Bệnh ho gà nguy hiểm như thế nào nếu không điều trị kịp thời?
Ho gà là bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp cấp tính có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không chữa trị kịp thời. Bài viết sau đây HoiBenh sẽ cung cấp cho bạn đọc nhiều thông tin hữu ích về căn bệnh nguy hiểm này.
Bệnh ho gà nguy hiểm như thế nào nếu không điều trị kịp thời?
Bệnh bo gà là bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp cấp tính có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không chữa trị kịp thời. Bài viết sau đây HoiBenh sẽ cung cấp cho bạn đọc nhiều thông tin hữu ích về căn bệnh nguy hiểm này.
Nguyên nhân gây bệnh ho gà
Sau 7 - 10 ngày ủ bệnh, người bị ho gà thường nhảy mũi, ho nhẹ, nước mũi chảy ra nhiều. Một hai tuần sau, ho nhiều, dài hơn, và thành từng cơn ho sặc sụa. Vì ho nhiều không đủ thời giờ hít hơi vào, người bệnh thường ráng hít mạnh sau cơn ho, không khí vào nhanh, qua đường hô hấp có nhiều chất nhầy tạo âm thanh rít như tiếng rù cổ của gà. Cơn ho dữ dội và lâu sẽ làm nôn ói, mệt và dần dần khó thở. Cơn ho có thể tự phát hay do cười, nói, ngáp. Sau 1 -2 tháng, cơn ho bớt dần và người bệnh hồi phục.
Bệnh ho gà lây lan như thế nào?
Vi khuẩn vào cơ thể khoảng 2 tuần thì bệnh nhân bắt đầu có dấu hiệu sốt, ho, hắt hơi và vi khuẩn được bắn ra từ đây, người lành hít phải không khí có chứa vi khuẩn sẽ mắc bệnh nếu chưa có kháng thể chống lại chúng. Đặc biệt, trong các giọt nước bọt nhỏ li ti của người bệnh có vô số vi khuẩn ho gà. Nhiều trẻ sơ sinh bị ho gà do lây bệnh từ một người gia đình. Một số trường hợp (ngay cả người lớn) mặc dù đã được tiêm phòng nhưng vẫn có thể mắc bệnh ho gà tuy thể bệnh nhẹ hơn (có thể do lượng kháng thể sinh ra sau tiêm chủng đã bắt đầu giảm) và ít có biến chứng hơn.
Tiến triển của bệnh
Cơn ho có thể xuất hiện liên tục trong ít nhất 10 tuần. Người bệnh thường kiệt sức sau mỗi cơn ho, nhưng sau đó lại trở về dấu hiệu bình thường. Cơn ho thường trở nên phổ biến hơn, nghiêm trọng hơn khi bệnh tiến triển và có thể xuất hiện nhiều hơn về ban đêm. Bệnh có thể nhẹ hơn (ít nghiêm trọng hơn) và không có tiếng rít điển hình ở trẻ em, thiếu niên và người lớn đã được tiêm vắc - xin phòng bệnh ho gà. Quá trình hồi phục sau ho gà có thể diễn ra chậm, ho nhẹ hơn và ít hơn. Tuy nhiên, những cơn ho có thể quay lại vì nhiễm trùng hô hấp sau nhiều tháng sau khi mắc bệnh ho gà.
Những biến chứng đáng lo ngại của bệnh ho gà
Bệnh ho gà có thể gây biến chứng nghiêm trọng cho trẻ sơ sinh, trẻ em và có thể có cả người lớn khi chưa có miễn dịch phòng bệnh. Do ho dai dẳng, kéo dài làm cho trẻ bị kiệt sức, nhất là ở trẻ sơ sinh bởi sức đề kháng còn yếu chưa đủ để chống lại bệnh. Bệnh thường gây ra tình trạng cơ thể thiếu ôxy dẫn tới nhiều biến chứng như suy hô hấp, viêm phổi, thiếu ôxy não, viêm não, xuất huyết kết mạc, thậm chí gây tử vong nếu không phát hiện và điều trị sớm, đặc biệt là trẻ sơ sinh.
Thiếu niên và người lớn cũng có thể bị biến chứng do bệnh ho gà. Biến chứng thường ít nghiêm trọng hơn ở những lứa tuổi này, đặc biệt với người đã được tiêm vắc - xin phòng bệnh ho gà. Biến chứng ở thiếu niên và người lớn thường gây ra bởi bản thân các cơn ho. Viêm phổi là biến chứng cần được lưu ý.
Phòng bệnh ho gà như thế nào?
Để phòng bệnh ho gà, cần tiêm vắc - xin phòng bệnh cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ. Đây là biện pháp hữu hiệu nhất, tiêm đủ 3 mũi theo quy định. Nếu nghi trẻ ho gà, cần cho trẻ ở nhà, không đến lớp, điều trị dứt điểm và không cho tiếp xúc với trẻ lành, đồng thời các thành viên khác trong gia đình cũng cần đeo khẩu trang đề phòng phát tán thành dịch. Nếu nghi ngờ hoặc biết trẻ sơ sinh bị ho gà cần phải cho trẻ nhập viện càng sớm càng tốt, nếu không sẽ xảy ra biến chứng nguy hiểm.
Với trường hợp trẻ bị ho gà được điều trị bệnh tại nhà cần lưu ý những điều sau đây:
- Không cho trẻ uống thuốc ho trừ khi có sự chỉ dẫn của bác sĩ.
- Quản lý bệnh ho gà và làm giảm nguy cơ lây bệnh cho người khác bằng cách: Tuân thủ liệu trình sử dụng thuốc kháng sinh theo đơn của bác sĩ; Giữ cho nhà cửa không có các chất kích thích vì nó có thể kích thích gây ho, chẳng hạn như khói thuốc, bụi và hơi hóa chất; Sử dụng bình xịt hơi sương sạch và mát để giúp làm lỏng chất tiết và làm dịu ho cho trẻ; Thực hành rửa tay bằng dung dịch sát khuẩn cho trẻ và người chăm sóc.
- Cần cho trẻ uống nhiều chất lỏng bao gồm: nước, nước trái cây và súp, ăn nhiều hoa quả để dự phòng mất nước (thiếu dịch). Ăn các bữa nhỏ và thường xuyên giúp dự phòng nôn. Thông báo ngay với bác sĩ bất cứ dấu hiệu mất nước nào khi phát hiện được. Các dấu hiệu mất nước bao gồm miệng khô và dính, buồn ngủ hoặc mệt mỏi, khát, tiểu ít hoặc tã ướt ít hơn, không có nước mắt khi khóc, yếu cơ, đau đầu, chóng mặt hoặc hoa mắt...
- Bệnh ho gà ở trẻ em rất dễ lây lan và gây ra hậu quả nghiêm trọng tới sức khỏe và tính mạng, đặc biệt là với các bé sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 1 tuổi. Để bảo vệ con, cha mẹ cần hiểu các triệu chứng, nguyên nhân và cách phòng căn bệnh.
Chúc bạn và gia đình sức khỏe!
Mai Thùy