh khi trò chuyện, cười đùa,... Đặc biệt, vi khuẩn lao còn lây lan cao hơn khi người bệnh ho, khạc nhổ hay hắt hơi.
  • Lây qua tiếp xúc vết thương hở: Bệnh lao phổi có thể lây lan khi có tiếp xúc vết thương hở có nhiễm vi khuẩn lao của người bệnh.
  • Lây qua đường sinh hoạt: Bệnh lao phổi cũng có thể lây nhiễm qua đường sinh hoạt khi bạn dùng chung đồ dùng sinh hoạt với người bị nhiễm lao hoặc tiếp xúc với những vật nuôi bị nhiễm lao,...
  • Lây qua đường ăn uống: Nhiều người vẫn thắc mắc là bệnh lao phổi có lây qua đường ăn uống không? thì câu trả lời là có. Nếu bạn ăn uống chung với người nhiễm lao, dùng chung bát, đũa và thức ăn, thực phẩm,... có chứa vi khuẩn lao thì bạn cũng sẽ có nguy cơ bị nhiễm bệnh lao phổi.
  • Bệnh lao phổi lây truyền từ mẹ sang con: Bệnh lao phổi có thể lây từ mẹ sang con qua đường tĩnh mạch rốn khi trong thời gian mang thai người mẹ bị nhiễm lao. Tuy nhiên, không phải trường hợp mang thai nào mắc bệnh lao phổi cũng lây nhiễm cho thai nhi qua đường này. Vì thế, nếu bị nhiễm lao trong thời gian mang thai thì thai phụ cần phải thực hiện đúng chỉ định và yêu cầu của bác sĩ điều trị để giảm thiểu tối đa khả năng lây truyền từ mẹ sang con.
vicare.vn-benh-lao-phoi-sat-thu-khien-46-nguoi-viet-tu-vong-moi-ngay-body-2
  • Lây qua đường tình dục: Thực chất thì bệnh lao phổi không lây qua đường tình dục. Tuy nhiên, trong khi quan hệ tình dục thì cả 2 người sẽ phát sinh những hành vi như hôn và khi hôn sẽ trao đổi nước bọt thì cũng rất dễ gây bệnh cho người bạn tình của mình.

Bệnh lao phổi có chữa được không và phác đồ điều trị bệnh lao phổi

Mặc dù gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng người bệnh không nên quá lo lắng bởi bệnh lao phổi nếu được phát hiện sớm thì khả năng chữa khỏi là tới 90%.

Như vậy, bệnh lao phổi có thể chữa trị được nếu được phát hiện sớm và điều trị theo đúng chỉ định, phác đồ điều trị của bác sĩ. Bệnh sẽ không thể tự khỏi khi không điều trị.

Do đó, ngay khi có các triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh lao thì người bệnh cần đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và soi đờm hoặc thử phản ứng miễn dịch với vi khuẩn lao.

Nếu kết quả dương tính thì mắc bệnh lao và cần điều trị theo đúng phác đồ, chỉ định của bác sỹ đó là phối hợp thuốc chống lao, uống đúng liều, đều hàng ngày và đủ thời gian. Tuyệt đối không được ngắt quãng, bỏ dở liệu trình điều trị dù chỉ 1 ngày sẽ khiến bệnh không khỏi, nhanh tái phát trở lại và đặc biệt là vi khuẩn lao trở nên kháng thuốc và việc điều trị sẽ khó khăn hơn rất nhiều.

  • Phác đồ điều trị bệnh lao phổi thường chia làm 2 đợt là đợt tấn công thường bao gồm 4 loại thuốc kéo dài 2 tháng và đợt duy trì thường bao gồm 2 loại thuốc kéo dài 10 tháng.
  • Thuốc chống lao có thể gặp một số tác dụng phụ như chóng mặt, buồn nôn và ngứa .... Nếu cảm thấy giảm thị lực và giảm thính lực, đau khớp hoặc thấy vàng mắt thì cần phải ngừng thuốc và đến gặp bác sĩ ngay.
  • Các thuốc sử dụng điều trị lao phổi cho phụ nữ mang thai vẫn an toàn, nên thai phụ có thể tiếp tục điều trị bệnh lao phổi theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Tốt nhất không nên mang thai trong thời gian điều trị bệnh lao.

Phụ nữ đang cho con bú điều trị bệnh lao vẫn có thể tiếp tục cho con bú. Tuy nhiên nên đưa con đi khám định kỳ để phát hiện những dấu hiệu ngộ độc thuốc chống lao. Nên uống thuốc sau khi cho con bú và cho con bú bình vào lần bú tiếp theo sau khi uống thuốc. Không nên cho con bú nếu cả mẹ và con đều phải điều trị thuốc chống lao bởi vì dễ có nguy cơ ngộ độc.

Cách phòng tránh bệnh lao phổi

vicare.vn-benh-lao-phoi-sat-thu-khien-46-nguoi-viet-tu-vong-moi-ngay-body-3

Bệnh lao phổi tuy nguy hiểm nhưng có thể phòng tránh được. Các bác sĩ khuyến cáo, ngay từ khi mới sinh ra, các bé sơ sinh cần được tiêm chủng vắc xin BCG giúp ngăn ngừa các bệnh lao cấp tính.

Mọi người khi có những dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh lao cần đi khám ngay, không được chần chừ và tự ý mua thuốc tự điều trị. Cần thực hiện lối sống lành mạnh, không thức khuya, không hút thuốc lá và không uống rượu, bia sẽ ngăn ngừa bệnh lao hiệu quả, có chế độ ăn uống khoa học để tăng sức đề kháng đẩy lùi bệnh tật,...

Bên cạnh đó, đối với những người mắc bệnh lao tuyệt đối không được khạc nhổ bừa bãi, dùng tay hoặc khăn giấy che miệng mỗi khi ho và đặc biệt là nên hạn chế đến những nơi công cộng, chỗ đông người. Tốt nhất người bệnh nên mang khẩu trang khi tiếp xúc với người khác cho đến khi được xác định không còn vi khuẩn lao trong đờm.

Xem thêm:

  • Người bị bệnh lao phổi nên ăn gì và kiêng gì?
  • Bệnh lao phổi có lây không, phòng tránh như thế nào?