Bệnh giang mai ở nữ giới: Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trị

Giang mai là căn bệnh lây qua đường tình dục, nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Bệnh giang mai ở nữ giới có thể gây các biến chứng thần kinh như chứng sa sút trí tuệ, mù lòa, ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt tình dục, thậm chí khả năng sinh sản của nữ giới.

Bệnh giang mai ở nữ giới: Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trị Bệnh giang mai ở nữ giới: Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trị

Giang mai là căn bệnh lây qua đường tình dục, nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Bệnh giang mai ở nữ giới có thể gây các biến chứng thần kinh như chứng sa sút trí tuệ, mù lòa, ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt tình dục, thậm chí khả năng sinh sản của nữ giới.

Nguyên nhân gây bệnh giang mai ở nữ

Giang mai là căn bệnh do xoắn khuẩn nhạt (Treponema pallidum) gây ra, đây là loại xoắn khuẩn yếu, có thể sống dai dẳng hơn khi ở nơi ẩm ướt nhưng khi ra khỏi cơ thể nó không sống được quá vài tiếng đồng hồ. Dưới đây là một số nguyên nhân mắc bệnh giang mai ở nữ:

  • Quan hệ tình dục không an toàn: Giang mai là một căn bệnh xã hội, nên con đường lây truyền bệnh nhanh và phổ biến nhất là thông qua việc quan hệ tình dục không an toàn với bạn tình có nhiễm dương tính với xoắn khuẩn giang mai. Việc quan hệ này sẽ tính cả các hình thức quan hệ qua đường âm đạo, hậu môn và quan hệ qua đường miệng không được bảo vệ.
  • Lây qua vết thương hở của người bệnh: Vi khuẩn giang mai sẽ xâm nhập vào cơ thể nhanh chóng đi vào huyết thanh, máu của người bệnh. Do đó, khi vô tình tiếp xúc với các vết thương hở mang dịch, máu chứa khuẩn giang mai cũng có thể bị lây nhiễm căn bệnh này.
  • Ôm hôn, tiếp xúc thân mật với người bệnh cũng là một trong những nguyên nhân gây bệnh, tuy nhiên tỷ lệ này chiếm khá ít.
  • Lây từ mẹ sang con: Những phụ nữ mắc bệnh giang mai nhưng không biết vẫn mang thai hoặc đang trong quá trình thai kỳ bị mắc bệnh thì có nguy cơ cao lây truyền sang thai nhi thông qua dây rốn hoặc nước ối, khiến trẻ sinh ra bị mắc bệnh giang mai bẩm sinh.
  • Lây qua đường máu: Nếu vô tình tiếp xúc, va chạm với máu của người bị giang mai, qua các vết trầy xước trên các bộ phận của cơ thể vẫn có nguy cơ mắc bệnh.
vicare.vn-benh-giang-mai-o-nu-gioi-nguyen-nhan-trieu-chung-va-cach-chua-tri-body-1

Triệu chứng bệnh giang mai ở nữ giới

Dưới đây là một số triệu chứng của bệnh giang mai ở nữ:

  • Chạm vào bẹn thấy đau: Sau khi săng giang mai xuất hiện khoảng 1 tuần, thì hạch bạch huyết ở vùng bẹn sưng to, chạm vào thấy đau. Lúc này, nếu bệnh nhân không được điều trị thì sau 3-6 tuần giang mai sẽ tự biến mất, bệnh chuyển sang giai đoạn khác.
  • Người bệnh xuất hiện các nốt nhọt hoặc mụn màu đỏ, dần dần lan rộng ra, nổi lên thành những vùng chai cứng dạng hình tròn hoặc hình oval, đường viền này xuất hiện rất rõ ràng, đường kính vào khoảng 1-2 cm, lúc sờ vào có cảm giác cứng, ở giữa có hiện tượng bị ăn mòn hoặc lở loét.
  • Sốt: bệnh nhân sẽ xuất hiện triệu chứng sốt, loét họng và thậm chí là sưng hạch trong giai đoạn 2 của bệnh. Nó bắt đầu bằng các triệu chứng mệt mỏi và cảm giác khó chịu kéo dài.
  • Rụng tóc: Ở giai đoạn 2 giang mai xuất hiện triệu chứng khác là rụng tóc, không chỉ trên đầu mà trong một số trường hợp thậm chí là rụng lông mi và lông mày.
  • Cảm giác đau cơ: Bệnh nhân không chỉ sốt và loét họng mà người bệnh còn bị đau khớp dai dẳng ở những bộ phận sinh dục khác nhau của cơ thể.
  • Chán ăn: Khi bệnh tiến triển người bệnh sẽ thờ ơ với thực phẩm.
  • Suy giảm trí nhớ, thính lực, rối loạn thị lực, khó nói và run: Đây là giai đoạn cuối khi vi khuẩn đã nhiễm vào hệ thần kinh.

Những giai đoạn phát triển của bệnh giang mai ở nữ giới

Bệnh giang mai thường có thời gian ủ bệnh từ 3-4 tuần, sớm nhất là 10 ngày, muộn nhất là 90 ngày.

  • Giai đoạn đầu: Ban đầu phụ nữ bị nhiễm bệnh chỉ có 1 vết loét nhỏ được gọi là săng giang mai. Săng giang mai thường xuất hiện chủ yếu là trên âm hộ, cổ tử cung, âm đạo, môi hoặc lưỡi. Lúc đầu mới xuất hiện, không gây đau đớn trừ khi bị bội nhiễm. Những nơi nào xuất hiện săng giang mai tức là nơi đó đã bị xoắn khuẩn xâm nhập. Thường ở giai đoạn này xuất hiện sau khi nhiễm xoắn khuẩn từ 10 đến 90 ngày.
  • Giai đoạn 2: Giai đoạn này, xoắn khuẩn đã theo đường máu xâm nhập vào các bộ phận trên cơ thể. Triệu chứng đầu tiên xuất hiện ở người bệnh là phát ban lòng bàn tay và lòng bàn chân nhưng không gây ngứa, ban có thể có màu nâu đốm đỏ hoặc đỏ. Ngoài ra phát ban có thể xuất hiện ở cổ họng, cổ tử cung hoặc miệng. Lúc này, người bệnh có thể gặp một số triệu chứng khác như sốt, mệt mỏi, nhức đầu, rụng tóc và đau ở các cơ bắp. Trong giai đoạn này, nếu không có các biện pháp phòng ngừa để đảm bảo an toàn thì chị em có thể lây truyền bệnh cho các đối tác tình dục của mình.
  • Giai đoạn 3 – Giai đoạn tiềm ẩn: Đây là giai đoạn mà các triệu chứng của giang mai hầu như đã biến mất. Nhưng bệnh vẫn tồn tại và âm thầm phát triển, có thể tái phát ở bất cứ lúc nào. Trong giai đoạn này, bệnh chỉ được phát hiện khi được xét nghiệm huyết thanh.
  • Giai đoạn cuối: Ở giai đoạn này các triệu chứng của bệnh sẽ nặng nề hơn, bao gồm các vấn đề về thần kinh, mù mắt, mất trí nhớ, tê liệt và thậm chí dẫn đến tử vong, thường xuất hiện sau một vài năm kể từ khi bắt đầu bị lây nhiễm. Bệnh gây những ảnh hưởng trầm trọng đến phụ nữ có thai, thậm chí có thể gây tử vong thai hoặc thai nhi bị giang mai bẩm sinh.
vicare.vn-benh-giang-mai-o-nu-gioi-nguyen-nhan-trieu-chung-va-cach-chua-tri-body-2

Cách điều trị và phòng ngừa bệnh giang mai

Bệnh giang mai ở nữ hay nam đều có thể chữa trị khỏi nếu được phát hiện sớm. Những trường hợp nếu bệnh được chẩn đoán ở giai đoạn muộn, bệnh nhân có thể phải chịu những tổn thương vĩnh viễn cho tim và não mặc dù nhiễm trùng đã được xóa sạch. Do đó, khi phát hiện hoặc nghi ngờ mình có những triệu chứng của bệnh giang mai thì chị em cần phải đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa để được các bác sĩ thăm khám và chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh mà bạn đang mắc phải.

Thông thường, bệnh sẽ được điều trị bằng thuốc kháng sinh để ngăn chặn sự phát triển của xoắn khuẩn gây bệnh. Liều lượng uống hoặc tiêm thuốc còn tùy thuộc vào mức độ của bệnh cũng như tình trạng sức khỏe của từng bệnh nhân.

Nếu trường hợp bạn bị mắc bệnh giang mai dưới 1 năm, chỉ một liều penicillin duy nhất cũng đủ để tiêu diệt nhiễm trùng. Đối với những bệnh nhân bị dị ứng với thuốc penicillin, bác sĩ có thể kê đơn có tetracycline, doxycycline hoặc kháng sinh khác để thay thế. Đối với những bệnh nhân ở giai đoạn muộn, cần phải uống thuốc nhiều hơn.

Do đó để an toàn trong việc phòng và chữa bệnh giang mai ở nữ, cần phải tránh tiếp xúc thân mật hay quan hệ tình dục cho đến khi bệnh được điều trị khỏi hoàn toàn. Đối với bạn tình của người bị giang mai cần được kiểm tra và điều trị nếu cần thiết.

Tránh tiếp xúc gần gũi với người mà bạn biết đã bị nhiễm bệnh giang mai. Nếu không biết bạn tình bị nhiễm bệnh, hãy sử dụng bao cao su trong mỗi lần quan hệ tình dục.

Xem thêm:

  • Xét nghiệm giang mai bao nhiêu tiền?
  • Có nên kết hôn khi mắc bệnh giang mai không?
  • Làm thế nào để tôi biết tôi mắc bệnh giang mai?