Bệnh hen phế quản có lây hay không?
Hen phế quản là một dạng bệnh dị ứng, phế quản là phần nhạy cảm và thường có phản ứng mạnh đối với các yếu tố kích thích, gây ra các triệu chứng như khó thở và có hay tiếng rít khi thở. Vậy bệnh hen phế quản có lây được không? Bài viết sau đây, HoiBenh sẽ giúp bạn trả lời cho câu hỏi đó.
Bệnh hen phế quản có lây hay không?
Hen phế quản là một dạng bệnh dị ứng, phế quản là phần nhạy cảm và thường có phản ứng mạnh đối với các yếu tố kích thích, gây ra các triệu chứng như khó thở và có tiếng rít khi thở. Vậy bệnh hen phế quản có lây được không? Bài viết dưới đây, HoiBenh sẽ giúp bạn trả lời cho câu hỏi đó.
1. Nguyên nhân gây bệnh
Nhóm dị nguyên các tác nhân dị ứng gây hen phế quản
Cơ thể con người, hầu như ai cũng sẽ bị dị ứng với một nhân tố nào đó từ môi trường. Nguyên nhân gây ra bệnh hen phế quản có thể là: do tiếp xúc với lông chó mèo, các loại thú nuôi, lông ở thú bông, hoặc do phấn của các loại hoa ...Đôi khi cũng có người bị dị ứng với khói than, khói thuốc lá, bụi bẩn, nấm mốc, các tạp chất có trong không khí mà chúng ta hít phải...
Ngoài ra, các nhóm thực phẩm như: đậu phộng, cá, trứng, sữa bò, hay các chất phụ gia sulfite cũng là tác nhân dị nguyên gây dị ứng thức ăn ở người, từ việc dị ứng này có thể khiến người bệnh bị khó thở, gây co thắt động mạch và cơ trơn ở phế quản gây nên các cơn hen cấp, hen phế quản.
Đôi khi, nguyên nhân hen phế quản cũng có thể được sản sinh từ chính công việc hằng ngày mà bạn đang làm. Ví dụ như những người thường xuyên phải tiếp xúc với môi trường có không khí bị ô nhiễm nặng, có nhiều khói bụi, hay các loại mùi, khí độc hại hoặc hít phải các tác nhân gây kích thích không tốt cho phế quản như: hóa chất tẩy rửa, hay các loại nước hoa.
Nhóm nội nguyên các tác nhân gây hen phế quản
Yếu tố di truyền thường không được xếp vào nhóm nguyên nhân gây hen phế quản nhưng nếu là các yếu tố di truyền từ bố mẹ bị hen phế quản sang con sẽ là có hại. Với những trẻ nhỏ có bố mẹ bị hen phế quản sẽ truyền sang cho con một số tế bào gây dị ứng và tiềm ẩn những nguy cơ khởi phát cơn hen phế quản bất kì lúc nào.
Nguyên nhân gây hen phế quản còn do sử dụng các loại thuốc kháng sinh gây ức chế đường hô hấp, hệ thần kinh thực vật như: các loại thuốc kháng viêm, các loại thuốc huyết áp và tim có tác dụng phụ gây khó thở và kích ứng hoạt động hô hấp khởi phát cơn hen phế quản sau khi dùng thuốc một thời gian. Với nhóm người mắc bệnh tim và cao huyết áp tốt nhất là tuyệt đối không nên hút thuốc lá vì sẽ làm cho hệ hô hấp bị tổn thương và sẽ gây nên nhưng cơn hen phế quản cấp thậm chí rất dữ dội.
2. Triệu chứng của bệnh hen phế quản
Hen phế quản ngoại sinh hay hen dị ứng thường khởi phát từ khi còn người bệnh còn trẻ, thường kèm với viêm mũi dị ứng, gia đình có tiền sử người bị hen phế quản hoặc tạng atopic.
Hen phế quản nội sinh hay hen nhiễm khuẩn là những trường hợp hen phế quản không do dị ứng, thường hen phế quản muộn trên 30 tuổi, gia đình không có tiền sử người bị hen, triệu chứng bệnh dai dẳng, không rõ yếu tố làm bùng nổ cơn hen phế quản.
Biểu hiện của một cơn hen điển hình
Thông thường hen phế quản thường xảy ra ban đêm, người bệnh sẽ bị khó thở, cơn thở bị chậm, rít, đôi khi sẽ có một vài triệu chứng báo trước như: sổ mũi, hắt hơi, ho khan, tức ngực...
Cơn hen phế quản kịch phát điển hình
Người bệnh sẽ bị khó thở, thở chậm, rít xuất hiện đột ngột trong vài phút hoặc đến hàng giờ. Cơn ác tính hen phế quản liên tục nặng kéo dài trên 24 giờ do bị tắc nghẽn phế quản, nếu điều trị bằng thuốc hen phế quản thông thường sẽ không có kết quả, biến chứng của bệnh có thể nguy hiểm như suy tim, suy hô hấp, nặng hơn là có thể gây tử vong cho người bệnh.
Hen phế quản ở trẻ em
Trẻ sẽ có biểu hiện là thở rít, đặc biệt là khi bị nhiễm virus đường hô hấp cấp. Nếu trẻ không có cơ địa dị ứng mà chỉ bị thở rít khi bị nhiễm virus đường hô hấp, thì khi trẻ lớn hơn đường thở lớn hơn sẽ tự khỏi. Trong trường hợp trẻ có cơ địa dị ứng và bị khó thở nặng hơn khi nhiễm virus đường hô hấp thì sẽ bị hen phế quản suốt thời kỳ khi còn nhỏ và thường kèm theo các bệnh như: eczema, viêm mũi dị ứng, hay dị ứng với các thức ăn. Nếu được điều trị tích cực thì bệnh hen phế quản sẽ có kết quả tốt.
Hen phế quản do nghề nghiệp
Trường hợp bị hen phế quản khi tiếp xúc với khói bụi ô nhiễm do nghề nghiệp như: mạt cưa gỗ, cao su, bông, vải, lông thú... Người mắc bệnh hen phế quản thường bị cơn hen ở cuối ngày làm việc hoặc vào buổi tối sau khi làm việc về, thường sẽ đỡ khó thở sau khi được nghỉ ngơi ngày cuối tuần.
3. Bệnh hen phế quản có lây không?
Bệnh hen phế quản hoàn toàn không lây vì nguyên nhân gây bệnh không phải do virus hay vi khuẩn. Tuy nhiên, bệnh hen phế quản lại mang tính gia đình và có tính di truyền. Nếu trong gia đình có người mắc bệnh hen phế quản thì các thế hệ sau cũng có nguy cơ bị mắc hen phế quản do yếu tố di truyền. Để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh cha mẹ cần thực hiện tốt công tác phòng ngừa bệnh cho trẻ như : Cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời, cần cách li trẻ với môi trường ô nhiễm, có khói thuốc lá. Khi mang thai, người mẹ tuyệt đối không hút thuốc lá và tốt nhất là không nuôi chó mèo trong nhà...
Để hạn chế tần suất lên cơn hen phế quản người bệnh cần thực hiện một chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý, tránh xa các tác nhân gây dị ứng, luôn giữ ấm cơ thể khi trời lạnh, tích cực luyện tập thể thao vừa với sức khỏe của bản thân...và tránh căng thẳng để có một cuộc sống tốt đẹp.